Gỗ HDF Là Gì? Cách Phân Biệt Ván ép HDF Và MDF - Nội Thất An Lộc

Gỗ HDF là viết tắt của cụm từ High Density Fiberboard – gỗ sợi mật độ cao. Ván gỗ HDF được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế, thi công nội – ngoại thất với những sản phẩm như cửa thông phòng, vách ngăn, sàn nhà,… Để hiểu rõ hơn về các đặc tính, quy trình sản xuất của ván HDF hãy cùng Nội thất An Lộc tham khảo trong bài viết dưới đây:

Vì đây là một bài viết tương đối dài nên chúng tôi có để mục tóm tắt nội dung ngay bên dưới. Bạn có thể lựa chọn mục mà mình quan tâm. Ngoài ra, ở cuối bài viết có để danh sách 20 loại gỗ từ gỗ tự nhiên đến gỗ công nghiệp, nếu quan tâm bạn có thể tham khảo thêm nhé!

Gỗ HDF là gì?

1. Khái niệm

High Density Fiberboard (HDF) được hiểu là gỗ sợi mật độ cao. Gỗ HDF còn có tên gọi khác là tấm ván ép HDF được tạo thành bởi 80 – 85% gỗ tự nhiên. Phần còn lại là phụ gia tạo độ cứng và chất kết dính gỗ. 

Gỗ công nghiệp lõi HDF đều đặt tiêu chuẩn E1. Đây là tiêu chuẩn đảm bảo về độ bền, độ cứng và sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe. Tùy thuộc nguyên liệu đầu vào mà lõi của gỗ có thể là màu xanh hoặc trắng. Chất lượng gỗ không bị ảnh hưởng bởi màu lõi gỗ.

Xem thêm: 

  • Gỗ MDF là gì? Các loại ván gỗ công nghiệp MDF
  • Gỗ MFC là gì? MDF và MFC loại nào tốt hơn?
Cấu tạo Gỗ công nghiệp HDF
Cấu tạo Gỗ công nghiệp HDF

2. Lịch sử

  • Năm 1898, một loại ván tương tự gỗ HDF được sản xuất lần đầu tiên tại Anh bằng cách ép nóng giấy phế liệu.
  • Đến năm 1890, một loại ván sợi mật độ thấp dùng trong xây dựng có cấu tạo tương tự ván được sản xuất tại Canada.
  • Đầu những năm 1920, công nghệp ép bột gỗ ướt dưới nhiệt độ và áp suất cao được cải tiến đã cho ra đời những sản phẩm ván sợi mật độ cao hơn.

3. Đặc điểm, tính chất của gỗ HDF

  • Màu của gỗ (vàng, nâu) là màu đặc trưng của gỗ công nghiệp HDF tiêu chuẩn.
  • Tỷ trọng trung bình của ván HDF từ 800 – 1040kg/m3.
  • Ván HDF tương đối nặng do có mật độ cao.

4. Quy trình sản xuất ván HDF

Gỗ tự nhiên nguyên khối được đưa về luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao từ 1000 – 2000 độ C. Với dây truyền xử lý hiện đại và công nghiệp hóa hoàn toàn, gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước. Chất lượng gỗ được đảm bảo cùng thời gian xử lý nhanh chóng.

Bột gỗ công nghiệp
Bột gỗ công nghiệp

Bột gỗ sau khi được xử lý sẽ được kết hợp với các chất phụ gia nhằm làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt. Sau đó chúng được ép dưới áp suất cao (850 – 870kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF. Ván gỗ này thường có kích thước là 2.000mm x 2.400mm, độ dày từ 6mm – 24mm. Ngoài ra theo yêu cầu còn có thể có những kích thước khác.

Sau khi các tấm ván HDF được xử lý bề mặt sẽ chuyển sang dây truyền cắt theo kích thước được thiết kế định hình. Các tấm ván này sẽ được phủ tạo lớp vân gỗ và lớp phủ bề mặt. Lớp phủ bề mặt này thường là Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp trong suốt. Màu sắc và vân gỗ sẽ luôn được ổn định và bảo vệ tốt bề mặt với sự kết hợp này.

=>> Thông thường chất lượng gỗ công nghiệp HDF sẽ được đánh giá bằng nồng độ Formaldehyde có trong gỗ, bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết: Formaldehyde là gì? Tác hại của Formaldehyde có trong gỗ công nghiệp?

5. Ưu điểm

  • Gỗ công nghiệp HDF có khả năng chống trầy xước, chống ẩm tốt khắc phục được các nhược điểm của gỗ tự nhiên.
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt của gỗ cũng là rất đáng nể. Bởi vậy nó được sử dụng rộng rãi trong các phòng học, văn phòng, khách sạn, nhà ở.
  • Độc cứng của gỗ cao, có thể chịu được tải trọng khá lớn.
  • Khả năng bắt ốc vít của HDF khá tốt, bởi vậy những sản phẩm đồ nội thất luôn có độ bền cao.
  • Dễ dàng sơn hoặc ép các bề mặt trang trí như: veneer, Laminate, Melamine,… Bởi bề mặt mịn, nhẵn bóng và đồng nhất.
  • Bề mặt ván HDF có thể tạo được các thớ và vân gần như gỗ thật. Trong khi ván nguyên thủy có màu vàng như giấy carton.
  • Trên 80% thành phần là gỗ tự nhiên nên rất thân thiện với sức khỏe con người cũng như môi trường.
  • Đây là giải pháp hữu ích cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời như: tấm trường, đồ nội thất, vách ngăn phòng hay cửa ra vào.
Ván HDF có nhiều ưu điểm vượt trội
Ván HDF có nhiều ưu điểm vượt trội

6. Nhược điểm

  • Trong các loại gỗ công nghiệp, HDF là loại gỗ có giá cao nhất.
  • Để phân biệt HDF (tiêu chuẩn) bằng mắt thường là khá khó.
  • Chỉ thi công nội thất ở dạng phẳng lì hoặc kết hợp với các nẹp chỉ tạo điểm nhấn, không làm được bằng dạng panel.

7. Cách bảo quản ván HDF

  • Tránh tiếp xúc với nước.
  • Sử dụng vải mềm khô để làm sạch bụi bẩn.

Phân loại gỗ HDF

Gỗ An Cường là đơn vị phân phối các tấm gỗ công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Đơn vị này đang cung cấp 2 loại gỗ HDF gồm: HDF siêu chống ẩmBlack siêu chống ẩm. Ngoài ra, trên thị trường có có HDF loại thường, HDF chống cháy, HDF lõi xanh,…

Hai loại gỗ HDF siêu chống ẩm An Cường
Hai loại gỗ HDF siêu chống ẩm An Cường

HDF siêu chống ẩm

Loại gỗ này thường có cấu tạo và chức năng như HDF bình thường. Tuy nhiên, tấm này lại có khả năng kháng nước lâu, chống ẩm mốc khi thời tiết thay đổi. Cửa gỗ thông phòng hay sử dụng loại vật liệu này. Chúng thường là HDF dày 3-6mm, được ép chặt chẽ trên hệ thống cửa gỗ tự nhiên. Bên trong có thể được nhời bằng giấy Honeycomb hoặc bông thủy tinh cách ẩm.

Black HDF siêu chống ẩm

Loại gỗ này có màu đen và cấu tạo cũng tương tự như gỗ HDF siêu chống ẩm. Tuy nhiên, khi sản xuất sử dụng lực nén cực lớn, hơn hẳn HDF siêu chống ẩm. Bởi vậy, Black HDF có nhiều đặc tính vượt trội hơn. Black HDF không cần phải sử dụng nẹp cạnh gỗ như gỗ công nghiệp thông thường mà vẫn đảm bảo được độ chắc chắn của đồ nội thất. Ngoài ra, màu đen chỉ là cách để phân biệt với HDF siêu chống ẩm.

So sánh MDF và HDF

Để phân biệt được các cốt gỗ MDF, HDF hay MFC không phải là điều đơn giản. Vì thường chúng đã được dán cạnh, phủ sơn. Thế nhưng bạn có thể quan sát lõi bên trong khi thợ mộc khoan bỏ lớp phủ bề ngoài nội thất. Lúc này dựa vào các đặc tính của gỗ đã biết để phân biệt đó là MDF, HDF hay MFC.

So sánh gỗ HDF và MDF
So sánh gỗ HDF và MDF

>> Tham khảo thêm bài viết về gỗ công nghiệp MDF.

Theo bảng so sánh ta có thể nhận thấy độ cứng, độ bền và độ an toàn của HDF là vượt trội hơn. Thế nhưng, HDF lại có giá khá cao. Bởi vậy việc sử dụng loại gỗ cốt ván mịn này cần phải cân nhắc kỹ nhằm tránh lãng phí.

Ứng dụng của gỗ công nghiệp HDF

Gỗ công nghiệp HDF thường được sử dụng để đóng đồ nội thất trong nhà và ngoài trời. Chẳng hạn như: Tấm tường, đồ nội thất, vách ngăn phòng, cửa ra vào,… Ngoài ra, chúng còn được sử dụng làm sàn gỗ bởi tính ổn định và mật độ cao.

HDF là sản phẩm mang tính cách mạng trong công nghiệp sản xuất và xử lý gỗ. HDF được sử dụng để lát sàn và cửa. Cửa làm bằng chất liệu HDF đã trở thành chuẩn mực cửa thông phòng trong các công trình công nghiệp hay dân dụng ở các nước tiên tiến như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,… Và ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.

Cửa gỗ HDF
Cửa gỗ HDF nhiều màu sắc, mẫu mã
Cửa gỗ công nghiệp HDF
Cửa gỗ công nghiệp HDF ngày càng được ưa chuộng
Sàn gỗ HDF
Sàn gỗ HDF có màu vân tương tự như gỗ tự nhiên
Vách ngăn phòng vệ sinh bằng gỗ HDF
Vách ngăn phòng vệ sinh bằng gỗ HDF

Hy vọng những chia sẻ về gỗ công nghiệp HDF sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn một loại gỗ phù hợp cho căn nhà của mình. Ngoài ra, An Lộc là công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế và thi công nội thất. Chúng tôi cũng có xưởng sản xuất đồ gỗ riêng sẽ giúp bạn và gia đình tiết kiệm đến 30% chi phí. Hãy liên hệ với Nội Thất An Lộc theo số hotline: 0966 176 288 để được tư vấn MIỄN PHÍ trực tiếp từ kiến trúc sư.

Xem ngay các loại gỗ khác:

Gỗ công nghiệp Gỗ Pallet Acrylic
Gỗ MFC Gỗ Ghép Veneer
Gỗ MDF Gỗ An Cường Sơn PU
Gỗ HDF Melamine Composite
Gỗ Plywood Laminate Formaldehyde
Gỗ Nhựa Laminate Vân Đá Gỗ tự nhiên

Nội Thất An Lộc – Vững Bước Niềm Tin

Đánh giá nội dung này Đỗ Xuân ToànChief Executive Officer at Công ty CP Kiến Trúc Xây Dựng và Nội Thất An Lộc | 0966176288

Đỗ Xuân Toàn là kiến trúc sư kiêm CEO của Nội Thất An Lộc. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc & nội thất, ông luôn hướng đến những xu hướng thiết kế mới. Luôn tận tâm để giúp khách hàng có một không gian sống đẹp, sáng tạo và cao cấp.

Từ khóa » Chất Liệu Hdf Là Gì