Gỗ HDF Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Của HDF - Sàn Gỗ Binyl
Có thể bạn quan tâm
Bên cạnh ván gỗ MDF và MFC thì HDF cũng được rất nhiều khách hàng quan tâm và chú ý. Bởi gỗ HDF cũng mang đến cho không gian căn nhà một vẻ đẹp tự nhiên, sang trọng.
- Bí quyết phân biệt sàn gỗ công nghiệp chịu nước tốt
- Tiêu chí lựa chọn sàn gỗ công nghiệp phù hợp với khí hậu Việt Nam
- Giải pháp khắc phục sàn gỗ xuất hiện kẽ hở đơn giản và hiệu quả
- Những thói quen thường ngày gây tổn thường sàn gỗ công nghiệp có thể bạn không biết
- Hướng dẫn lắp sàn gỗ công nghiệp đúng và chuẩn
Vậy cụ thể Gỗ HDF là gì và có những ưu – nhược điểm của HDF gì đáng chú ý. Quý khách đừng bỏ qua bài dưới dưới đây nhé!
Nội dung chính
Gỗ HDF là gì?
Gỗ HDF hay là ván ép là loại gỗ công nghiệp có phần lớn nguyên liệu từ các sợi gỗ tự nhiên và được kết dính bằng các chất phụ gia. Màu sắc đặc trưng là vàng đậm với bề mặt gỗ tương đối nhẵn mịn có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Tên gọi HDF là viết tắt của cụm từ High Density Fiberboard (có nghĩa là gỗ sợi mật độ cao). Đây cũng được xem là loại gỗ có phần trăm gỗ tự nhiên lớn nhất trong các loại gỗ công nghiệp, thân thiện với môi trường.
Quy trình để tạo thành gỗ HDF
Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp HDF trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ để cho ra thành phẩm hoàn chỉnh và phù hợp với nhu cầu sử dụng bao gồm:
- Bước 1: Sử dụng loại gỗ tự nhiên có khoảng thời gian sinh trưởng ngắn và luộc ở nhiệt độ cao trong khoảng từ 2000 độ C.
- Bước 2: Gỗ sẽ được đem đi sấy khô và sử dụng công nghệ hiện đại để loại bỏ sạch nhựa.
- Bước 3: Công đoạn tăng tính kết dính và khả năng chịu trọng lực với các chất phụ gia đi kèm, chất phụ gia cũng là một trong những nguyên liệu không thể thiếu của loại gỗ HDF.
Tấm gỗ HDF có kích thước tiêu chuẩn là 2000x2400mm, có độ dày từ 6-24mm, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng. Để đảm bảo tính bề mặt nhẵn và tính thẩm mỹ thì những tấm gỗ công nghiệp HDF sẽ được đem đi cán các vật liệu bề mặt khác nhau như melamine, veneer, laminate hoặc acrylic. Từ đó gỗ HDF sẽ được phủ lên những màu sắc khác nhau, đáp ứng được mọi nhu cầu của mọi gia đình.
Phân loại gỗ HDF
Nhìn chung gỗ HDF được phân thành 2 loại chính như sau: Gỗ HDF siêu chống ẩm và gỗ Black HDF siêu chống ẩm.
Gỗ HDF siêu chống ẩm
Về thành phần cơ bản và chức năng thì tấm HDF siêu chống ẩm tương tự như tấm HDF thông thường. Tuy nhiên khả năng kháng lại nước cao hơn và sẽ không phải lo bị ẩm mốc trong điều kiện thời tiết ẩm và nồm.
Gỗ Black HDF siêu chống ẩm
Tương tự với cấu tạo và chức năng HDF siêu chống ẩm, gỗ công nghiệp Black siêu chống ẩm có màu đen và khi sản xuất được sử dụng với lực nén cao hơn. Vì vậy mà gỗ Back HDF không cần sử dụng nẹp cạnh gỗ như các loại gỗ khác mà vẫn rất chắc chắn. Đều có khả năng chịu ẩm và chịu nước rất tốt tương tự gỗ siêu chống ẩm.
Ưu điểm và nhược điểm của gỗ HDF
Ưu điểm nổi bật
Gỗ HDF là loại gỗ công nghiệp có nhiều ưu điểm nổi trội, được khác kiến trúc sư và hộ gia đình tin tưởng sử dụng trong làm đồ nội thất. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của gỗ công nghiệp HDF:
- Gỗ HDF có thể cách âm, cách nhiệt tốt vì thế được sử dụng rộng rãi trong lớp học, công ty, khách sạn, hộ gia đình.
- Khả năng chịu ẩm, mối mọt và cong vênh do thời tiết khá cao, hơn hẳn gỗ tự nhiên.
- Quy trình sản xuất gỗ HDF được sấy khô và nén ép ở áp suất cao nên khả năng chống ẩm tốt hơn MDF, MFC.
- Ốc vít được bám rất chặt khi kết hợp với gỗ HDF, mang đến những đồ nội thất có độ bền cao
- Có thể kết hợp với tất cả các vật liệu bề mặt như laminate, melamine, veneer…
- Gỗ được qua xử lý mối mọt, sấy khô và 80% là gỗ tự nhiên nên khá thân thiện với sức khỏe con người cũng như môi trường.
Là giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất của cả căn nhà bạn, có tính thẩm mỹ cao.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì gỗ HDF còn tồn tại một số nhược điểm sau đây:
- Gỗ công nghiệp HDF là loại gỗ có giá thành đắt nhất trong các loại gỗ công nghiệp.
- Chỉ thi công được những sản phẩm nội thất ở dạng phẳng hoặc kết hợp thêm nẹp làm điểm nhấn.
- Rất khó để phân biệt được với MDF (tiêu chuẩn) bằng mắt thường.
Như vậy, Gỗ HDF cũng sở hữu một số các ưu điểm và nhược điểm nhất định, mặc dù không thuộc nhóm gỗ tự nhiên quý hiếm hay thuộc dòng đắt đỏ trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, HDF cũng được xem là lựa chọn đáp ứng số đông nhu cầu sử dụng nội thất theo xu hướng sống hiện đại.
Từ khóa » Chất Liệu Hdf Là Gì
-
Gỗ HDF Là Gì? Đặc điểm Và Cách Phân Biệt Gỗ HDF ?
-
Gỗ HDF Là Gì? Cách Phân Biệt Ván ép HDF Và MDF - Nội Thất An Lộc
-
Hiểu Rõ Về Gỗ HDF Và Giá Gỗ HDF Trước Khi Mua - Gỗ Minh Long
-
Gỗ HDF Là Gì ? Những điều Cần Biết Về Gỗ Công Nghiệp HDF
-
Gỗ HDF: Ưu Nhược Điểm, Ứng Dụng & Báo Giá 2022
-
Gỗ HDF Là Gì? Gỗ HDF Những Thông Tin Cần Biết
-
Gỗ Công Nghiệp Hdf Là Gì? Phân Loại Và Mức Giá Gỗ Hdf
-
Gỗ HDF Là Gì? Ưu Nhược điểm Và Giá Gỗ HDF Mới Nhất 2020
-
Gỗ MDF Là Gì? Gỗ HDF Là Gì? - Dongsuh Furniture
-
Ván Gỗ HDF Lõi Xanh Chống ẩm Là Gì - Nội Thất Gỗ Mộc Chuẩn
-
Gỗ HDF Là Gì? Tìm Hiểu Gỗ Công Nghiệp HDF Và So Sánh Với MDF ...
-
Gỗ HDF Là Gì - Ván ép HDF - Nội Thất An Bình Gia
-
GỖ HDF LÀ GÌ? SỰ KHÁC NHAU GIỮA GỖ HDF VÀ MDF ...
-
Chất Liệu Gỗ HDF Là Gì? Tủ Hồ Sơ Bằng Gỗ HDF Có Gì đặc Biệt?