Gỗ Mun Là Gì? Có Giá Trị Kinh Tế Không?
Có thể bạn quan tâm
Gỗ mun là một cái tên đã không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam. Loại gỗ này được ưa chuộng bởi nhiều gia đình Việt bởi những ưu điểm nổi bật của nó và cũng được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực nội thất. Hãy cùng Sàn gỗ Toàn Thắng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về loại gỗ quý này:
Mục lục
- Gỗ Mun là gì?
- Đặc điểm sinh thái của cây gỗ Mun
- Nơi phân bố gỗ Mun trên thế giới
- Đặc điểm nhận dạng của gỗ Mun
- Gỗ Mun thuộc nhóm mấy?
- Ưu và nhược điểm của gỗ Mun
- Phân loại gỗ Mun hiện nay
- Một số ứng dụng phổ biến nhất của gỗ mun trong thực tiễn
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến gỗ Mun
- Kết luận
Gỗ Mun là gì?
Gỗ mun ở Việt Nam thường được gọi là cây Mun đen. Gỗ Mun là một trong những loại gỗ quý hiếm, được ưa chuộng và đánh giá cao bởi vẻ đẹp và chất lượng vượt trội. Đây là một loại thực vật ở dạng thân gỗ, có kích thước trung bình và thuộc họ Thị. Danh pháp khoa học được biết đến của loại gỗ này đó là Diospyros mun.
Đặc điểm sinh thái của cây gỗ Mun
Gỗ Mun là loại cây thân gỗ có những đặc điểm sinh thái nổi bật sau:
- Kích thước và hình dáng cây: Cây gỗ Mun thường có chiều cao từ 10 đến 20 mét khi trưởng thành, đường kính thân cây có thể đạt đến 0.3-0.5 mét. Vỏ cây có màu xám hoặc nâu đen, nhẵn hoặc có nhiều vết nứt, tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng.
- Lá cây: Lá của cây Mun có màu xanh đậm, hình elip hoặc hình trứng, mọc so le nhau. Lá thường có chiều dài từ 5-12 cm và có bề mặt mịn.
- Hoa và quả: Cây gỗ Mun ra hoa nhỏ màu vàng nhạt hoặc trắng, thường mọc thành chùm ở đầu cành. Quả của cây gỗ Mun hình tròn, có kích thước nhỏ, khi chín có màu đen, chứa hạt nhỏ bên trong.
- Điều kiện sinh trưởng: Gỗ Mun phát triển tốt ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây ưa sáng và thường mọc trên các loại đất sâu, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển dao động từ 18-30 độ C, lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.500 mm mỗi năm.
Nơi phân bố gỗ Mun trên thế giới
Gỗ Mun được phân bố chủ yếu tại các khu rừng nhiệt đới ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Dưới đây là các khu vực phân bố chính của gỗ Mun:
- Việt Nam: Gỗ Mun được tìm thấy chủ yếu ở các khu rừng nguyên sinh thuộc miền Trung và Tây Nguyên, như tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Kon Tum, Gia Lai. Tại những khu vực này, gỗ Mun thường mọc rải rác trong các khu rừng rậm rạp, với khí hậu ẩm ướt và đất đai màu mỡ.
- Lào và Campuchia: Cây gỗ Mun cũng mọc tự nhiên tại các khu vực rừng nhiệt đới và rừng rậm ở Lào và Campuchia, nơi có điều kiện tự nhiên khá tương đồng với khu vực miền Trung Việt Nam.
- Ấn Độ và Sri Lanka: Tại khu vực Nam Á, gỗ Mun thường xuất hiện ở một số vùng rừng nhiệt đới ẩm ướt ở Ấn Độ và Sri Lanka, nơi có điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
- Châu Phi: Một số loại gỗ Mun đặc biệt như Mun Châu Phi được tìm thấy tại các quốc gia Trung và Tây Phi như Gabon, Nigeria, Cameroon. Loại gỗ này thường có chất lượng cao, được xuất khẩu đi khắp thế giới.
Đặc điểm nhận dạng của gỗ Mun
Gỗ Mun có một số đặc điểm nhận dạng như sau:
- Màu sắc: Đúng với cái tên “đen như gỗ Mun”, lõi của loại gỗ này thường có màu đen đặc trưng. Đây là tông màu tạo nên sự huyền bí và độc đáo cho các kiến trúc sang trọng.
- Chất gỗ đanh chắc: Loại gỗ này sẽ rất khó bị mục, trọng lượng rất nặng và chắc.
- Bề mặt gỗ: Bề mặt lớp gỗ này rất mịn và khi sử dụng càng lâu, mặt gỗ càng bóng loáng. Điều này giúp giá trị thẩm mỹ của gỗ mun được nâng cao hơn.
- Vân gỗ: Nếu cắt dọc thân cây sẽ thấy vân gỗ là dạng các đường thẳng song song với nhau, được xếp đều tăm tắp rất đẹp mắt.
Gỗ Mun thuộc nhóm mấy?
Theo danh sách trong bảng phân loại các nhóm gỗ hiện hành của Việt Nam ngày nay, gỗ mun được xếp vào loại gỗ nhóm I có chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao và có rất nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống.
Ưu và nhược điểm của gỗ Mun
– Ưu điểm của gỗ Mun:
- Màu sắc sang trọng: Gỗ Mun có màu đen sẫm hoặc đen pha vân xám/nâu, mang lại vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp. Sản phẩm từ gỗ Mun thường có bề mặt bóng mịn, tạo nên phong cách tinh tế cho không gian nội thất.
- Khả năng chống mối mọt: Gỗ Mun tự nhiên có khả năng chống lại mối mọt tốt hơn nhiều loại gỗ khác, giúp các sản phẩm giữ được độ bền và tuổi thọ cao.
- Gỗ ỗn định: Gỗ Mun ít bị cong vênh, co ngót hoặc nứt nẻ theo thời gian, đặc biệt khi được bảo quản đúng cách.
- Cứng chắc: Gỗ Mun có độ cứng cao, chịu được lực tốt, rất phù hợp cho các sản phẩm nội thất như bàn ghế, giường, tủ.
- Giá trị phong thủy: Trong phong thủy, gỗ Mun được coi là biểu tượng của sự quyền lực, thịnh vượng và may mắn. Các sản phẩm phong thủy từ gỗ Mun như tượng gỗ, lục bình thường được ưa chuộng để tăng cường năng lượng tích cực trong nhà.
- Giá trị cao: Gỗ Mun thuộc nhóm gỗ quý hiếm, không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn có giá trị kinh tế cao. Các sản phẩm từ gỗ Mun có tính chất sưu tầm, trở thành lựa chọn của những người yêu thích nội thất cao cấp.
– Nhược điểm của gỗ Mun:
- Giá thành cao: Do sự quý hiếm và khó khai thác, gỗ Mun có giá thành cao hơn nhiều so với các loại gỗ khác trên thị trường. Điều này khiến các sản phẩm từ gỗ Mun thường nằm trong phân khúc cao cấp, không phù hợp với túi tiền của nhiều người tiêu dùng.
- Khó chế tác: Gỗ Mun rất cứng, điều này khiến quá trình gia công, chế tác gặp khó khăn, đòi hỏi tay nghề cao từ thợ thủ công. Sự tỉ mỉ trong chế tác cũng khiến giá thành sản phẩm tăng lên.
- Dễ nứt trong điều kiện khô hanh: Mặc dù bền bỉ và chống mối mọt tốt, nhưng gỗ Mun có thể bị nứt nẻ nếu không được bảo quản đúng cách trong môi trường khô ráo quá mức hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
Phân loại gỗ Mun hiện nay
Trên thị trường ngày nay, gỗ mun phổ biến nhất gồm 5 loại như sau:
1. Gỗ Mun Sừng
Đặc điểm nổi bật nhất của loại gỗ này đó là có trọng lượng khá nặng, chất gỗ cứng nhưng lại hơi giòn. Khi còn nhỏ, gỗ sẽ có màu xanh đen kaki. Nhưng càng phát triển, thịt gỗ sẽ chuyển dần sang màu đen. Đồng thời các vân gỗ sẽ dần bị mất đi để lại một tông màu đen trơn huyền bí. Đó cũng chính là nét thu hút của loại gỗ này.
2. Gỗ Mun Sọc
Đặc điểm nhận dạng của gỗ mun sọc đó là các đường vân màu vàng trắng chạy dọc theo thân cây. Các đường vân này khá thẳng hàng. Chất gỗ của mun sọc sẽ dẻo hơn nhiều so với mun sừng vừa đề cập ở trên.
3. Gỗ Mun Đen
Đây là loại gỗ rất đặc biệt vì “khoác” trên mình vẻ ngoài đen tuyền không tì vết. Đây chính là ưu điểm nổi trội nhất của mun đen. Tuy nhiên, nhược điểm của loại gỗ này là dễ bị nứt ở phần cốt gỗ và dẫn đến hư hỏng.
4. Gỗ Mun Hoa
Đây là loại gỗ có đường vân uốn lượn tạo hình hoa với các sọc vàng trắng đan xen rất đẹp mắt. Gỗ mun hoa có độ cứng cao, tuy nhiên khá giòn nên cần cẩn trọng trong quá trình chế tác.
5. Mun đuôi Công
Mun đuôi công có các đường vân gỗ kéo dài và to dần ra về phía cuối của thân gỗ, có tạo hình trông khá giống đuôi con công. Vì có đường vân độc đáo nên loại gỗ này được dùng nhiều trong các sản phẩm mỹ nghệ. Loại gỗ này phân bố chủ yếu ở Châu Phi, có nét gần giống gỗ Muồng Việt Nam.
Một số ứng dụng phổ biến nhất của gỗ mun trong thực tiễn
Hiện nay, gỗ mun được ứng dụng khá nhiều trong thực tiễn. Trong đó, nổi bật nhất là được ứng dụng trong sản xuất nội thất gia đình với các sản phẩm như: bàn, ghế, tủ, kệ, giường,… và không thể không kể đến sàn gỗ.
– Gỗ Mun sử dụng sản xuất ván sàn
Các sàn gỗ được làm từ gỗ mun được xếp vào loại sàn gỗ tự nhiên và cũng thuộc dòng cao cấp. “Ngoại hình” của sàn gỗ mun khá giống với sàn gỗ muồng đen vì có nền gỗ là tông đen và những đường vân vàng trắng rất bắt mắt.
Đây là loại sàn gỗ được đánh giá là có giá trị thẩm mỹ rất cao và phù hợp với các phong cách thiết kế hoài cổ, sang trọng. Nếu bạn đang tìm kiếm loại sàn gỗ mang đặc điểm này, hãy liên hệ ngay với Sàn gỗ Toàn Thắng để được tư vấn cụ thể.
– Bàn phòng khách gỗ Mun
Bàn phòng khách gỗ Mun được thiết kế với kiểu dáng hiện đại hoặc cổ điển tùy theo yêu cầu. Màu đen bóng hoặc đen pha với vân xám nhẹ của gỗ Mun tạo nên vẻ đẹp trang nhã, thể hiện sự quý phái và đẳng cấp cho phòng khách.
– Bàn ăn gỗ Mun
Bàn ăn làm từ gỗ Mun có màu đen hoặc đen nâu với bề mặt bóng đẹp. Kích thước đa dạng, phù hợp với nhiều không gian nhà bếp khác nhau. Gỗ Mun có độ bền vượt trội, giúp bàn ăn chịu được va đập và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
– Ghế Minh gỗ Mun
Ghế Minh là dòng ghế được phục dựng thời nhà Minh của Trung Quốc, thường được làm từ gỗ Mun để tạo sự chắc chắn và vẻ đẹp tự nhiên. Màu đen bóng của gỗ Mun cùng với các chi tiết chạm khắc tinh tế mang đến vẻ quyền quý và trang trọng ở các phòng trà, phòng tiếp khách.
– Giường gỗ Mun
Giường gỗ Mun thường có màu đen tuyền hoặc đen pha nâu với bề mặt bóng mịn. Giường được chế tác từ những khối gỗ Mun nguyên khối, mang lại vẻ đẹp quý phái và sang trọng. Nhờ độ bền cao và chất liệu chắc chắn, giường gỗ Mun là lựa chọn phổ biến cho những không gian nội thất cao cấp.
– Tủ áo gỗ Mun
Tủ áo làm từ gỗ Mun có thiết kế chắc chắn, kiểu dáng sang trọng và bề mặt gỗ mịn màng. Màu sắc đen sẫm của gỗ kết hợp với các chi tiết chạm khắc tinh tế giúp tủ áo nổi bật trong không gian phòng ngủ.
– Lục bình gỗ Mun
Lục bình gỗ Mun là sản phẩm thủ công mỹ nghệ được tiện từ những khối gỗ Mun lớn. Lục bình thường có màu đen nhánh hoặc đen pha vân nhẹ, được chế tác với nhiều kiểu dáng phong phú, từ đơn giản đến phức tạp.
– Đồ phong thủy gỗ Mun
Các sản phẩm phong thủy từ gỗ Mun như tượng Phật, tượng linh vật, vòng tay, quả cầu phong thủy… thường được ưa chuộng bởi sự trang nhã và độc đáo của chất liệu. Gỗ Mun đen mang lại cho gia chủ điều may mắn và tránh những điều xui xẻo trong cuộc sống.
Câu hỏi thường gặp liên quan đến gỗ Mun
Gỗ Mun có bị mối mọt không?
Gỗ Mun là dòng gỗ quý rất cứng và chắc nên không hề bị mối mọt tấn công.
Cách nhận biết Gỗ Mun giả như thế nào?
Chỉ cần lấy giấy nhám chà nhẹ qua, nếu gỗ giả thì sẽ phai màu, ko được đen tự nhiên.
Gỗ Mun có mấy loại?
Gỗ Mun tại Việt Nam có 5 loại: Mun Đen, Mun Sừng, Mun Sọc, Mun Hoa, Mun Đuôi Công.
Nội thất gỗ Mun hợp với phong cách nào?
Nội thất gỗ Mun phù hợp với nội thất cổ điển, bàn ghế xưa, chế tác các nội thất từ mấy thập kỹ trước. Phù hợp với những gia chủ trên 50 tuổi.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung về gỗ mun và những ứng dụng phổ biến nhất của loại gỗ này trong thực tiễn mà Sàn gỗ Toàn Thắng đã đem đến cho bạn. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm bắt tốt hơn những thông tin về loại gỗ này.
Xem thêm các loại gỗ khác:
Gỗ Sồi | Gỗ Óc Chó | Gỗ Teak | Căm Xe | Gỗ Lim |
Gỗ Thông | Cẩm Lai | Gỗ Muồng | Gỗ Tràm | Gỗ Me Tây |
Đàn Hương | Gỗ MDF | Gỗ Pơ Mu | Gỗ Sưa | Gỗ Chiu Liu |
Gỗ HDF | Plywood | Gỗ Gõ Đỏ | Gỗ Cà Chít | Gỗ Tần Bì |
Gỗ CDF | Hoàng Đàn | Gỗ Cao su | Gỗ Cà Te | Gỗ Hương |
Gỗ Gụ | Thủy Tùng | Hồng Đào | Gỗ Táu | Bằng Lăng |
Sơn Huyết | Gỗ Xá Xị | Kiền Kiền | Anh Đào | Bách Xanh |
Gỗ Mun | Gỗ Trắc | Ngọc Am | Gỗ Dổi | Gỗ Nghiến |
Trầm Hương | Xoan Đào | Gỗ Xà Cừ | Gỗ Sao | Gỗ Đinh |
- Gỗ Đinh: đặc điểm và tính ứng dụng trong đời sống
- Bảng giá sàn nhựa giả gỗ rẻ nhất T12/2024
- Báo giá tấm nhựa ốp tường đầy đủ T12/2024
- Bộ dụng cụ thi công sàn gỗ cho thợ chuyên nghiệp
- Cách sửa sàn gỗ bị ngấm nước đơn giản, giảm nhiều chi phí
Từ khóa » đen Như Gỗ Mun Nghĩa Là Gì
-
đen Như Gỗ Mun Trong Tiếng Thái Là Gì? - Từ điển Việt Thái
-
đen Như Gỗ Mun Trong Tiếng Hàn Là Gì? - Từ điển Số
-
Gỗ Mun Là Gì, Có Mấy Loại, Thuộc Nhóm Mấy Và Dùng Có Tốt Không?
-
Gỗ Mun Là Gì? Cách Nhận Biết Các Loại Gỗ Mun Chuẩn Nhất - Tumbler
-
Gỗ Mun Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Gỗ Mun Hoa, Mun đen, Mun Sừng?
-
Gỗ Mun Là Gì ? Cách Phân Loại Gỗ Mun đuôi Cong, Hoa, Sọc, đen
-
Gỗ Mun Là Gì? Gỗ Mun Có Mấy Loại Và Cách Nhận Biết Gỗ Mun Thế Nào?
-
9+ Những Điều Bạn Cần Biết Về Cây Gỗ Mun
-
GỖ MUN LÀ LOẠI GỖ GÌ? PHÂN LOẠI VÀ CÁCH PHÂN BIỆT
-
Gỗ Mun Là Gỗ Gì? đặc điểm Và Công Dụng Của Gỗ Mun?
-
Vẫn Nghĩ Mái Tóc đen Như Gỗ Mun Của Bạch Tuyết Chỉ để Làm đẹp ư ...
-
Gỗ Mun Là Gì? đặc điểm, Phân Loại, Báo Giá Và ứng Dụng Của Gỗ Mun
-
Cách Phân Biệt Các Loại Gỗ Mun - Xưởng Đồ Gỗ Giá Gốc
-
Gỗ Mun Là Gì? Tìm Hiểu Về Chất Liệu Nội Thất đắt Giá
-
Gỗ Mun-những ưu Việt Mang Lại Giá Trị Nghìn đô. - Pulito
-
đen Như Gỗ Mun Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
đen Như Gỗ Mun«phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh | Glosbe