Gỗ Mun Và Những điều Bạn Còn Chưa Biết
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức
- Tìm hiểu các loại gỗ
- Gỗ mun và những điều bạn còn chưa biết
Vẫn có tin đồn rằng gỗ mun có công dụng xua trừ tà ma và giúp gia chủ đón lộc vào nhà, chính vì điều này nên nhiều người lựa chọn đây là chất liệu làm đồ nội thất cho ngôi nhà của mình.
Mặc dù không thể chắc chắn về điều đó, tuy nhiên thì cũng không thể phủ định giá trị của loại gỗ này về mặt kinh tế hay thẩm mỹ nghệ thuật bởi trên thực tế, đây là một loại gỗ quý có giá trị rất cao bởi những tính năng và ứng dụng trong đời sống thực tế.
Nhưng, có phải loại gỗ mun nào cũng có giá trị hay còn tùy thuộc vào từng đặc điểm của giống cây khác nhau, nơi sinh trưởng và phát triển...hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây ngay nhé.
Gỗ mun và vẻ bề ngoài của cây gỗ mun
Tìm hiểu về gỗ mun và đặc điểm chung của gỗ mun
Để nói đến một loại gỗ thì ta cần phải hiểu tường tận về nó, từ khái niệm cho đến các đặc điểm về sinh thái, sinh học hay các đặc tính cơ lý học, ứng dụng trong thực tế thì mới không bị hiểu sai về công dụng và giá trị của nó.
Gỗ mun là một loại gỗ tự nhiên thuộc họ thị có tên khoa học Diospyro, thực chất nó không phải tên là mun nhưng vì được những người đi rừng khai thác từ cây mun cũng như bên trong thân gỗ có màu đen như mèo mun nên gọi là cây gỗ mun.
Cây gỗ mun thuộc họ thị và thường có màu đen như mực
Đặc điểm sinh thái của cây gỗ mun
Hình thái bên ngoài
Cây gỗ Mun có chiều cao không quá lớn chỉ dao động trung bình từ 8 đến 20m, đường kính thân vừa phải khoảng 30cm còn một số cây lâu năm có đường kính lên đến 45, 50cm.
Cây có cả hai loại hoa là hoa đực và hoa cái, lá cây gỗ mun có hình bầu dục và mềm dài khoảng 5 – 6cm dọc theo cuống, vỏ của cây cũng có màu nâu đen hay bị nứt dọc theo thân, gốc cây bạnh vè sần sùi nhiều khi còn nứt toát.
Hình dàng và vẻ bên ngoài của cây gỗ mun
Đặc tính sinh học cây gỗ mun
Đây là giống cây ưa sáng có tốc độ sinh trưởng khá chậm thường nở hoa vào tháng 7, nó cũng được coi là giống cây có tuổi đời khai thác chậm nhất so với các loại gỗ tự nhiên khác vì chỉ khi đủ tuổi khai thác thân gỗ mới cứng và chắc, lõi gỗ mới đủ sậm màu đem lại thẩm mỹ cho đồ nội thất.
Ở Việt Nam gỗ Mun sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía bắc như Hà Giang, Tuyên Quan hoặc miền trung như Nghệ An, Hà Tĩnh..
Trên thế giới, loại gỗ này có có trữ lượng lớn ở nhiều quốc gia như Ấn Nộ, Nam Phi và Ai Cập...
Được coi là một loại gỗ quý nên hiện nay tại Việt Nam cũng như một số quốc gia trên thế giới gỗ Mun đang bị khai thác cạn kiệt và cần được bảo tồn, một số quốc gia khác vẫn được khai thác nhưng dần giảm về số lượng, tần suất.
Gỗ mun sinh trưởng chậm và là loại gỗ có thời gian khai thác lâu
Các đặc điểm về cơ lý học của gỗ mun
- Gỗ mun không có tom gỗ như những loại gỗ tự nhiên ( gỗ Sồi, gỗ Óc chó, Gõ đỏ...).
- Khi tươi thì cây gỗ mun có tỷ trọng cao ( nặng ) có thể chịu áp lực rất tốt rất dễ để gia công những món đồ nội thất, nhưng khi gỗ khô thường giòn và dễ bẻ gãy và khó chế tác đồ thủ công mỹ nghệ.
- Có khả năng chịu nước, chịu nhiệt cao.
- Không bị cong vênh mối mọt khi được sử dụng và bảo quản cẩn thận ở giai đoạn gia công tẩm sấy nên rất bền với thời gian.
- Bề mặt ít bị trầy xước hay nứt mẻ bởi độ trơn bóng, lực căng bề mặt lớn.
>> Nhờ có những đặc điểm này mà không thể nói là gỗ mun không tốt, ngược lại dòng gỗ này còn có màu sắc bóng mịn cùng hệ đường vân độc đáo phá cách khiến nhiều người say đắm – ngỡ ngàng khi ngắm nhìn các sản phẩm.
Gỗ mun có bề mặt trên bóng có khối tỷ trọng nặng và khả năng chịu nước chịu nhiệt
Tuy nhiên thì gỗ mun cùng các sản phẩm đồ trang trí nội thất làm từ chất liệu này cũng có một số điểm hạn chế nhất định đó là có thể bị vết chân chim nếu thời tiết thay đổi đột ngột, khi bị mối mọt tấn công từ bên trong thì chắc chắn sản phẩm sẽ bị hỏng dần cho tới tân bề mặt bên ngoài.
Phân loại gỗ mun
Nhờ có những ưu điểm nổi bật của dòng gỗ quý nên mun được xếp vào nhóm I trong bảng xếp hạng gỗ hiện nay tương tự như gỗ Hương, gỗ Gụ hay Hoàng đàn...
Nhưng có khá nhiều loại gỗ mun khác nhau với nguồn gốc xuất xứ khác nhau và một số đặc điểm về bề ngoài cùng các đặc tính cơ lý học, vì vậy mà giá trị của chúng cũng có sự chênh lệch.
Cụ thể, người ta chia gỗ mun ra thành 5 loại chính bao gồm gỗ mun đen, gỗ mun sọc, gỗ mun sừng, gỗ mun hoa và gỗ mun da báo – đuôi công.
Cách phân loại gỗ mun này là do đặc điểm về màu sắc cũng như hệ đường vân, độ trơn bóng trên bề mặt gỗ, nó phụ thuộc vào nguồn gốc và đặc điểm sinh trưởng.
Gỗ mun được phân loại dựa theo màu sắc và đường vân trên bề mặt
1/ Gỗ mun đen
Đây được coi là loại giá trị nhất bởi vẻ đẹp vốn có của nó là màu đen tuyền, đen tự nhiên và cũng là quý hiếm hơn cả và hiện nay khá khó để có được chất liệu này ở Việt Nam.
Gỗ mun đen có bề mặt trơn bóng tự nhiên sau đi được gia công sơ chế rất bền với thời gian, tuổi thọ có thể lên đến hàng trăm năm mà không bị hỏng.
2/ Gỗ mun sừng
Cũng là một dòng gỗ mun nhưng mun sừng có độ nặng cao và không được đen như gỗ mun đen, phải qua thời gian tiếp xúc với môi trường thì nó mới dần ngả sang màu đen sẫm hơn.
Gỗ mun sừng là loại giòn nên người ta chỉ có thể gia công khi còn tươi hoặc đã qua quá trình tẩm sấy kỹ càng
3/ Gỗ mun sọc
Loại gỗ này khá phức tạp, mặc dù có đường vân có màu xanh nhạt cực kỳ đẹp pha trộn giữa màu đen cùng màu nâu của gỗ khi mới làm đồ nội thất, nhưng nó lại dần mất hoặc mờ vân gỗ và chuyển sang màu đen tương tự như mun sừng.
4/ Gỗ mun hoa
Gỗ mun hoa nặng nhưng giòn, bề mặt có nhiều đường vân đẹp như đúng tên gọi của với sự đan xen giữa vân trắng, vân đen và màu nâu vàng của gỗ tạo nên nét sinh động trên từng món đồ nội thất.
5/ Gỗ mun da báo – mun đuôi công
Mun da báo là loại quý hiếm ít được bắt gặp trên thị trường và chỉ có gia đình thượng lưu, những người sưu tầm mới có được một số vật phẩm làm từ gỗ này.
Gỗ mun da báo là sự hòa trộn giữa màu nâu với màu đen của từng đường vân gỗ, nó trải sọc đẹp theo dạng hoa văn trên da báo một các tự nhiên mà không tuân theo một nguyên tắc nào.
Còn mun đuôi công là tên gọi của gỗ mun bắt nguồn từ Nam phi vì nó có hình dạng tương tự hoa văn sọc, trải đều như đôi công ( cầu vòng ).
Mun đuôi công phổ biến hơn vì chất lượng không so sánh được với các loại trên vì nó mềm và mùn, có thể bị nứt khi gia công hoặc khi sử dụng dưới tác động của nhiệt độ.
Bề mặt và màu sắc của gỗ mun đuôi công
>> Do các loại gỗ mun này có nhiều điểm giống nhau nên có người thường nhầm lẫn, không phân biệt được đồ nội thất làm từ chất liệu cụ thể nào và do đó mà tốn kém thêm nhiều chi phí. Ta có thể phân biệt cách loại gỗ mun với nhau theo gợi ý sau:
Phân biệt gỗ mun sừng với mun sọc và mun hoa
Vì sao lại chỉ phân biệt ba loại này, vì gỗ mun đen và mun da báo thì chỉ cần nhìn bề mặt là tất cả mọi người đều có thể nhận biết được, còn với mun sừng, mun sọc và mun hoa ta cần phân biệt ngay khi khai thác hoặc sản phẩm mới làm ra vì sau một thời gian sử dụng, chúng có thể hòa về một màu gần giống như nhau.
- Gỗ mun hoa và sản phẩm từ gỗ mun hoa: Gỗ mun hoa nặng lại có đô cứng cao, tuy vật lại giòn nên việc gia công chế tác rất khó khăn, phải mất nhiều thời gian mới cho gia được thành phẩm nên vì vậy mà giá trị của thành phẩm tương đối cao.
- Gỗ mun sọc: Ở thời điểm đầu gỗ có màu vàng pha trộn chút xanh và đen nên dễ dàng nhận ra ngay, sau một thời gian thì nó dần chuyển về màu đen nhưng không được đậm như hai loại trên, ngoài ra thì gỗ mun sọc cũng cho tiếng kêu ( như tiếng bị rỗng ) khi gõ vào.
- Gỗ mun sừng: Nếu cắt ngang bề mặt gỗ ta có thể thấy những nét vân có màu hơi xanh xám nhưng để một thời gian thì vân mờ và biến mất, bề mặt cũng chuyển sang màu đen sậm hơn. Gỗ càng lâu năm, càng được khai thác ở vùng núi thì càng đẹp và chắc, tuy vậy nó cũng giòn như than đá nếu bẻ gãy.
Gỗ mun sừng cắt ngang về mặt sẽ thấy những đường vân nhỏ có màu xám xanh
>> Ta không nhất thiết cần phân biệt gỗ mun thật với mun giả mà chỉ cần phân biệt các loại gỗ mun với nhau bởi vì gỗ mun có giá trị cao, khó làm giả được bằng cách thông thường mà chỉ cần nhìn màu sắc, bề mặt cùng khối lượng của sản phẩm là cũng phần nào nhận ra.
Ứng dụng của gỗ Mun
Loại gỗ này được khai thác và sử dụng từ rất lâu đời, kể cả là ở nước ta hay nhiều nước khác trên thế giới với nhiều ứng dụng khác nhau như hiện nay chủ yếu là dùng với mục đích phong thủy và thẩm mỹ.
Cụ thể thì gỗ mun được dùng để làm đồ nội thất, đồ trang trí và các món đồ thủ công mỹ nghệ phục vụ mục đích của con người.
Gỗ mun trong kiến trúc nội thất
Bộ bàn ghế sofa phòng khách hay bàn ăn, giường ngủ gỗ mun hoặc đồ phòng thờ, đồ thờ gỗ mun là những món đồ nội thất hay được sử dụng.
Nếu bước và một số gia đình truyền thống, nhà thờ họ ta cũng có thể nhìn thấy cột kèo nhà, cửa gỗ mun và rất nhiều chi tiết khác.
Bộ bàn ghế sofa gỗ mun sang trọng hiện đại màu sắc trơn bóng
Trong thời trang, mỹ nghệ
Rất nhiều đồ thủ công, đồ mỹ nghệ và đồ thời trang được làm từ gỗ mun ví dụ như tượng phật, tượng thần tài, vòng đeo tay, chuỗi hạt tràng...
Có thể thấy rằng gỗ mun có rất nhiều ứng dụng nhưng do vấn đề kinh tế nên chỉ những không gian sang trọng, những người chịu chơi thì mới có thể sở hữu, trang trí nội thất cho căn nhà của mình bằng chất liệu này.
Vòng đeo tay làm từ gỗ mun vừa đẹp vừa mang tính phong thủy
>> Vậy là chúng ta đã tìm hiểu tổng quan nhất về kiến thức gỗ mun. Hy vọng bạn đã có thêm được những thông tin hữu ích cho mình về loại gỗ này.
Từ khóa » đen Như Gỗ Mun Là Gì
-
Gỗ Mun Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Gỗ Mun Khi Là Nội Thất
-
Gỗ Mun Là Gì? đặc điểm, Phân Loại, Báo Giá Và ứng Dụng Của Gỗ Mun
-
Gỗ Mun Là Gì, Có Mấy Loại, Thuộc Nhóm Mấy Và Dùng Có Tốt Không?
-
Gỗ Mun Là Gì ? Gỗ Mun Có Tốt Không, Thuộc Nhóm Mấy, Có Mấy Loại
-
Cây Gỗ Mun Là Gỗ Gì, Có Tốt Không, Thuộc Nhóm Mấy?
-
Gỗ Mun Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Gỗ Mun Hoa, Mun đen, Mun Sừng?
-
Gỗ Mun Là Gì? Loại Gỗ Quý Trong Sách đỏ Cần được Bảo Vệ
-
Gỗ Mun Là Gì? Cách Nhận Biết Các Loại Gỗ Mun Chuẩn Nhất - Tumbler
-
Gỗ Mun Là Gì? Cách Phân Biệt Và đặc Tính Gỗ Mun.
-
Gỗ Mun Là Gì? Đặc điểm Và Cách Phân Biệt Gỗ Mun Thật Giả - Kovisan
-
GỖ MUN LÀ LOẠI GỖ GÌ? PHÂN LOẠI VÀ CÁCH PHÂN BIỆT
-
Top 14 đen Như Gỗ Mun
-
Gỗ Mun Là Gì? Có Mấy Loại? Có Tốt Không? Và đặc điểm Nhận Biết
-
Gỗ Mun Là Gì? Gỗ Mun Có Mấy Loại Và Cách Nhận Biết Gỗ Mun Thế Nào?
-
9+ Những Điều Bạn Cần Biết Về Cây Gỗ Mun
-
Tìm Hiểu Về Cây Gỗ Mun Và Những đặc điểm Của Loại Gỗ Này