Gỗ Sưa (gỗ Huê) Là Gì? Gỗ Sưa Dùng để Làm Gì?
Có thể bạn quan tâm
Gỗ Sưa được mệnh danh là “vua” của các loại gỗ bởi giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao. Các sản phẩm nội thất làm từ gỗ Sưa mang đến không gian đẳng cấp, thời thượng. Đó là lý do vì sao loại gỗ này được giới thượng lưu săn lùng gắt gao thời gian gần đây. Để tìm hiểu chi tiết về loại gỗ Sưa quý, quý vị có thể tham khảo bài viết của Nội thất An Lộc dưới đây nhé!
1. Tổng quan về cây gỗ Sưa
1.1 Gỗ Sưa là gì?
Gỗ Sưa hay còn có tên gọi khác là gỗ Huỳnh Đàn, Trắc Thối, Huê Mộc Vàng, tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis, là loài thân gỗ thuộc họ Đậu vô cùng quý hiếm. Vân gỗ Sưa cuộn xoắn từng lớp đẹp mắt, thớ gỗ mịn. Gỗ có mùi thơm tự nhiên quyến rũ thoảng nhẹ hương trầm. Chất lượng gỗ tốt khiến gỗ Sưa được đánh giá là chất liệu quý thượng hạng trong thiết kế nội thất.
1.2 Đặc điểm sinh thái của cây gỗ Sưa
- Chiều cao thân cây từ 15m – 20m dạng hợp trục, dáng phân tán.
- Vỏ cây thường có màu vàng hoặc nâu xám, nứt dọc.
- Phần lõi to, cứng có màu nâu đỏ, nâu thẫm hoặc nâu đen.
- Lá cây chét hình xoan thuôn, đầu nhọn hoặc có mũi ngọn, đuôi tròn, kích thước từ 6–9 cm, rộng từ 3–5 cm. Mặt dưới phiến lá thường có màu tái trắng
- Hoa cây Sưa mọc ra từ nách lá. Hoa tự tán gồm nhiều bông màu trắng, có kích thước 7-9mm, mùi thơm nhẹ. Mùa hoa vào tháng 2-3.
- Quả dạng đậu hình trứng thuôn dài, dài 5–7,5 cm, rộng khoảng 2-2,5 cm. Quả chứa 1-2 hạt, mỗi hạt có đường kính khoảng 8-9mm, hình thận dẹp. Quả khi chín không tự nứt.
- Mùi hoa Sưa thơm dịu nhẹ, gỗ mùi thoảng nhẹ tựa hương trầm.
1.3 Cây Sưa có xuất xứ từ đâu?
Sưa là loại cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Phân bố ở đai độ cao tuyệt đối dưới 500m. Cây Sưa sinh trưởng mạnh mẽ tại các rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa, chủ yếu ở Việt Nam và rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc.
Tại nước ta, Sưa phân bố nhiều ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
1.4 Gỗ Sưa thuộc nhóm mấy?
Cây gỗ Sưa được xếp vào nhóm IA trong sách Đỏ Việt Nam và cấm khai thác mục đích thương mại từ năm 1994. Gỗ Sưa được ví quý hơn vàng, gia đình nào trông cây Sưa được ví như “chôn kho báu” dưới đất.
1.5 Ưu điểm của gỗ Sưa
Gỗ Sưa có tốt không? Câu trả lời là rất tốt. Gỗ Sưa được nhiều người yêu thích và săn lùng vì những ưu điểm sau đây:
- Độ bền cao: Thân gỗ cứng, ít bị mối mọt ăn mòn. Thêm vào đó, khả năng chống chịu tốt các tác động từ môi trường bên ngoài khiến gỗ không bị cong vênh, co ngót và chống va đập tốt.
- Thẩm mỹ: Gỗ Sưa mang màu nâu đỏ vàng đến nâu đỏ thẫm sang trọng, nổi bật với đường vân gỗ nổi, cuộn xoáy từng lớp tinh tế. Thớ gỗ mịn, màu sắc tự nhiên khiến đồ nội thất gỗ Sưa tạo sự khác biệt mà ít loại gỗ nào có thể sánh bằng.
- Mùi thơm quyến rũ: hương trầm dịu nhẹ.
- Tuổi thọ cao: trung bình 40-50 năm.
Xem ngay một số mẫu thiết kế nhà phố, biệt thự gỗ tự nhiên:
- Thi công nội thất biệt thự liền kề 3 tầng 5x14m tại Vĩnh Phúc – Anh Ân
- Thiết kế kiến trúc & nội thất biệt thự 1 tầng 8x16m tại Hải Phòng
- Thiết kế nội thất nhà phố đẹp 320m2 tại Thái Nguyên
2. Gỗ Sưa có mấy loại?
2.1 Gỗ Sưa Trắng
Để phân biệt được Sưa Trắng với các loại gỗ thông thường, người ta thường căn cứ chủ yếu vào những đặc điểm dưới đây:
- Thân cây Sưa Trắng thường có màu xanh, lá cây mỏng hơn so với lá cây của Sưa Đỏ.
- Sưa Trắng khi trưởng thành có thân xanh, vỏ nhẵn, quả đơn.
- Vào mùa hoa nở cây Sưa Trắng toát lên mùi thơm dễ chịu thoải mái.
- Giá trị kinh tế không cao bằng Sưa Đỏ.
2.2 Gỗ Sưa Đỏ
Hiện nay, cây gỗ Sưa Đỏ được phân theo khu vực địa lý thành 3 loại chủ yếu như: Sưa Đỏ Hải Nam, gỗ Sưa Đỏ Bắc Bộ và Sưa Đỏ Nam Bộ. Về cơ bản các loại gỗ này có đặc điểm chủ yếu như sau:
- Thân cây cứng, dẻo chịu được khí hậu thời tiết khắc nghiệt
- Gỗ có màu đỏ, vàng, vân Sưa đỏ được mệnh danh là “đệ nhất vân”.
- Thớ gỗ mịn, vân nổi lên theo từng lớp có màu đỏ, vàng khi ra ánh sáng tạo hiệu ứng như sắc cầu vồng cực đẹp.
- Quả Huỳnh Đàn đỏ kết thành chùm, khi đốt có mùi thối đặc trưng.
- Giá trị thuộc hàng cao nhất trong tất cả các loại gỗ quý hiếm trên thị trường hiện nay.
Nhiều người cho rằng gỗ Sưa Tím là loại khác với Sưa Đỏ. Nhưng chính xác Sưa Tím chính là Sưa Đỏ được trồng lâu năm. Những cây Sưa Đỏ có tuổi đời lên đến hàng trăm năm màu gỗ thường chuyển từ đỏ sang tím. Do đó, loại Sưa Tím này cực kì quý hiếm và gần như tồn tại rất ít.
2.3 Gỗ Sưa Đen
Được mệnh danh là tuyệt gỗ, giá trị thương phẩm của gỗ Sưa Đen thường rất cao. Người ta thường phân biệt Sưa Đen với các loại Sưa khác nhờ các đặc điểm sau:
- Gỗ mang mùi thơm nhẹ, dễ chịu càng sử dụng gỗ càng thơm. Khi đốt tro màu trắng đục.
- Thớ gỗ Sưa Đen mịn, vân gỗ hài hòa, đẹp mắt.
- Gỗ cứng, chỉ dùng phần lõi những cây trên 100 tuổi.
Bên cạnh 3 loại gỗ Sưa Đỏ, Sưa Trắng và Sưa Đen còn xuất hiện thêm cái tên Sưa Vàng. Rất nhiều người thắc mắc rằng cây Sưa Vàng có cùng một loại với cây Sưa quý thường thấy không. Thực tế, Sưa Vàng này là cây trồng ở vùng Tam Kỳ, Quảng Nam ra hoa vàng nên được người dân miền Trung gọi là Sưa Vàng. Tuy nhiên, Sưa Vàng thực chất thuộc dòng Giáng Hương (gỗ Hương), hoàn toàn không phải là cây sưa phố biến ở các tỉnh phía Bắc.
3. Phân biệt Sưa Trắng và Sưa Đỏ
Đặc điểm | Sưa Trắng | Sưa Đỏ |
Thân | Vỏ mỏng, trơn và nứt nhẹ. | Vỏ dày, sần sùi và nứt sâu. |
Lá | Lá chét mọc đối nhau, với đầu lá có mũi nhọn dài, chất lá mềm. | Lá chét mọc cách nhau, với đầu lá có mũi nhọn ngắn, chất lá dai. |
Hoa | Màu trắng tinh. Hoa lại xuất hiện trước khi ra lá non tầm tháng 2 – 4. | Màu trắng vàng hoặc vàng nhạt. Hoa thường xuất hiện sau khi ra lá non vào khoảng tháng 3 – 5. |
Quả | Quả đậu có vỏ rất cứng, và đỉnh nhọn như lưỡi dao. Còn khi đốt hạt không có mùi thối. Hạt Sưa Trắng có độc. | Quả đậu có cánh mềm, và thường không có mũi nhọn. Đặc biệt khi đốt hạt có mùi thối. |
Vân gỗ | 2 mặt | 4 mặt |
Giá trị kinh tế | Thấp hơn Sưa Đỏ | Cao hơn Sưa Trắng |
4. Cách nhận biết gỗ Sưa thật
Chính vì giá trị kinh tế cao nên trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại gỗ giả Sưa. Vậy làm sao để nhận biết đâu là gỗ Sưa thật? Cùng tham khảo một số cách An Lộc giới thiệu ngay sau đây nhé:
Dựa vào màu sắc
Dân gian có câu “Vân gỗ Trắc, sắc gỗ Sưa”, theo đó sắc gỗ Sưa nổi tiếng với màu từ đỏ vàng đến đỏ đen. Cho dù đồ gỗ Sưa lâu năm không sử dụng có thể xuống sắc, nhưng khi dùng giấy ráp đánh qua thì gỗ lại trở về màu nguyên thủy. Thêm vào đó, vân gỗ Sưa nổi lên từng cuộn xoắn theo lớp rất đẹp mắt.
Mùi hương
Hương thơm của gỗ Sưa rất đặc biệt và khác hẳn với các loại gỗ tự nhiên khác. Gỗ có mùi thơm quyến rũ, giống như hương trầm. Cách kiểm tra là quý vị có thể lấy giấy ráp chà hoặc dùng dao cạo nhẹ, nếu có mùi thơm đặc trưng thì khả năng cao là gỗ Sưa.
Ngâm gỗ trong nước sôi
Đây là cách rất nhiều người sử dụng để nhận biết gỗ Sưa thật. Quý vị lấy một mẩu Sưa nhỏ ngâm vào nước sôi. Chờ khoảng 20-30 phút thấy nước chuyển màu hồng, có lớp váng dầu bám vào thành bát, lại ngửi thấy mùi hương thơm nhẹ thì đó là gỗ sưa.
Đốt thành tro
Phương pháp này áp dụng khá đơn giản. Đốt một mẩu gỗ Sưa, khi đốt đến tàn tro cuối cùng thì gỗ thật sẽ thường cho ra tàn tro màu trắng, trắng xám. Đặc biệt, tàn tro mịn như bột. Ngược lại, các loại sưa kém chất lượng như sẽ cho tàn tro màu đen, xốp.
5. Giá gỗ Sưa hiện nay là bao nhiêu?
Giá gỗ Sưa thuộc top đầu trong các loại gỗ tự nhiên quý hiếm ở nước ta. Gỗ Sưa tuổi thọ càng cao, giá trị càng lớn. Cụ thể:
Loại | Gỗ Sưa già trên 30 tuổi | Gỗ Sưa non dưới 20 năm tuổi |
Loại 1 | Đường kính từ 50cm trở lên trung bình khoảng 30 – 40 triệu /1kg. | Đường kính từ 15 -20cm giá dao động từ 1,5 – 3 triệu / 1kg |
Loại 2 | Đường kính 30-50cm giá dao động từ 15-30 triệu /kg | Đường kính cây gỗ từ 13-15cm cây dài 2,5m thẳng đều giá 1 – 1,5 triệu /1kg. |
Loại 3 | Đường kính gỗ từ 20-30cm thì giá tầm 10 – 15 triệu đồng/1kg. | Đường kinh từ 10-13cm thì giá khoảng 700k – 1,2 triệu /1kg. |
Loại 4 | Đường kính 20cm giá < 15 triệu /kg | Đường kính <10 cm thì từ 200k – 700k /1kg. |
Loại 5 | Là mấy cành vụn của những cây gỗ lớn nếu đường kính <10cm thì 2 – 10 triệu/ 1kg |
Lưu ý: Giá chỉ mang tính chất tham khảo và thay đổi theo thời gian và thời điểm bán.
Ngoài ra, giá gỗ Sưa còn phụ thuộc dựa trên vùng trồng. Sưa Lào, Sưa Campuchia giá rẻ hơn Sưa Việt Nam. Ở nước ta, gỗ sưa Đỏ miền Bắc thường có giá bán cao hơn gỗ Sưa được trồng ở phía Nam. Do xuất phát từ nhận định, gỗ Sưa trồng miền Bắc có chất lượng tốt hơn, gỗ đẹp hơn.
6. Gỗ Sưa có tác dụng gì?
Ngoài giá trị kinh tế, loại gỗ này ghi điểm trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Có thể tổng hợp tác dụng của gỗ bằng những nội dung như sau:
6.1 Nội thất gỗ Sưa
Không thể phủ nhận vẻ đẹp thẩm mỹ sắc sảo đến ấn tượng của dòng vân gỗ Sưa. Hiện nay, gỗ Trắc Thối được giới thượng lưu sử dụng để trang hoàng không gian nội thất. Quý vị có thể bắt gặp bàn ghế, kệ tivi, tủ quần áo sử dụng gỗ Sưa có giá trị kinh tế cao đồng thời thể hiện vẻ đẹp ấn tượng, cuốn hút. Dưới đây là một vài mẫu nội thất gỗ Sưa:
6.2 Đảm bảo sức khỏe
Trong Đông y, gỗ Sưa giúp cầm máu, giảm đau, chữa bệnh tim và hoạt huyết hiệu quả. Gỗ Trắc Thối tuổi đời hàng trăm năm sẽ phát ra bên ngoài một loại khí gọi là “khí mộc dưỡng”. Loại khí này có tác dụng an thần giúp cho con người có giấc ngủ ngon hơn. Tận dụng lợi ích đó mà các sản phẩm như vòng, tủ, giường được gia công từ gỗ Sưa được sử dụng phổ biến.
6.3 Tác dụng phong thủy
Gỗ Sưa đặc biệt là Sưa Đỏ có mùi hương dễ chịu đuổi được côn trùng. Nếu quan sát kỹ quý vị có thể thấy cây Sưa trên thân không có kiến, côn trùng phá hoại. Do đó loại gỗ này được sử dụng để trừ tà, xua đuổi những điều không may mắn trong gia đình. Hiện nay, một số gia đình thường mua gỗ Trắc Thối để trồng cây phong thủy trong nhà. Hoặc sử dụng các vật dụng làm từ loại gỗ đặc biệt này.
Hy vọng bài viết cung cấp cho quý những thông tin quan trọng về cây Gỗ Sưa cũng như biết cách phân biệt các loại gỗ Sưa. Ngoài những kiến thức chia sẻ bên trên, An Lộc chúng tôi còn có xưởng sản xuất gỗ riêng. Đặc biệt đội ngũ thiết kế, thi công lâu năm cho khách hàng luôn yên tâm khi đặt dịch vụ. Gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline 0966 176 288 để được tư vấn thiết kế nội thất miễn phí nhé!
Các loại gỗ tự nhiên làm nội thất khác:
Gỗ tự nhiên | Gỗ Óc Chó | Gỗ Mun | Gỗ Hương |
Gỗ Sồi | Gỗ Thông | Gỗ Sưa | Gỗ Trắc |
Gỗ Lim | Gỗ Căm Xe | Gỗ Tần Bì | Gỗ Xoan Đào |
Gỗ Gụ | Gỗ Xá Xị | Gỗ Pơ Mu | Gỗ Đinh Hương |
Gỗ Mít | Gỗ Xà Cừ | Gỗ Chò Chỉ | Gỗ công nghiệp |
Nội Thất An Lộc – Vững Bước Niềm Tin
4.9/5 - (71 bình chọn) Đỗ Xuân ToànĐỗ Xuân Toàn là kiến trúc sư kiêm CEO của Nội Thất An Lộc. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc & nội thất, ông luôn hướng đến những xu hướng thiết kế mới. Luôn tận tâm để giúp khách hàng có một không gian sống đẹp, sáng tạo và cao cấp.
Từ khóa » Tác Dụng Của Gỗ Sưa Là Gì
-
Cây Gỗ Sưa Là Gì? Tác Dụng Của Gỗ Sưa, Giá Trị Gỗ Sưa Trong Phong ...
-
Gỗ Sưa Có Tác Dụng Gì? Các Nhận Biết, Cách Trồng Và Giá Từng ...
-
Tác Dụng Của Gỗ Sưa đỏ, Gỗ Sưa Dùng để Làm Gì ?
-
Gỗ Sưa Có Tác Dụng Gì Ý Nghĩa Tâm Linh Và Phong Thủy
-
Cây Gỗ Sưa Là Gì? Công Dụng Của Gỗ Sưa - Top10tphcm
-
Gỗ Sưa để Làm Gì? Tác Dụng Của Gỗ Sưa Theo Người Trung Quốc
-
Gỗ Sưa Là Gì? Tại Sao Gỗ Sưa Lại được Coi Là "cực Phẩm"
-
Gỗ Sưa Là Gì? Gỗ Sưa Có Mấy Loại Và Tại Sao được Quý Như Vàng?
-
Bí Mật 'quyền Năng' Gỗ Sưa Của Người Tàu - Vietnamnet
-
Vòng Tay Gỗ Sưa Là Gì? Gỗ Sưa Có Tác Dụng Gì? | Thiên Mộc Hương
-
Gỗ Sưa Có Tác Dụng Gì? Ý Nghĩa Tâm Linh Trong Cuộc Sống
-
Gỗ Sưa Là Gì? Tác Dụng - Tại Sao Gỗ Sưa đỏ Lại đắt? Giá 2022
-
Vòng Tay Gỗ Sưa Có Tác Dụng Gì? Hợp Mệnh Gì? Ai Nên Đeo?
-
Trầm Hương Và Gỗ Sưa Có Tác Dụng Gì? Kiến Thức Trầm Hương