Gỗ Xoan Mộc Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết
Hiện nay, Gỗ Xoan Mộc đang là dòng chất liệu gỗ phổ thông; và được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế nội thất. Nhưng đặc điểm hình thái, cũng như những ưu điểm của dòng gỗ này còn khá mơ hồ với nhiều người. Vậy Gỗ Xoan Mộc là gỗ gì? Loại cây này có đắt không? hay Xoan Mộc thuộc nhóm mấy?. Hãy cùng khám phá nhé!
Gỗ Xoan Mộc là gỗ gì?
Cây xoan mộc còn có tên gọi khác là: Cáng Lò, sapele, sapeli…. Tên khoa học của loài cây này thường gọi là Toona febrifuga Roen. Đây là loài thực vật có hoa thuộc họ Xoan.
Tìm hiểu về Gỗ Xoan Mộc
Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Xoan Mộc nhờ giải đáp câu hỏi: “Gỗ Xoan Mộc Có Tốt Không?” “Xoan Mộc có ưu điểm là gì?”
Đặc điểm nhận biết cây Xoan Mộc
– Xoan mộc là loại cây cho thân gỗ lớn với chiều cao trung bình là từ 20 – 25m. Đường kính thân cây từ 40 – 60cm; tốc độ sinh trưởng khá nhanh.
– Vỏ xoan mộc tương đối nhẵn, có màu tro – nâu hơn bạc. Khi cây càng lớn, vỏ cây sẽ nứt nhẹ dọc từ thân rồi sau đó bong tróc ra thành những mảnh nhỏ. Vỏ cây có nhiều bì và dày với màu nâu nhạt.
– Cành cây phân nhiều nhánh nhỏ ở xung quanh thân chính. Gỗ cây xoan mộc có thân thẳng, hình tròn.
– Lá đơn nguyên, phiến lá dày nhưng hơi nhọn. Còn các lá cây kép lông chim lẻ một lần, thường mọc cách nhau, có hình thuôn dài.
– Hoa xoan mộc thường mọc thành từng chùm ở nách lá. Hoa màu trắng vàng, có 5 cánh và phủ lông mềm. Hoa đực lưỡng tính thì có màu đỏ và mọc thành cụm ở đầu cánh hoặc nách lá. Xoan mộc ra hoa tầm tháng 3 đến tháng 4
– Quả khi chín sẽ chuyển từ màu xanh sang màu nâu nhạt. Quả xoan mộc là hình cầu hoặc hình trứng với đường kính tầm 2cm. Khi quả chín thì sẽ có màu vàng nâu, hạt to, cứng và chứa nhiều dầu thơm. Và quả chín vào tầm tháng 8 đến tháng 9.
Sự phân bố của Xoan Mộc
Cây xoan mộc có nguồn gốc xuất xứ ở khu vực Đông Nam Á như là: Lào, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia…. Nhưng chúng lại phân bố rải rác ở rừng thứ sinh và nguyên sinh.
Tại Việt Nam, dòng cây này phân bố tập trung ở những tỉnh miền núi phía Bắc với độ cao khoảng từ 400 – 600m như: Lạng Sơn, Hà Giang, Sơn La, Quảng Ninh, Lai Châu….Và một số khu vực khác của Tây Nguyên: Kon Tum, Lâm Đồng. Tuy nhiên, cây tập trung nhiều nhất ở miền Đông Nam Trung Bộ như: Bình Thuận và Đồng Nai.
Xoan Mộc thuộc nhóm nào?
Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Xoan Mộc được xếp vào Gỗ NHÓM VI – Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng tương đối kém, dễ bị mối mọt, tương đối dễ chế biến; được xếp cùng các loại gỗ như: Bạch đàn trắng, Bứa lá thuôn, Bạch đàn liễu, Cáng lò, Bạch đàn đỏ, Chiêu liêu, Bạch đàn chanh, Chẹo tía, …
Đặc tính của Xoan Mộc
Xoan Mộc là một trong những dòng gỗ mang lại giá trị kinh tế cao nhờ sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:
– Gỗ có giác và lõi phân biệt; giác màu vàng nhạt, lõi màu vàng nâu; có mùi thơm dễ chịu – Gỗ rắn chắc và cứng; vân gỗ đẹp xếp theo tầng tầng lớp lớp giống như gợn sóng. – Có khả năng chịu nhiệt, chịu nén và chịu nước, chịu lực khá tốt. – Gỗ chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt như: nắng, mưa, gió, nước và lạnh. – Nội thất được làm từ loại cây này thường được phun sơn PU cao cấp; nhờ thế nên tạo màu như ý (sơn thường được phun từ 3 – 4 lớp).
Ứng dụng
Nhờ những ưu điểm trên, Xoan Mộc được chú ý nhiều hơn trong thị trường đồ gỗ. Bởi vì chúng được ứng dụng khá nhiều trong thiết kế và sản xuất nội thất: giường ngủ, kệ tivi, tủ quần áo, bàn ăn, trần nhà, cửa ra vào cho đến tủ kệ đựng đồ….
Đối với bàn ghế từ xoan mộc: Nếu nội thất phòng khách được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên như Xoan Mộc; chắc chắn mang đến sự sang trọng, tươi trẻ cho không gian sống của bạn. Khi được đánh bóng vecni hay là sơn PU sẽ tạo nên màu gỗ rất nổi, bóng đẹp.
Đối với lục bình từ xoan mộc: Thường được sản xuất từ thân cây gỗ già có màu đỏ đậm, vân gỗ khá đẹp và chắc chắn. Thế nên, gỗ từ xoan mộc được chọn để chế tác thành những lục bình lớn và không hề kém gì so với sản phẩm từ gỗ hương, gỗ cẩm.
Đối với giường tủ từ xoan mộc: Đó hầu hết là những thiết kế nội thất cầu kỳ, cổ điển mang phong cách châu u và thể hiện sự đẳng cấp, lộng lẫy. Nếu bạn yêu thích phong cách ấy, thì mẫu thiết kế giường ngủ từ xoan mộc sẽ dành cho bạn.
Đối với phản từ xoan mộc: Giống như lục bình, sập gỗ làm từ loại gỗ này chất lượng sẽ mang đến vẻ đẹp cổ điển, tinh xảo nhờ đục chạm hoa văn vô cùng tinh tế, cầu kỳ. Rất nhiều khách hàng tìm kiếm và săn lùng phản gỗ từ Xoan Mộc là vì vậy.
Giá của Gỗ Xoan Mộc
Xoan Mộc giá bao nhiêu? Gỗ Xoan Mộc có đắt không? Loại gỗ này bao nhiêu tiền 1m3? đang là những câu hỏi của rất nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!
Hiện nay giá bán gỗ từ xoan mộc ở Việt Nam được tính theo 2 cách: Loại sấy có giá dao động từ: 9 đến 15 triệu đồng/ m3 Loại xẻ có giá tầm: 8,5 triệu/ m3
Tuy nhiên, Xoan mộc là một trong những loại gỗ “đắt giá nhất” trong nhóm VI của bảng phân loại gỗ của Việt Nam. Nhờ ưu điểm bền chắc và đẹp; vậy nên có giá ngày càng cao hơn, đặc biệt so với các loại gỗ tự nhiên khác. Cụ thể như sau: giá một khối Gỗ Xoan Mộc dao động từ 25.000.000 – 29.000.000 tùy từng loại gỗ.
Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.
Từ khóa » Cây Xoan Mộc
-
Gỗ Xoan Mộc Là Gì? Mọi Thứ Bạn Cần Biết
-
Gỗ Xoan Mộc - Gỗ Nhóm 6 Có Tốt Không? Cây Xoan Môc Tự Nhiên
-
Cây Xoan Mộc - Gỗ Xẻ Sấy
-
[PDF] Cay Xoan Moc - Bao Huy * FREM
-
Gỗ Xoan Có Tốt Không? Những điều Cần Biết Về Gỗ Xoan
-
GỖ XOAN MỘC GHÉP - Ván Tuấn Anh
-
Bình Dị Mộc Mạc Cây Xoan
-
Cửa Gỗ Xoan đào Hay Cửa Gỗ Xoan Mộc Bền đẹp Hơn?
-
Tìm Hiểu Về Gỗ Xoan đào. - Showroom MỘC SƠN LÂM
-
Gỗ Xoan Mộc Ghép
-
Thông Tin Về Một Số Loại Cây Xoan Xoan Mộc - TaiLieu.VN
-
Xoan Hôi Xoan Mộc Giống Mới 100%, Giá: 600.000đ, Gọi
-
Cần Tìm Cây Giống Lát Khét (xoan Mộc, Xương Mộc - Agriviet