Góc Giải đáp: Cấy Que Tránh Thai ở Tay Có An Toàn Không? | Medlatec

1. Cơ chế hoạt động của phương pháp cấy que tránh thai ở tay

1.1. Cấy que tránh thai là gì? Cơ chế hoạt động của que tránh thai ra sao?

Que tránh thai chính là một thanh nhựa nhỏ. Thanh nhựa này có chứa nội tiết tố Levonorgestrel hay etonogestrel và sẽ được chuyên gia xử lý, cấy dưới da cánh tay không thuận của chị em. Thủ thuật này diễn ra khá nhẹ nhàng và nhanh chóng. Bạn sẽ có cảm giác như có một que tăm dưới tay.

cấy que tránh thai ở tay

Que tránh thai là một thanh nhựa nhỏ

Cơ chế hoạt động của que tránh thai như sau: Nội tiết tố có chứa trong que sẽ có tác động làm ức chế khả năng rụng trứng, đồng thời làm mỏng nội mạc tử cung và khiến cho dịch nhầy cổ tử cung đặc lại, chính vì thế mà tinh trùng rất khó để xâm nhập vào tử cung để gặp trứng.

Thông thường sau khi cấy dưới cánh tay khoảng 24 tiếng, que tránh thai sẽ phát huy tác dụng và có hiệu quả ngừa thai trong khoảng 3 đến 5 năm, hay cũng có thể lâu hơn, tùy thuộc và loại que mà bạn lựa chọn. Trong thời gian đã được cấy que tránh thai, chị em không cần phải sử dụng thêm phương pháp tránh thai khác.

1.2. Khi nào thực hiện cấy que tránh thai ở tay sau sinh?

Khi lựa chọn phương pháp này, nhiều chị em thường phân vân không biết nên cấy que vào thời điểm nào sau sinh. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia:

Trường hợp cho con bú: Thời điểm phù hợp nhất để cấy que tránh thai là khoảng 6 tuần sau sinh đối với những phụ nữ cho con bú và không thể sử dụng phương pháp ngừa thai nào khác.

Que tránh thai có tác dụng lên đến 3 năm hoặc có thể hơn

Que tránh thai có tác dụng lên đến 3 năm hoặc có thể hơn

Trường hợp không cho con bú: Những trường hợp không cho con bú thì dưới 21 ngày sau sinh, chị em có thể cấy que tránh thai bất cứ lúc nào.

Trong trường hợp, sau 3 năm sử dụng, bạn vẫn muốn áp dụng phương pháp tránh thai này thì cần phải đến cơ sở y tế, tham khảo ý kiến chuyên gia và sau đó nếu phù hợp các bác sĩ sẽ dùng thủ thuật để tháo que và thay bằng một que mới.

2. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp cấy que tránh thai ở tay

Dù đang là phương pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng nhưng cấy que tránh thai ở tay vẫn có những ưu nhược điểm nhất định. Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với mình:

2.1. Ưu điểm

Cấy que tránh thai ở tay là một trong những phương pháp ngừa thai hiệu quả nhất, tỉ lệ ngừa thai có thể lên đến 99%.

Tác dụng lâu dài: Tùy vào loại que cấy mà tác dụng ngừa thai có thể đạt từ 3 đến 5 năm. Nếu muốn sinh em bé, bạn chỉ cần tháo bỏ que cấy. Thông thường, sau khoảng 3 đến 4 tuần tháo que, phụ nữ sẽ xuất hiện tình trạng rụng trứng.

Phương pháp này nhẹ nhàng và kín đáo.

Một số phụ nữ hay quên khi sử dụng viên uống tránh thai sẽ cảm thấy rất khó khăn. Nhưng khi sử dụng que cấy tránh thai, chị em sẽ không cần lo lắng vì sự cố “nhớ nhớ, quên quên” của mình nữa.

Mỗi phương pháp tránh thai đều có ưu nhược điểm riêng

Mỗi phương pháp tránh thai đều có ưu nhược điểm riêng

Các trường hợp không sử dụng được thuốc tránh thai có chứa estrogen vì đang cho con bú, bị bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, trên 40 tuổi,… thì cũng có thể sử dụng biện pháp cấy que tránh thai ở tay.

Khi sử dụng phương pháp này, bạn cũng không cần phải lo đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, không ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng hay không may tuột vòng gây có thai ngoài ý muốn.

2.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, phương pháp cấy que tránh thai cũng có những nhược điểm dưới đây:

Chi phí cao hơn những phương pháp ngừa thai khác.

Khi cấy que, chị em có nguy cơ gặp phải một số sự cố như tụ máu, hay nhiễm trùng ở chỗ cấy que, một số trường hợp bị dị ứng với que cấy và que cấy có thể bị dịch chuyển trong khoảng 2cm,… Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra những tai biến này là rất thấp.

Một số trường hợp có thể bị cong que cấy hoặc da vùng cấy sưng đỏ,... Lời khuyên dành cho bạn là hay liên hệ với bác sĩ nếu gặp những bất thường.

Một số thông tin cho rằng, que cấy này có thể di chuyển đến tim và phổi hoặc một vài vị trí khác trên cơ thể. Điều này cũng có nguy cơ xảy ra nhưng đó là những rủi ro rất hiếm.

2.3. Những tác dụng phụ khi cấy que tránh thai ở tay

Khi cấy que tránh thai, phụ nữ có thể gặp phải những tác dụng phụ như đau nhức đầu, nhiều mụn, tăng cân, ngực căng hơn, giảm ham muốn tình dục, tâm lý thất thường và có sự thay đổi về kinh nguyệt như lượng kinh ít hơn, hoặc nhiều hơn,… Đây là tác dụng của thuốc nội tiết và khi tháo bỏ que thì kinh nguyệt của bạn sẽ bình thường trở lại.

Trước khi sử dụng que tránh thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ

Trước khi sử dụng que tránh thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ

Phương pháp này không thể phòng ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh HIV, giang mai, lậu, viêm gan B,… Bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng thêm bao cao su khi quan hệ vợ chồng.

2.4. Những trường hợp không nên dùng que tránh thai

Đây là phương pháp ngừa thai có rất nhiều ưu điểm nhưng không phải ai cũng phù hợp và dưới đây là những trường hợp không nên sử dụng que tránh thai:

Phụ nữ mắc các bệnh về nội tiết, tim mạch, bệnh huyết áp không nên sử dụng vì que cấy có chứa nội tiết.

Bệnh nhân ung thư cũng nên báo trước với bác sĩ về tình hình bệnh của mình để được nhận những lời khuyên phù hợp.

Phụ nữ có tiền sử chảy máu âm đạo hoặc gặp phải tình trạng rối loạn chức năng gan,… cũng nên thông báo với các bác sĩ trước khi cấy que tránh thai.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về cấy que tránh thai ở tay. Nếu cần được tư vấn thêm, hãy gọi đến số 1900565656, các chuyên gia sản khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn.

Từ khóa » Vòng Tránh Thai Cấy Dưới Da