Hai Mặt Của 5 Biện Pháp Tránh Thai Phổ Biến được Nhiều Chị Em Tin ...
Có thể bạn quan tâm
Skip to Content
Hai mặt của 5 biện pháp tránh thai phổ biến được nhiều chị em tin dùng nhất
30/09/2019 | 15:23 PM
|Thạc sĩ, bác sĩ Tạ Việt Cường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết những biện pháp tránh thai phổ biến nhất là dùng bao cao su, màng ngăn, uống thuốc, đặt vòng, cấy que.
news-relateTheo bác sĩ Lương Tâm Phúc, Phó khoa Kế hoạch hóa Gia đình, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, mỗi năm, cơ sở y tế này tiếp nhận xử lý 15.000-20.000 ca nạo phá thai, nhiều nhất khu vực miền Bắc. Đây chỉ là con số ghi nhận tại một bệnh viện. Cả nước còn nhiều bệnh viện phụ sản khác, chưa kể các cơ sở, phòng khám chui.
Những trường hợp này thường thiếu hiểu biết về biện pháp tránh thai và thuộc độ tuổi vị thành niên hoặc những người vừa mới sinh con.
Thạc sĩ, bác sĩ Tạ Việt Cường, Khoa D4, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết 5 biện pháp tránh thai phổ biến nhất là dùng bao cao su, uống thuốc, đặt vòng, cấy que, màng ngăn âm đạo.
“Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Không thể khẳng định đâu là biện pháp tốt nhất. Chị em cần có kiến thức đầy đủ về từng phương pháp tránh thai, đi khám sức khỏe sinh sản và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa”, thạc sĩ Cường khuyến nghị.
Bao cao su
Bao cao su là biện pháp tránh thai duy nhất không chỉ phòng có thai ngoài ý muốn với hiệu quả cao mà còn ngăn chặn được các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Theo thạc sĩ Cường, bao cao su là biện pháp tránh thai duy nhất không chỉ phòng có thai ngoài ý muốn với hiệu quả cao mà còn ngăn chặn được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Khi một trong hai người mắc bệnh tình dục, việc sử dụng bao cao su là bắt buộc để tránh truyền bệnh cho đối phương.
Tuy nhiên, biện pháp này cũng có những hạn chế nhất định như vướng víu, làm gián đoạn hoạt động tình dục khi cả hai đang vào “cao trào”. Đặc biệt, nhiều người tránh dùng bởi nó làm giảm cảm giác, độ hưng phấn. Ngoài ra, một số người có cơ địa dị ứng với bao cao su cũng không thể tránh thai theo cách này.
Thuốc tránh thai
Hiện thuốc uống tránh thai hàng ngày có hai loại. Loại thứ nhất là sự kết hợp của hai hormone progestin và estrogen nhân tạo (viên kết hợp), loại thứ 2 chỉ chứa progestin. Đây là biện pháp tránh thai khá phổ biến và đem lại hiệu quả cao, ít tác dụng phụ.
Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này, chị em phải uống thuốc hàng ngày vào một giờ nhất định nên khá phiền phức, nếu quên sẽ làm cho việc tránh thai thất bại. Một số phụ nữ có thể gặp các triệu chứng rỉ máu, căng tức ngực, buồn nôn, tăng cân và suy giảm ham muốn tình dục khi dùng thuốc.
Chuyên gia lưu ý thuốc chỉ có tác dụng ngăn có thai ngoài ý muốn, không thể chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
Đặt vòng tránh thai
Theo thạc sĩ Cường, vòng tránh thai là một trong những dụng cụ tốt và phổ biến được các chị em tin tưởng dùng. Phương pháp này không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống tình dục của chị em. Từ xưa, phụ nữ đã lựa chọn phương pháp này.
Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai có thể phục hồi, nghĩa là khi lấy vòng ra thì lại có thể có thai
Mặc dù vậy, biên pháp này có thể gây viêm nhiễm đường sinh dục, xuyên tử cung, từ đó kéo theo các biến chứng khác, khó tháo. Do đó, để có một chiếc vòng tránh thai phù hợp và vừa vặn với cơ thể, chị em cần đến các trung tâm y tế để được tư vấn và sử dụng an toàn nhất.
Ngoài ra, phương pháp này cũng không thể bảo vệ bạn trước những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Que cấy tránh thai
Que cấy tránh thai là một que nhựa (có kích thước bằng que diêm), chứa progestin. Đây là một biện pháp tránh thai lâu dài. Que sẽ được bác sĩ cấy vào dưới da vùng cánh tay. Khi có kế hoạch sinh em bé trở lại, chị em vẫn có thể mang thai sau khi gỡ que cấy ra khỏi cơ thể.
Que tránh thai là biện pháp mới được chị em sử dụng
Tuy nhiên, khi sử dụng que cấy tránh thai, nhiều phụ nữ bị rong kinh trong vòng một năm đầu tiên.
Màng ngăn tránh thai
Màng ngăn âm đạo giống một chiếc cốc nhỏ, có tính đàn hồi, được đặt vào âm đạo để ngăn chặn tinh trùng tiến vào tử cung, và thường được dùng với chất diệt tinh trùng.
Theo thạc sĩ Cường, dùng mang ngăn âm đạo tránh thai dễ thất bại bởi bản chất của phương pháp này là chất diệt tinh trùng, nếu quan hệ vào ngày rụng trứng, khả năng tránh thai sẽ khó.
Bên cạnh đó, nếu bạn có nguy cơ nhiễm HIV, màng ngăn âm đạo không phải lựa chọn tốt nhất bởi chất diệt tinh trùng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh từ bạn tình./.
Nguồn: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
- Tweet
Related news
- Xanh - sạch - đẹp ở Bệnh viện Phổi Thanh Hóa
- Trao giải cuộc thi “Cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp” lần thứ nhất năm 2024
- Bệnh viện A Thái Nguyên: "Xanh - sạch - đẹp" hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Quảng Trị xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp
- Bệnh viện giữa tâm bão Yagi chuyển mình 'sáng, xanh, sạch, đẹp'
- Tỷ lệ nhà tiêu, nhà tắm và bể chứa nước sinh hoạt tại các xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao đều đạt chỉ tiêu
- Ngành Y tế Yên Bái yêu cầu xử lý nước sạch và vệ sinh môi trường sau bão lũ
Cải cách hành chính Bộ Y tế
Tin tức sự kiện
Hoạt động Lãnh đạo Bộ Tin tổng hợp Thông tin chỉ đạo điều hành Hoạt động của địa phương Điểm tin Y tế Chuyển đổi số y tếThông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách
Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật nói chung Chế độ chính sách lĩnh vực y tếChiến lược định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển
Công khai thông tin tài chính doanh nghiệp
Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp hàng năm Công bố KH sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm của doanh nghiệp Báo cáo chế độ tiền lương, thưởng của doanh nghiệpCông khai ngân sách Bộ Y tế
Dự toán ngân sách năm đã được cấp có thẩm quyền giao Tình hình thực hiện dự toán ngân sách trong năm Quyết toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Tổng hợp tình hình công khaiCông khai tiếp nhận, phân bổ đóng góp hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19
Công bố thông tin liên quan đến lĩnh vực dược
Công bố thông tin liên quan đến lĩnh vực dược Thu hồi chứng chỉ hành nghề dược Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược Thông tin liên quan đến thuốc nhập khẩu Thông tin cơ sở bán buôn thuốc của cơ sở có quyền nhập khẩu nhưng không được quyền phân phối Danh mục cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc Danh mục thuốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị công bố theo Điều 66 Nghị định 54/2017/NĐ-CP Thông tin đấu thầuThông cáo báo chí
Hỏi đáp y tế
Thống kê y tế
Lịch công tác
Liên kết
---Redirect link--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngànhThăm dò ý kiến
- %
Từ khóa » Vòng Tránh Thai Cấy Dưới Da
-
Que Cấy Tránh Thai: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Cấy Que Tránh Thai Có An Toàn Không? | Vinmec
-
Những Kiến Thức Cần Biết Khi Cấy Que Tránh Thai | Medlatec
-
Góc Giải đáp: Cấy Que Tránh Thai ở Tay Có An Toàn Không? | Medlatec
-
Đôi điều Cơ Bản Về Que Cấy Tránh Thai - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Tìm Hiểu Giá Cấy Que Tránh Thai Chính Xác Nhất Hiện Nay | TCI Hospital
-
Tìm Hiểu Về Phương Pháp Cấy Que Tránh Thai
-
CẤY QUE TRÁNH THAI: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
-
[ GIẢI ĐÁP ] Đặt Vòng Tránh Thai ở Tay Có An Toàn Không ? 5 Lưu ý Cần ...
-
HIỂU HƠN VỀ CẤY QUE TRÁNH THAI IMPLANON
-
PHƯƠNG PHÁP TRÁNH THAI BẰNG QUE CẤY (IMPLANON)
-
Đặt Vòng Tránh Thai - Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Thuốc Tránh Thai Cấy Dưới Da - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia