Góc Hỏi đáp: L-cystine Là Thuốc Gì Và Chống Chỉ đối Với Trường Hợp ...

Tin tức
  1. Trang chủ
  2. Tin tức y khoa
  3. Góc hỏi đáp: L-cystine là thuốc gì và chống chỉ đối với trường hợp nào?
Góc hỏi đáp: L-cystine là thuốc gì và chống chỉ đối với trường hợp nào? Ngày 08/07/2022 Vấn đề da liễu luôn nhận được sự quan tâm lớn của đông đảo chị em phụ nữ. Bên cạnh các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da từ bên ngoài thì nhiều người cũng rất chú trọng các loại thuốc có công dụng nuôi dưỡng, trị mụn cho da từ bên trong, một trong số đó phải kể đến thuốc L-cystine. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp L-cystine là thuốc gì và công dụng do loại thuốc này đem lại có hiệu quả hay không.
  • 12/07/2021 | Muốn trị bệnh mụn trứng cá, bạn đừng bỏ qua những điều này
  • 03/12/2020 | Mụn trứng cá - nỗi lo không của riêng ai ở tuổi dậy thì
  • 14/11/2020 | Mụn trứng cá và cách điều trị không sẹo, không đau

1. L-cystine là thuốc gì? Có tác dụng như thế nào?

Các công dụng của thuốc L-cystine đối với sức khỏe:

  • Trong viên uống L-cystine chứa đựng các amino axit tự nhiên, đặc biệt là gốc C-SH chiết xuất phần lớn từ nhung hươu. Công dụng của hoạt chất này là hỗ trợ tiêu diệt các gốc tự do, hạn chế các nếp nhăn giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa, đem lại sự đàn hồi cho làn da;

  • Không chỉ có vậy, nhắc tới L-cystine là nhiều người sẽ liên tưởng ngay tới công dụng trị mụn của thuốc. Các hoạt chất chứa trong L-cystine có khả năng thải độc, chống lại các tác nhân gây hại cho da điển hình là các loại vi khuẩn, khống chế sự hình thành của mụn trứng cá và tiêu diệt khi chúng xuất hiện. L-cystine còn được sử dụng như một loại thuốc giải độc gan;

  • Dạng bào chế của L-cystine là viên nang mềm. Ngoài việc sử dụng L-cystine với mục đích chính là điều trị trứng cá, thuốc còn một tác dụng khác mà ít ai biết đến đó là ức chế việc sản sinh hắc tố Melanin - nguyên nhân của các vết nám và thâm da. Từ đó làn da trở nên mịn mướt, trơn láng, đàn hồi và trắng sáng hơn;

  • Khắc phục tình trạng tổn thương biểu mô giác mạc, viêm giác mạc chấm nông;

  • Thúc đẩy cơ thể hình thành và tái tạo keratin giúp làm vững chân tóc và chắc móng;

  • Điều trị sạm da do bị rám nắng, thời kỳ tiền mãn kinh, do dùng thuốc hay mỹ phẩm;

  • Trị mẩn ngứa, mề đay, viêm da dị ứng, tăng tiết bã nhờn, phát ban trên da;

  • Khắc phục chứng gãy, rụng tóc, rối loạn dinh dưỡng móng.

L-cystine là thuốc gì? Đó là sản phẩm giúp phụ nữ chăm sóc da mạnh khỏe từ sâu bên trong

L-cystine là thuốc gì? Đó là sản phẩm giúp phụ nữ chăm sóc da mạnh khỏe từ sâu bên trong

2. Dược động học của thuốc L-cystine

  • Hấp thu: khả năng hấp thụ các thành phần của thuốc L-cystine khá hiệu quả trong đường ruột và không gây hại cho hệ tiêu hóa. Sau khi uống từ 1 - 6 giờ, nồng độ thuốc trong huyết tương được ghi nhận ở mức đạt đỉnh;

  • Chuyển hóa: thành phần hoạt chất của L-cystine được chuyển hóa phần lớn tại gan như acid pyruvic và taurin;

  • Phân bố: sau 5 tiếng sử dụng, thuốc L-cystine có thể được gan chuyển hóa và hấp thụ hoàn toàn trong cơ thể;

  • Thải trừ: một số thành phần của L-cystine sau khi được gan chuyển hóa sẽ đào thải qua mật.

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc L-cystine như thế nào?

Liều lượng sử dụng thuốc L-cystine:

  • Bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng từ 2 - 4 viên mỗi ngày, cần duy trì điều trị trong vòng 1 tháng;

  • Dựa trên khả năng đáp ứng điều trị bằng L-cystine ở từng trường hợp mà sẽ giới hạn thời gian sử dụng thuốc khác nhau. Vì vậy tốt nhất là người bệnh nên đi khám và tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Hướng dẫn cách dùng L-cystine để tối ưu hiệu quả của thuốc:

  • Dùng thuốc L-cystine sau khi ăn kèm theo một cốc nước. Không bẻ đôi, ngậm thuốc trong miệng hay nghiền nát trước khi uống;

  • Chỉ nên uống thuốc với nước lọc, không thay bằng đồ uống chứa cồn như rượu bia hay nước ngọt có gas,...;

  • Lưu ý cho từng đối tượng bệnh nhân:

  • Đối với trẻ nhỏ dưới 7 tuổi: tuyệt đối không dùng L-cystine;

  • Đối với trẻ em/thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 7 - 14: dùng 1 viên/ngày sau ăn;

  • Đối với thanh niên từ 15 tuổi trở lên: dùng từ 2 - 4 viên/ngày sau ăn.

  • Chống chỉ định dùng thuốc L-cystine trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân đang mắc chứng cystin niệu;

  • Người bệnh có tiền sử hôn mê gan hay suy thận.

Nhung hươu là một trong những thành phần tạo nên thuốc L-cystine

Nhung hươu là một trong những thành phần tạo nên thuốc L-cystine

Các thông tin về công dụng, liều dùng, hướng dẫn cách sử dụng thuốc L-cystine trên đây chỉ mang ý nghĩa tham khảo và không thay thế được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Do đó tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám trực tiếp để được kiểm tra tình trạng da và sức khỏe của mình, tuân theo hướng dẫn của chuyên gia để đạt hiệu quả tối ưu khi sử dụng.

Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân không được tự điều chỉnh liều dùng (tăng hay giảm liều) hoặc đột ngột ngừng sử dụng. Bởi vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ và ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.

4. Tác dụng phụ của thuốc L-cystine

Sau khi đã hiểu rõ L-cystine là thuốc gì và công dụng của thuốc ra sao, người bệnh cũng cần biết về các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.

Có khá nhiều trường hợp trong giai đoạn đầu sử dụng thuốc L-cystine đã bị nổi nhiều mụn hơn. Nhưng bạn đừng lo lắng vì đây là dấu hiệu của việc thuốc đang phát huy tác dụng đào thải độc tố qua da. Cụ thể là những độc tố, chẩn bẩn, tế bào chết và sắc tố đen sẽ được đẩy lên bên ngoài da. Do đó những ngày đầu bạn sẽ thấy gương mặt của mình như trở nên tệ hơn so với trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên L-cystine đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì sử dụng và chờ đợi, một thời gian sau mụn sẽ lặn đi, làn da sạch mụn và trắng sáng như mong muốn.

Tuy nhiên nếu mụn trứng cá nổi lên nhiều và kéo dài, không có dấu hiệu biến mất thì cần ngừng việc sử dụng thuốc lại ngay, sau đó thông báo cho bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời.

Mỗi người sẽ sở hữu một cơ địa và tình trạng bệnh khác nhau. Chính vì vậy bạn không nên chủ quan và hoàn toàn tin tưởng rằng thuốc sẽ có tác dụng đối với mình y như những trường hợp bệnh nhân khác. Để hạn chế tác dụng phụ và tăng hiệu quả khi dùng thuốc cũng như phòng ngừa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ, bạn đừng quên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm.

Khi dùng thuốc L-cystine người bệnh cần có sự kiên trì

Khi dùng thuốc L-cystine người bệnh cần có sự kiên trì

Mong rằng những thông tin do MEDLATEC cung cấp trên đây sẽ giúp bạn hiểu được L-Cystine là thuốc gì và một số lưu ý về công dụng, liều lượng, các tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc.

Từ khoá: viêm giác mạc tiền mãn kinh mụn trứng cá L-cystine là thuốc gì

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Tin cùng chuyên mục

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2024

Chế độ ăn giảm mỡ bụng: Nguyên tắc thực hiện và gợi ý thự...

Bất kỳ ai, trên hành trình chinh phục vóc dáng như mong ước đều khó tránh nỗi niềm về mỡ bụng. Vì thế, mỡ bụng là một trong những mục tiêu chính khi bắt đầu việc luyện tập và thay đổi chế độ ăn. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu về chế độ ăn giảm mỡ bụng và tham khảo thực đơn chi tiết để sớm đạt được mục tiêu như ý. Thứ Năm, 12 tháng 12, 2024

Nhảy dây có giảm mỡ bụng không và cách giảm nhanh mỡ bụng

Nhảy dây là bài tập được nhiều người thực hiện vì tính đơn giản và khả năng tiêu hao calo. Vậy nhảy dây có giảm mỡ bụng không? Bằng việc tham khảo các thông tin sau bạn sẽ giải đáp được vấn đề này và biết cách nhảy dây sao cho sớm đạt được mục tiêu của mình. Thứ Ba, 10 tháng 12, 2024

pH máu là gì? 8 Nguyên nhân khiến pH máu thay đổi

pH máu giúp xác định máu thiên về tính Axit hay Bazơ. Ở điều kiện bình thường, pH máu dao động trong khoảng 7.3 đến 7.4. Tuy nhiên, dưới tác động của bệnh lý hoặc bị nhiễm độc,... cơ thể dễ bị tích tụ Axit, tạo điều kiện phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe. Thứ Ba, 10 tháng 12, 2024

Chảy máu trong là gì? Cách nhận biết và xử lý chảy máu trong

Chảy máu trong khó phát hiện hơn chảy máu do vết thương hở bên ngoài cơ thể có thể nhìn thấy được. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người phát hiện muộn, làm kết quả điều trị giảm sút, để lại biến chứng không mong muốn. Vậy làm thế nào để nhận biết tình trạng chảy máu trong? Thứ Hai, 9 tháng 12, 2024

Người bị lupus ban đỏ sống được bao lâu? Phương pháp để k...

Lupus ban đỏ là một căn bệnh tự miễn gây ra nhiều mối nguy đối với sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Thắc mắc phổ biến mà nhiều người đặt ra đó là người bị lupus ban đỏ sống được bao lâu? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây. Hotline 1900565656

Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.

Liên hệ với chúng tôi

Đăng ký khám và tư vấn

Tại nhà Tại viện Đăng ký

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịch

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịch bác sĩ lựa chọn dịch vụ

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhập

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ Đóng

Quên mật khẩu

Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tục

Đổi mật khẩu thành công

Đóng

Tạo mật khẩu mới

Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩu

Thông tin cá nhân

Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656

Từ khóa » Tìm Hiểu Về L-cystine