"Góc Khuất" Hé Lộ Nguyên Phi Ỷ Lan Bức Chết Vợ Vua, 72 Cung Nữ?
Có thể bạn quan tâm
Truyền kỳ về “cô gái đứng tựa gốc lan”
"Góc khuất" hé lộ Nguyên Phi Ỷ Lan bức chết vợ vua, 72 cung nữ? Ảnh minh họa.
Cho đến nay, tên thật của bà cũng chưa được xác định rõ. Có sách ghi là Lê Thị Yến, có sách chép là Lê Thị Yến Loan, hay Lê Thị Mệnh… Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” cũng chỉ ghi các tên hiệu “Ỷ Lan phu nhân”, “thần phi”, “Nguyên phi” và “Hoàng thái hậu”.
Năm 1062, vua Lý Thánh Tông lo lắng tuổi đã cao mà chưa có con trai nối nghiệp nên ông thường xuyên đi lễ chùa cầu tự. Mối tình giữa vua và Nguyên phi Ỷ Lan nảy nở từ những chuyến đi ấy.
Một sớm mùa xuân vua về viếng thăm chùa Dâu (tổng Dương Quang, phủ Thuận Thành), dân làng mở hội nghênh giá. Thánh Tông hoàng đế cùng hòa vào dân chúng trong hội làng đông vui.
Trai gái, già trẻ các làng đều ra rước vua. Đoàn xa giá của vua đi đến đâu, các làng lân cận nô nức, đổ xô về phía ấy. Duy chỉ cô thôn nữ xinh đẹp của làng Sủi vẫn điềm nhiên hái dâu, xem việc ngự giá của vua không có quan hệ gì đến mình.
Vua cho gọi, hỏi vì sao không nghênh giá, nàng trả lời: "Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làm lụng đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng cha mẹ, đâu có dám mong đi xem rước mà nhìn mặt rồng". Vua cảm mến đưa cô gái về cung, phong làm Ỷ Lan phu nhân (chữ "ỷ lan" nghĩa là tựa gốc cây lan).
Vua thấy cô gái ăn mặc quê mùa, nhưng cử chỉ đoan trang, lời nói dịu dàng, đối đáp phân minh, lễ nghĩa khác hẳn những người con gái mà vua đã từng gặp. Yêu vì sắc, trọng vì nết nên vua cho cô gái theo long giá về kinh đô.
Năm 1066, Ỷ Lan phu nhân có mang và sinh ra hoàng tử Càn Đức. Sau đó, vua lập tiểu hoàng tử làm hoàng thái tử, phong Ỷ Lan phu nhân làm Thần phi, đổi tên hương Thổ Lỗi thành hương Siêu Loại, đại xá thiên hạ.
Năm 1068, Thần phi sinh thêm con trai nữa và được vua phong làm Nguyên phi, địa vị trong hậu cung chỉ sau Dương hoàng hậu.
Nguyên Phi giúp vua trị nước
Tháng 2 năm Kỷ Dậu (1069), vua Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành. Trước khi đi, nhà vua tin cậy trao quyền điều khiển chính sự ở triều đình cho Ỷ Lan nguyên phi.
“Trận này, vua đánh Chiêm Thành mãi không được, đem quân về đến Châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hưng Yên), nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm hóa vui vẻ, trong cõi yên tĩnh, tôn sùng Phật giáo, nhân dân gọi bà là Quan Âm, vua nói: “Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là đàn ông thì được việc gì!”. Lần đi đánh nữa, lần này đánh được”.
Năm Nhâm Tý (1072) tháng riêng mùa xuân, Lý Thánh Tông mất, Hoàng thái tử Càn Đức lên ngôi, tức vua Lý Nhân Tông. Khi ấy vua mới lên 7, “tôn mẹ là Ỷ Lan nguyên phi lên làm Linh Nhân hoàng thái phi; mẹ đích là hoàng hậu Thượng Dương Dương thị làm hoàng thái hậu, buông rèm cùng nghe chính sự.
Để chấn hưng văn hóa, Linh Nhân Hoàng thái hậu đã cho xây Quốc Tử Giám vào năm 1076 và mở khoa thi Nho học đầu tiên để chọn người hiền tài vào năm 1075.
Trước họa quân Tống kéo sang xâm lược, vua Lý Nhân Tông lúc ấy chưa quá 10 tuổi. Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đại Thành đang chấn ải Nghệ An về trao lại chức Thái sư, cùng ông lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến.
Chiến thắng vang dội đã buộc nhà Tống phải công nhận Đại Việt là một quốc gia độc lập năm 1077, ngoài tài cầm quân của vị anh hùng kiệt xuất Thái úy Lý Thường Kiệt, thì không thể không kể đến công lao to lớn của Hoàng thái hậu Ỷ Lan.
Những "góc khuất" trong cuộc đời của nguyên phi Ỷ Lan
"Góc khuất" hé lộ Nguyên Phi Ỷ Lan bức chết vợ vua, 72 cung nữ? Ảnh minh họa.
Cứ theo chính sử thì năm 1073 “Giam Hoàng Thái hậu Dương thị, tôn Hoàng Thái phi làm Linh Nhân Hoàng Thái hậu. Linh Nhân có tính ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, mới kêu với vua rằng:
“Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác được hưởng, thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?”. Vua bèn sai đem giam Dương Thái hậu và 76 người thị nữ vào cung Thượng Dương, rồi bức phải chết, chôn theo lăng Thánh Tông”.
Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học Việt Nam) thì: “Việc Ỷ Lan Nguyên phi giết 72 hay là 76 cung nữ là có thật. Nhưng “soi” hành động đó dưới vương triều phong kiến đó, thì nó có nguyên do của nó.
Thời kỳ đó có tục “tuẫn táng”, tức là vua, hoàng hậu hay thái hậu mất thì đôi khi triều đình cũng chôn theo cung phi để hầu. Chính vì vậy, ta cũng phần nào hiểu cho bà. Đó có thể coi là những điểm đen trong cuộc đời của Ỷ Lan. Ỷ Lan có công 8 phần, lỗi chỉ 2 phần”.
Giáo sư sử học Lê Văn Lan cũng cho rằng: “Trong sự nghiệp làm chính trị thì âu đấy cũng là chuyện thường thấy…”!
Từ khóa » Nguyên Phi ỷ Lan Là Ai
-
Ỷ Lan – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguyên Phi Ỷ Lan, Từ Cô Thôn Nữ Hái Dâu đến Người Thay Vua Trị Vì ...
-
Nguyên Phi Ỷ Lan Báo Thù: Nguồn Gốc Chuyện Tấm Xử Cám Làm Mắm
-
Nguyên Phi Ỷ Lan: Từ Chính Sử đến Thần Tích, Cổ Tích
-
Nguyên Phi Ỷ Lan - Người Phụ Nữ 2 Lần Nhiếp Chính Triều Lý
-
Tiểu Sử NGUYÊN PHI Ỷ LAN - Công Trạng Lớn Phò Vua Giúp ...
-
Đâu Là Làng Quê Của Nguyên Phi Ỷ Lan?
-
TÌM HIỂU NGUYÊN PHI Ỷ LAN QUA TÀI LIỆU MỘC BẢN TRIỀU ...
-
Nguyên Phi Ỷ Lan Giúp Vua Lý Thánh Tông Trị Nước - Giáo Dục - Zing
-
Chân Dung Ỷ Lan Nguyên Phi: Vị Hoàng Hậu Lắm Tài Nhiều Tật Trong ...
-
Linh Nhân Thái Hậu - Nguyên Phi Ỷ Lan: Vết Mực Loang Trên Nền ...
-
Oai Võ Lý Triều: Thái Hậu Ỷ Lan Hai Lần Nhiếp Chính - BBC
-
Nguyên Phi Ỷ Lan - Nữ Chính Trị Gia Kiệt Xuất Trong Lịch Sử Việt Nam
-
Ðình Yên Thái Và Hình Bóng Nguyên Phi Ỷ Lan - Nhịp Sống Hà Nội