Nguyên Phi Ỷ Lan - Nữ Chính Trị Gia Kiệt Xuất Trong Lịch Sử Việt Nam

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, từ sau chiến thắng Chiêm Thành, nước Đại Việt trở thành vùng đất thanh bình, thịnh vượng với nền nông nghiệp phát triển. Bên cạnh đó các công trình, cung điện, chùa chiền tráng lệ cũng bắt đầu được xây dựng. Các nghề thủ công như đúc đồng, điêu khắc, làm gốm... cũng phát triển đạt đến đỉnh cao. Thuyền buôn của Đại Việt giăng buồm đi khắp các nơi ở khu vực Đông Nam Á đến các nước Tống, Chiêm Thành, Chân Lạp... để buôn bán hương liệu, gia vị, tơ lụa, đồ gốm, thổ sản... 

Thậm chí Đại Việt còn có nguồn lợi từ mỏ vàng, mỏ đồng ở phía Bắc. Người Việt ở các vùng có mỏ khoáng sản trở nên giàu có. Khi có tiền, họ mua người ở từ nước Tống về giúp việc. Hải cảng Vân Đồn tập nập ghe thuyền ngoại quốc đến buôn bán. Dưới thời Lý Thành Tông, nước Chân Lạp cũng thường gửi sứ giả sang nộp cống phẩm. Nước Tống hùng mạnh nhưng cũng không dám dòm ngó xuống phía Nam.

Thế nhưng, đúng thời điểm nước nhà hưng thịnh (1072) thì vua Lý Thánh Tông lại băng hà (hưởng dương 50 tuổi). Thái tử kế vị là Lý Càn Đức khi đó mới 7 tuổi (lịch sử gọi là vua Lý Nhân Tông). Vì vua còn nhỏ chưa hiểu triệu trị nước nên triều đình rơi vào cảnh đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực.

vi-sao-nguyen-phi-y-lan-bi-goi-la-ba-hoang-lam-tai-nhieu-toi-5
Lý Thánh Tông - vị hoàng đế tạo nên trăm năm thịnh thế

Lúc này, phe của nguyên phi Ỷ Lan được Thái úy Lý Thường Kiệt ủng hộ. Phe của Thượng Dương Hoàng Thái hậu được Thái sư Lý Đạo Thành phò tá. Hai bên không ưa nhau, nhiều cuộc cạnh tranh chốn quan trường đã nổ ra.

Sử sách ghi chép rất rõ, bà Ỷ Lan là mẹ đẻ của vua Lý Nhân Tông, lại là người có tài trị quốc, từng có kinh nghiệm nhiếp chính lúc tiên đế Lý Thánh Tông thân chinh nên được không ít triều thần ủng hộ. Thế nhưng, Thái sư Lý Đạo Thành lại là người trọng lễ giáo, ông đã cùng những người ủng hộ suy tôn Thượng Dương hoàng thái hậu - vợ chính thức của tiên đế Lý Thánh Tông lên làm nhiếp chính. Thượng Dương Hoàng Thái hậu tuy có danh chính ngôn thuận nhưng lại không thông hiểu chuyện trị quốc, thiếu uy tín trong quần thần. 

Lúc này, nguyên phi Ỷ Lan lại cũng sinh lòng tự phụ. Bà nghĩ rằng, mình có công sinh ra vua lại giỏi giang, có nhiều công trạng hơn nhưng không được dự nhiếp chính nên sinh lòng ghen ghét, bất phục. Từ một cô gái hái dâu vùng Kinh Bắc, bà trở thành người phụ nữ đầy quyền lực, mưu mô ở chốn hậu cung.

Ỷ Lan đã thuyết phục Thái úy Lý Thường Kiệt về phe mình trong cuộc chiến tranh giành quyền lực để làm áp lực lên vị vua nhỏ Lý Nhân Tông và triều thần. Mặc khác, bà dùng thân phận mẹ vua để nói với vua rằng: Mẹ già khó nhọc mới có ngày hôm nay mà giờ phú quý người khác được hưởng thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?

vi-sao-nguyen-phi-y-lan-bi-goi-la-ba-hoang-lam-tai-nhieu-toi
Tranh vẽ Nguyên phi Ỷ Lan

Vua Lý Nhân Tông đã vì chữ hiếu với mẹ để mà ra tay, Thượng Dương Hoàng Thái hậu khi đó bị giam lỏng trong cung với 72 tì nữ. Đến năm 1073, vua Lý Nhân Tông cùng một số triều thần lại thể theo tục lệ tùy táng vốn thịnh hành trong giới quý tộc trung đại, bắt Thượng Dương Hoàng Thái hậu và 72 tì nữ phải chết theo tiên đế Lý Thánh Tông. Sau khi Thượng Dương Hoàng Thái hậu chết, Ỷ Lan Hoàng Thái phi được vua phong làm Linh Nhân Hoàng Thái hậu, giữ vai trò nhiếp chính lần 2 cùng với Thái úy Lý Thường Kiệt làm phụ chính. 

Vua phong cho Lý Thường Kiệt chức Đôn Quốc thái úy, Đại tướng quân, Đại tư đồ, gia hiệu Thượng phụ công, đứng đầu cả 2 ban văn, võ. Thái sư Lý Đạo Thành và toàn bộ những người ủng hộ Thượng Dương Hoàng Thái hậu đã hoàn toàn thất thế. Thái sư Lý Đạo Thành lãnh chức Tả gián nghị đại phu, được điều ra coi châu Nghệ An. Đối với vị Thái sư này thì chức vụ này chẳng khác gì bị đi đày. Vốn đây là một bước đi loại trừ địch thủ chính trị tại Trung ương của Ỷ Lan Linh Nhân hoàng thái hậu.

Và những đấu đá tranh quyền của nội bộ nhà Lý đã không thể lọt qua được mắt tai mắt của nhà Tống. Phía phương Bắc nhận thấy đây là thời cơ có lợi để tiến quân đánh Đại Việt. Tuy nhiên, mưu đồ của nhà Tống đã không thành công.

 Cụ thể, vào năm 1076, triều Tống phái đại binh sang xâm chiếm Đại Việt. Thái hậu Ỷ Lan đã cùng Lý Thường Kiệt và một số quần thần bày mưu chống địch. Kết quả, đại quân Tống thất bại thảm hại, lũ lượt kéo nhau chạy bán sống bán chết về nước. 

Trong chiến thắng đó có công lao không hề nhỏ của Thái hậu Ỷ Lan. Sau 13 năm tiến cung, không chỉ trở thành một nguyên phi bình thường mà còn trở thành 1 người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Việt Nam. 

vi-sao-nguyen-phi-y-lan-bi-goi-la-ba-hoang-lam-tai-nhieu-toi-8
Tượng nguyên phi Ỷ Lan

Lời bàn:

Cho đến nay, nhiều cứ liệu lịch sử nhận xét: Nguyên phi Ỷ Lan là một nhân vật lịch sử xuất chúng. Bà là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, một nhà Phật học nổi tiếng, một trong những nữ danh nhân tuyệt vời của lịch sử Việt Nam. 

Bên cạnh công lao ổn định và phát triển đất nước, bà Ỷ Lan còn có hai việc nổi bật đã được sử cũ biên chép, đó là việc "chuộc người" (năm 1103) và việc "đề xuất lệnh cấm trộm trâu và giết trâu bừa bãi" (năm 1117) như đã kể trên. Việc thứ nhất được sử thần Ngô Sĩ Liên khen là: "Thái hậu đổi đời cho họ, cũng là việc làm chân chính vậy". Còn việc thứ hai khiến nhiều người dân càng kính trọng và biết ơn bà, bởi "con trâu là đầu cơ nghiệp".

Tuy nhiên, trong trang sử đời bà không khỏi có một vết đen, đó là việc giết chết Thái hậu Thượng Dương và 72 người thị nữ. Tục truyền rằng bà rất hối hận về việc này nên đã làm nhiều chùa Phật để sám hối, rửa oan. Xét khía cạnh khác, qua bài kệ của bà còn lưu lại trong cuốn Thiền Uyển tập anh, đã chứng tỏ bà không chỉ là người "hiểu sâu tôn chỉ" đạo Phật, mà còn là người giỏi chữ nghĩa. Và theo GS Nguyễn Khắc Thuần, "chính những lời đối đáp giữa bà với các bậc cao tăng đã đặt nền tảng đầu tiên cho việc ra đời của sách Thiền Uyển tập anh rất có giá trị sau này".

Tuy xuất thân là một nữ nông dân nghèo, được hưởng vinh hoa phú quý nhưng tâm hồn bà không bị vẩn đục. Trong bài “Kệ” còn truyền đến ngày nay, bà đã viết: Sắc là không, không tức sắc/Không là sắc, sắc tức không/Sắc? Không? thôi mặc cả/Mới thấu được chân tông. Với tư tưởng trong bài “Kệ” này, hoàng thái hậu Ỷ Lan đã được thế giới ghi nhận là một tác gia Phật học thời Lý - Trần và là nữ Phật học đầu tiên của nước nhà.

Ỷ Lan (7 tháng 4, 1044 – 24 tháng 8, 1117) hay còn gọi là Linh Nhân Hoàng thái hậu. bà là phi tần của Hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam.

Bà đã hai lần đăng đàn nhiếp chính, khiến đất nước dưới triều triều Lý được hưng thịnh, những đóng góp cho hoàng triều nhà Lý nhất là về Phật giáo và tài năng trị nước của bà đều được sử gia khen ngợi và tán dương. Tuy vậy, để có thể có quyền hành nhiếp chính đất nước, bà đã mưu kế dựa vào Lý Thường Kiệt, phế truất và sát hại Thái hậu nhiếp chính tiền nhiệm là Thượng Dương Hoàng thái hậu. Việc làm này đã gây nên nhiều tranh cãi xung quanh bà.

Bà qua đời vào năm 1117, thọ 73 tuổi, Mùa thu, tháng 8, cùng năm ấy, chôn Linh Nhân Hoàng thái hậu ở Thọ lăng, thuộc phủ Thiên Đức (nay là đất huyện Tiên Sơn, thuộc Bắc Ninh).

Câu nói nổi tiếng nhất của bà là: "Muốn nước giàu dân mạnh, điều quan trọng là phải biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng khó uống nhưng chữa được bệnh... Phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hóa dân thì sâu hơn mệnh lệnh. Dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Muốn nước mạnh hoàng đế phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch".

Xem thêm: Nỗi oan ngàn năm của bà hoàng Thượng Dương và thảm án chấn động lịch sử triều Lý

Từ khóa » Nguyên Phi ỷ Lan Là Ai