Góc Nhìn Của Tác Giả - Kỹ Năng đọc Giúp Nhìn Nhận Vấn đề Toàn Diện
Có thể bạn quan tâm
Góc nhìn của tác giả (Author’s Point of View) là gì?
Đó là góc nhìn tác giả lựa chọn để kể lại câu chuyện. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận được quan điểm, cảm xúc của những cá nhân liên quan tới câu chuyện được kể.
Trong một câu chuyện, có thể có nhiều hơn 1 góc nhìn của tác giả.
Có 3 dạng góc nhìn của tác giả: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ ba. Trong đó, ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba là 2 góc nhìn của tác giả phổ biến nhất.
Trước hết, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ:
Phân biệt Góc nhìn của tác giả (Author’s Point of View) và Người kể chuyện (Narrator)
Góc nhìn của tác giả rất gần với khái niệm “người kể chuyện” (Narrator). Người kể có thể chính là người tham gia câu chuyện đó. Như vậy, người kể đồng thời là nhân vật. Góc nhìn trong một câu chuyện chỉ vị trí của người kể.
Ví dụ:
Nếu người kể tham gia vào câu chuyện, có khả năng cao góc nhìn là ngôi thứ nhất. Bởi khi đó, người kể chứng kiến và tương tác với các sự kiện cũng như các nhân vật khác trong truyện.
Nếu người kể không tham gia câu chuyện, khả năng cao góc nhìn là ngôi thứ ba . Bởi khi đó, người kể không xuất hiện trong các sự kiện.
Tuy nhiên, đây chỉ là những hướng dẫn chung. Có một số ngoại lệ nhất định. Bạn hãy hướng dẫn trẻ tìm hiểu sâu về các góc nhìn của tác giả khi kể chuyện.
1. Ngôi thứ nhất
-
Ngôi thứ nhất số ít
Với ngôi thứ nhất số ít, đại từ nhân xưng “I” (tôi) được dùng để chỉ người kể chuyện. Trường hợp này, người kể thường là nhân vật chính của câu chuyện. Góc nhìn này cho phép độc giả tiếp cận suy nghĩ nội tâm và phản ứng của nhân vật trước mỗi tình huống. Mọi hành động đêu được diễn giải qua các nhìn của người kể. Do đó, kiểu người kể ngày có thể không đáng tin cậy. Khi tác giả lựa chọn ngôi thứ nhất để viết, người đọc có cơ hội xác định xem điều gì là thực và điều gì là sáng tạo của người kể.
Ví dụ: “I felt like I was getting drowned with shame and disgrace.”
-
Ngôi thứ nhất số nhiều
Góc nhìn này thực sự rất hiếm trong các tiểu thuyết. Bởi nó sử dụng đại từ nhân xưng “We” (Chúng tôi) để chỉ 1 nhóm người kể chuyện. Dù hiện tại không phổ biến, nhưng phần lớn các tác phẩm bi kịch Hy Lạp đều có một đoạn hợp xướng mà một nhóm người cùng kể lại câu chuyện.
Để sử dụng góc nhìn này thành công, phải có một nhóm người. Hoặc cùng đối mặt với 1 thử thách nào đó. Hoặc cùng đặt mình vào vị trí của một nhóm khác.
Ví dụ:
Nhóm phụ nữ Nhật trong tiểu thuyết “The Budha in the Attic” (Julie Otsuka):
Most of us on the boat were accomplished, and were sure we would make good wives. We knew how to cook and sew. We knew how to serve tea and arrange flowers and sit quietly on our flat wide feet for hours, saying absolutely nothing of substance at all.
2. Ngôi thứ hai
Một góc nhìn cũng rất hiếm trong các tác phẩm là ngôi thứ hai. Ở đây, đại từ nhân xưng “You” (Bạn/Các bạn) được sử dụng để kể lại câu chuyện.
Góc nhìn này có thể ám chỉ người kể thực sự là ngôi thứ nhất (Tôi) đang cố gắng tách biệt mình ra khỏi câu chuyện đang kể để đứng trên quan điểm khác. Góc nhìn ở ngôi thứ hai cực kỳ phổ biến trong seri sách kết hợp trò chơi “Choose your own adventure” hồi những năm 1980 ở Mỹ. Nó cũng xuất hiện trong tiểu thuyết “Pretty Little Mistakes” của Healther McElhatton:
While standing in his parents kitchen, you tell your boyfriend you’re leaving. You’re not going to college. You’re not buying into the schedules, the credits, or the points. No standardized success for you.
Hiện tại, ngôi thứ hai được sử dụng chủ yếu trong các văn bản hướng dẫn, chỉ dẫn. Ví dụ, tài liệu hướng dẫn cách sử dụng máy tính xách tay; cách lập bảng biểu kế toán…
3. Ngôi thứ ba
Góc nhìn này sử dụng đại từ nhân xưng “He”/”She (Anh ấy/Cô ấy) để chỉ các nhân vật khác nhau. Sử dụng góc nhìn ở ngôi thứ ba, tác giả có được sự linh hoạt lớn nhất.
Góc nhìn của tác giả là ngôi thứ ba được chia thành 3 dạng nhỏ sau:
-
Ngôi thứ ba khách thể (Third-Person Objective)
Câu chuyện của “anh ấy”/”cô ấy” được kể. Nhưng suy nghĩ hay cảm xúc của bất cứ nhân vật nào cũng không được tiết lộ. Nhân vật có thể bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình thông qua hành động hoặc hội thoại.
Ví dụ: He walked down the street. A man drove by and yelled, “Hey, watch where you’re going!”
-
Ngôi thứ ba giới hạn (Third-Person Limited):
Câu chuyện của “anh ấy”/”cô ấy” được kể lại và suy nghĩ/cảm xúc của 1 nhân vật cũng được tiết lộ.
Ví dụ: Sad that his girlfriend had left him, Ben wasn’t paying attention as he walked down the street. A man drove by and yelled, “Hey, watch where you’re going!”
-
Ngôi thứ ba toàn diện (Third-Person Omniscient):
Câu chuyện của “anh ấy”/”cô ấy” được kể và suy nghĩ/cảm xúc của nhiều hơn 1 nhân vật được tiết lộ. Trường hợp này, người kể được ví như “người biết tất cả”. Vậy nên, người kể có thể mô tả chi tiết hành động, cảm xúc của bất cứ nhân vật nao trong truyện.
Ví dụ: Sad that his girlfriend had left him, Ben wasn’t paying attention as he walked down the street. Tom was also having a bad day, and as he was driving by Ben, Tom tried to startle him: “Hey, watch where you’re going!” Tom yelled intimidatingly.
Như vậy, khác biệt duy nhất giữa 3 dạng ngôi thứ ba là: Người kể có tiết lộ suy nghĩ/cảm xúc của nhân vật hay không?
- Nếu không > ngôi thứ 3 khách thể
- Nếu có và chỉ 1 nhân vật > ngôi thứ 3 giới hạn
- Nếu có và nhiều hơn 1 nhân vật > ngôi thứ 3 toàn diện
Hoán đổi giữa các góc nhìn
Một số tác phẩm kết hợp 2 hoặc nhiều hơn 2 góc nhìn của tác giả. Có thể chuyển đổi giữa góc nhìn ngôi thứ nhất số ít ở vài chương và ngôi thứ ba ở các chương khác.
Ví dụ: Seri truyện “Harry Potter” chuyển đổi giữa ngôi thứ ba giới hạn – cho phép tiếp cận những suy nghĩ của Harry – và ngôi thứ ba toàn diện – khi thông tin được chia sẻ mà Harry không phải là người chứng kiến.
Tại sao xác định Góc nhìn của tác giả lại quan trọng?
Với tác giả, góc nhìn là công cụ để họ mô tả sống động cảm xúc của mình hay của nhân vật về một trải nghiệm hoặc tình huống nào đó.
Chọn một góc nhìn, tác giả có thể biểu đạt một cách hiệu quả những gì họ muốn truyền tải tới người đọc.
- Góc nhìn ở ngôi thứ nhất tạo ra sự gần gũi lớn hơn giữa người đọc và câu chuyện.
- Góc nhìn ở ngôi thứ ba lại cho phép tác giả thêm thắt sự phức tạp cho nội dung câu chuyện và phát triển nhiều nhân vật khác nhau.
Do đó, xác định Góc nhìn của tác giả giúp trẻ:
- Có thể xem xét, đánh giá những gì mình đọc một cách linh hoạt, đa chiều
- Từ đó, trẻ học cách nhìn nhận, đánh giá sự việc hoặc vấn đề một cách toàn diện và khách quan hơn.
- Đây cũng là kỹ năng nên rèn luyện để góp phần phát triển tư duy phản biện của trẻ.
Thực hành xác định Góc nhìn của tác giả như thế nào?
Góc nhìn ngôi thứ nhất số ít và số nhiều rất dễ nhận ra. Bạn chỉ cần hướng dẫn trẻ nhìn vào các đại từ nhân xưng “I” hoặc “We”.
Tuy nhiên, với 3 dạng góc nhìn ở ngôi thứ ba thì có thể trẻ sẽ gặp đôi chút khó khăn khi phân biệt. Chỉ cho trẻ đặc biệt chú ý tới: sự khác biệt duy nhất giữa 3 dạng ngôi thứ ba là người kể có tiết lộ suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật hay không.
Một mẹo nhỏ để giúp trẻ dễ dàng hơn khi xác định khác biệt trên là nói với trẻ:
Hãy tưởng tượng con đang xem một loạt sự kiện được kể thông qua một ống kính. Bất cứ thứ gì con có thể nghe hay nhìn là hành động hoặc hành vi. Bất cứ thứ gì con không thể nhìn hay nghe là suy nghĩ, cảm nhận mà người kể tiết lộ.
Một số cuốn sách hay dùng để dạy trẻ xác định Góc nhìn của tác giả
Đặc biệt là cuốn Voices in the Park (theo FB Group Học kiểu Mỹ tại nhà)
1. Diary of a worm
Trong truyện dạng nhật ký này, câu chuyện về mỗi ngày được kể qua giọng điệu của bạn giun đất, thay vì tác giả nói các thông tin về loài giun.
https://youtu.be/aF2arU7o3ic
2. The Day the Crayons Quit
Câu chuyện là tiếng nói của từng cây bút màu với góc nhìn, quan điểm khác nhau phản ánh chân thực và sống động việc sử dụng bút màu (tưởng như đơn giản không đáng nói tới ) của một cậu bé.
https://youtu.be/byL91J4MFkw
3. The True Story of the Three Little Pigs
Câu chuyện này có góc nhìn rát khác biệt và độc đáo. Thay vì nội dung quen thuộc là ba chú heo tốt bụng bị cho sói lợi dụng thì câu chuyện có góc nhìn thú vị qua giọng điệu của nhân vật chó sói. Chó sói kể /tường trình lý do tại sao mình lại thành kẻ xấu.
4. Voices in the Park
Câu chuyện được tập hợp bởi 4 giọng kể của 4 nhân vật chính về cùng một sự việc – dắt chó ra công viên dạo. Cùng một sự việc mà cách nhìn nhận rất khác nhau. Qua giọng kể này thì sự việc được kể ra pha vẻ không hài lòng, tiêu cực. Qua giọng kể khác thì cũng chính sự việc ấy lại mang ý nghĩa tích cực và cho niềm vui.
(Tổng hợp từ K12Reader; Literary Devices; E Reading Worksheets)
> Xem thêm các kỹ năng đọc hiểu khác
> Xem thêm các kỹ năng học tập khác
Từ khóa » Góc Nhìn Là Gì
-
Góc Nhìn Là Gì - Xây Nhà
-
Từ điển Tiếng Việt "góc Nhìn" - Là Gì?
-
Văn Mẫu Lớp 12: Nghị Luận Về Góc Nhìn Khác Suy Nghĩ Khác (4 Mẫu)
-
Nghị Luận Về Góc Nhìn Khác Suy Nghĩ Khác
-
NTO - Góc Nhìn Cuộc Sống - Bao Ninh Thuan
-
Thay đổi Góc Nhìn - NTO
-
Nghị Luận Về Góc Nhìn Khác Suy Nghĩ Khác (6 Mẫu)
-
Góc Nhìn ống Kính Và Những điều Cần Biết - Binh Minh Digital
-
Góc Nhìn Của Máy ảnh (Phần 1) - Binh Minh Digital
-
Lý Thuyết Về Góc Nhìn - Quả Cầu
-
GÓC NHÌN - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Góc Nhìn, Cách Nhìn Có Thể Khác Biệt, Nhưng… - Viet Hung
-
Tìm Hiểu Về Góc Nhìn Rộng (Viewing Angle) Trên Tivi Hiện Nay