Góc Tạo Bởi Tia Tiếp Tuyến Và Dây Cung | Chuyên đề Toán Lớp 9 Hay ...
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 25-11 trên Shopee mall
Cách giải Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung lớp 9 với phương pháp giải chi tiết và bài tập đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.
- Các bài tập về góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và cách giải
- Cách giải bài tập Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung cực hay, chi tiết
- Cách chứng minh tiếp tuyến của một đường tròn cực hay, chi tiết
- Phương pháp giải Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
- Bài tập tự luận Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
- Bài tập tự luyện Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
A. Phương pháp giải
Quảng cáo1. Định nghĩa
Cho xy là tiếp tuyến tại A với đường tròn (O).
Góc ∠BAx có đỉnh A nằm trên đường tròn, cạnh Ax là một tia tiếp tuyến còn cạnh kia chứa dây cung AB.
Góc ∠BAx được gọi là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.
Dây AB căng hai cung. Cung nằm bên trong góc là cung bị chắn. Trên hình vẽ, góc ∠BAx có cung bị chắn là cung nhỏ AB , góc ∠BAy có cung bị chắn là cung lớn AB.
2. Số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng nửa số đo của cung bị chắn.
3. Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.
Quảng cáoB. Bài tập tự luận
Bài 1: Cho ΔABC nội tiếp đường tròn (O), (AB < AC). Trên tia đối của tia BC lấy điểm M sao cho MA2 = MB.MC. Chứng minh rằng: MA là tiếp tuyến của đường tròn (O).
Hướng dẫn giải
Vì MA2 = MB.MC => MA/MB = MC/MA
Xét ΔMAC và ΔMBA có
∠M chung
MA/MB = MC/MA
=> ΔMAC ∼ ΔMBA (c.g.c)
=> ∠MAB = ∠MCA (1)
Kẻ đường kính AD của (O)
Ta có ∠ACB = ∠ADB (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AB )
Mà ∠MAB = ∠MCA (chứng minh trên)
Suy ra ∠MAB = ∠ADB (3)
Lại có ∠ABD = 90o (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
=> ∠BAD + ∠BDA = 90o (4)
Từ (3) và (4) suy ra ∠BAD + ∠MAB = 90o hay ∠MAO = 90o
=> OA ⊥ MA
Do A ∈ (O)
=> MA là tiếp tuyến của (O).
Bài 2: Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O) vẽ hai tiếp tuyến MA, MB với (O) tại A và B. Qua A vẽ đường thẳng song song với MB cắt đường tròn tại C. Nối C với M cắt đường tròn (O) tại D.Nối A với D cắt MB tại E. Chứng minh rằng:
a) ΔABE ∼ ΔBDE; ΔMEA ∼ ΔDEM.
b) E là trung điểm của MB.
Hướng dẫn giải
a) Xét ΔABE và ΔBDE có:
+ ∠E chung
+ ∠BAE = ∠DBE (góc nội tiếp và góc giữa tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung BD )
=> ΔABE ∼ ΔBDE (g.g)
Vì AC // MB nên ∠ACM = ∠CMB (so le trong)
Mà ∠ACM = ∠MAE (góc nội tiếp và góc giữa tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung AD )
Suy ra: ∠CMB = ∠MAE
Xét ΔMEA và ΔDEM có:
+ ∠E chung
+ ∠MAE = ∠CMD (chứng minh trên)
=> ΔMEA ∼ ΔDEM (g.g)
b) Theo chứng minh a) ta có:
ΔABE ∼ ΔBDE => AE/BE = BE/DE => EB2 = AE.DE
ΔMEA ∼ ΔDEM => ME/DE = EA/EM => ME2 = DE.EA
Do đó EB2 = EM2 hay EB = EM.
Vậy E là trung điểm của MB.
Bài 3: Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài với nhau tại M. Kẻ đường thẳng d tiếp xúc với (O) tại A và cắt (O’) tại B và C (B nằm giữa A và C)
Gọi D là giao điểm của CM và (O). Chứng minh rằng:
a) MA là phân giác của ∠BMD
b) MA2 = MB.MD
Hướng dẫn giải
a) Kẻ tiếp tuyến chung Mx của hai đường tròn (O) và (O’)
Ta có:
∠BAM = ∠AMx (góc giữa tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung AM của (O)).
∠BMx = ∠BCM (góc giữa tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung MB của (O’)).
Mặt khác ∠AMD = ∠MAB + ∠MCB (∠AMD là góc ngoài của tam giác AMC)
=> ∠AMD = ∠AMx + ∠BMx = ∠BMA
Vậy MA là phân giác của ∠BMD .
b) Xét ΔMAD và ΔBMD có:
+) ∠AMD = ∠BMA (chứng minh a))
+) ∠ADM = ∠BAM
=> ΔMAD ∼ ΔMBA (g.g)
=> MA/MB = MD/MA hay MA2 = MB.MD
Quảng cáoBài 4: Cho điểm C thuộc nửa đường tròn (O) đường kính AB. Từ điểm D thuộc đọan AO kẻ đường thẳng vuông góc với AO cắt AC và BC lần lượt lại E và F. Tiếp tuyến C với nửa đường tròn cắt EF tại M và cắt AB tại N.
a) Chứng minh M là trung điểm của EF.
b) Tìm vị trí của điểm C trên đường tròn (O) sao cho ΔACN cân tại C.
Hướng dẫn giải
a) Ta có ∠MCA = 1/2 Sđ AC (góc giữa tiếp tuyến và dây cung chắn cung AC) (1)
Lại có ∠MEC = ∠AED = 90o - ∠EAD = 90o - 1/2 Sđ BC = 1/2Sđ AC (2)
Từ (1) và (2) suy ra ∠MCE = ∠MEC
Vậy ΔMEC cân tại M, suy ra MC = ME.
Chứng minh tương tự ta có MC = MF.
Suy ra ME = MF hay M là trung điểm của EF.
b) ΔACN cân tại C khi và chỉ khi ∠CAN = ∠CNA
Vì MN là tiếp tuyến với (O) tại C nên OC ⊥ MN => ∠CNA = 90o - ∠COB = 90o - 2.∠CAN
Do đó: ∠CAN = ∠CNA ⇔ ∠CAN = 90o - 2.∠CAN
⇔ 3∠CAN = 90o
=> ∠CAN = 30o
=> SđBC = 60o
Vậy ΔACN cân tại C khi C nằm trên nửa đường tròn (O) sao cho SđBC = 60o .
Bài 5: Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB = 2R. Gọi M là một điểm thay đổi trên tiếp tuyến Bx của (O). Nối AM cắt (O) tại N. Gọi I là trung điểm của AN.
a) Chứng minh: ΔAIO ∼ ΔBMN ; ΔOBM ∼ ΔINB
b) Tìm vị trí của điểm M trên tia Bx để diện tích ΔAIO có giá trị lớn nhất.
Hướng dẫn giải
a) Vì I là trung điểm của AN => OI ⊥ AN
=> ∠AIO = ∠ANB = 90o
Do Bx là tiếp tuyến với (O) tại B nên
∠NBM = ∠IAO = 1/2SđBN
Suy ra ΔAIO ∼ ΔBMN (g.g)
Vì ∠OIM = ∠OBM = 90o nên các điểm B, O, I, M cùng thuộc đường tròn đường kính MO, suy ra ∠BOM = ∠BIN
Xét ΔOBM và ΔINB có:
∠OBM = ∠INB
∠BOM = ∠BIN
Suy ra ΔOBM ∼ ΔINB (g.g)
b) Kẻ IH ⊥ AO ta có: SΔAIO = 1/2 AO.IH
Vì AO không đổi nên SΔAIO lớn nhất ⇔ IH lớn nhất.
Nhận thấy: Khi M chuyển động trên tia Bx thì I chạy trên nửa đường tròn đường kính AO. Do đó IH lớn nhất khi IH là bán kính của đường tròn, khi đó ΔAIO vuông cân tại I nên ∠IAH = 45o. Suy ra ΔABM vuông cân tại B nên BM = BA = 2R
Vậy khi M thuộc Bx sao cho BM = 2R thì SΔAIO lớn nhất.
Bài 6: Cho đường tròn (O; R) và dây AB, gọi I là trung điểm của dây AB. Trên tia dối của tia BA lấy điểm M. Kẻ hai tiếp tuyến MC, MD với đường tròn, (C,D ≠ (O)) .
a) Chứng minh rằng: Năm điểm O, I, C, M, D cùng nằm trên một đường tròn.
b) Gọi N là giao điểm của tia OM với (O). Chứng minh rằng N là tâm đường tròn nội tiếp .
Hướng dẫn giải
Quảng cáoa) Vì MC, MD là các tiếp tuyến tại C, D với đường tròn (O) nên ∠OCM = ∠ODM = 90o (1)
Mặt khác I là trung điểm của dây AB nên OI ⊥ AB hay ∠OIM = 90o (2)
Từ (1), (2) suy ra 5 điểm M, C, D, O, I cùng thuộc đường tròn đường kính OM.
b) Vì MC, MD là các tiếp tuyến của (O) nên MO là phân giác của ∠CMD và OM là phân giác của ∠COD .
Mà: ∠DCN = ∠NCM = 1/2 Sđ CN
Suy ra CN là phân giác của ∠DCM(4)
Từ (3) và (4) suy ra N là giao điểm các đường phân giác trong của ΔCMD hay N là tâm đường tròn nội tiếp ΔCMD
C. Bài tập tự luyện
Bài 1. Cho đường tròn (O) và điểm A nằm bên ngoài đường tròn đó. Qua A kẻ tiếp tuyến AC và AB. Kẻ cát tuyến AMN với (O) (M nằm giữa A và N).
a) Chứng minh AB2 = AM.AN;
b) Gọi H là giao điểm của AO và BC. Chứng minh: AH.AO = AM.AN;
c) Đoạn AO cắt đường tròn (O) tại I. Chứng minh I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.
Bài 2. Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB và một điểm C trên nửa đường tròn. Qua D trên đoạn AB kẻ đường thẳng vuông góc với AB cắt BC tại F. Tiếp tuyến của nửa đường tròn tại C cắt đường vuông góc ở D tại I. Gọi E là giao điểm của AC và DF.
a) So sánh IEC^, ICE^, ABC^;
b) Tam giác EIC cân;
c) IE = IC = FI.
Bài 3. Tam giác ABC nội tiếp (O). Tiếp tuyến tại A của (O) cắt BC tại P.
a) Chứng minh ∆PAC đồng dạng ∆PBA;
b) Chứng minh AP2 = BP.CP;
c) Tia phân giác trong của góc A cắt BC và (O) lần lượt tại D và M. Chứng minh MB2 = MA.MD.
Bài 4. Cho hai đường tròn (O) và (I) cắt nhau tại C và D, trong đó tiếp tuyến chung MN song song với cát tuyến EDF, M và E thuộc (O), N và F thuộc (I), D nằm giữa E và F. Gọi K, H lần lượt là giao điểm của NC, MC với EF. Gọi G là giao điểm của EM, FN. Hãy chứng minh:
a) Hai tam giác GMN và DMN bằng nhau;
b) GD là đường trung trực của KH.
Bài 5. Cho đường tròn (O) có đường kinh AB. Đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn ở A, qua điểm T trên đường thẳng d kẻ tiếp tuyến MT với đường tròn (M là tiếp điểm). Gọi P, Q lần lượt là hình chiếu của M trên AB và trên đường thẳng d. Chứng minh rằng:
a) AM, PQ, OT đồng quy tại một điểm I;
b) MA là tia phân giác của QMO^, TMP^.
Tham khảo thêm các Chuyên đề Toán lớp 9 khác:
- Góc ở tâm. Số đo cung liên hệ giữa cung và dây
- Góc nội tiếp
- Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Mục lục các Chuyên đề Toán lớp 9:
- Chuyên đề Đại Số 9
- Chuyên đề: Căn bậc hai
- Chuyên đề: Hàm số bậc nhất
- Chuyên đề: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
- Chuyên đề: Phương trình bậc hai một ẩn số
- Chuyên đề Hình Học 9
- Chuyên đề: Hệ thức lượng trong tam giác vuông
- Chuyên đề: Đường tròn
- Chuyên đề: Góc với đường tròn
- Chuyên đề: Hình Trụ - Hình Nón - Hình Cầu
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
- Giải mã đề thi vào 10 theo đề Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh (300 trang - từ 99k/1 cuốn)
- Bộ đề thi thử 10 chuyên (120 trang - từ 99k/1 cuốn)
- Cấp tốc 7,8,9+ Toán Văn Anh thi vào 10 (400 trang -từ 119k)
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Bt Góc Tạo Bởi Tia Tiếp Tuyến Và Dây Cung
-
Góc Tạo Bởi Tia Tiếp Tuyến Và Dây Cung
-
Giải Toán 9 Bài 4: Góc Tạo Bởi Tia Tiếp Tuyến Và Dây Cung
-
Bài Tập Góc Tạo Bởi Tia Tiếp Tuyến Và Dây Cung - Thư Viện Đề Thi
-
Góc Tạo Bởi Tia Tiếp Tuyến Và Dây Cung - Toán 9
-
Hình Học 9 Góc Tạo Bởi Tia Tiếp Tuyến Và Dây Cung Chi Tiết
-
Góc Tạo Bởi Tia Tiếp Tuyến Và Dây Cung
-
Giải Bài Tập SGK Toán 9 Bài 4: Góc Tạo Bởi Tia Tiếp Tuyến Và Dây Cung
-
Góc Tạo Bởi Tia Tiếp Tuyến Và Dây Cung
-
[Sách Giải] Bài 5: Góc Tạo Bởi Tia Tiếp Tuyến Và Dây Cung
-
Bài 4: Góc Tạo Bởi Tia Tiếp Tuyến Và Dây Cung
-
[Toán 9] - Góc Tạo Bởi Tia Tiếp Tuyến Và Dây Cung - Casestudy24h
-
Giải Toán 9: Bài 4. Góc Tạo Bởi Tia Tiếp Tuyến Và Dây Cung
-
Giải Câu 27 Bài 4: Góc Tạo Bởi Tia Tiếp Tuyến Và Dây Cung Sgk Toán 9 ...
-
Góc Tạo Bởi Tia Tiếp Tuyến Và Dây Cung - Bài 4 - Toán Học 9 - YouTube