Gợi ý Cách Sử Dụng Thuốc Chống Dị ứng Cho Bà Bầu - Tin Tức Sự Kiện
Có thể bạn quan tâm
Nhiều phụ nữ khi mang thai có các biểu hiện của dị ứng và quá trình mang thai thường làm nặng thêm các triệu chứng của chứng dị ứng do sự thay đổi lớn về nội tiết. Mặc dù ngứa không gây nguy hiểm tính mạng nhưng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống khiến họ cần đến thuốc điều trị. Vấn đề khiến thai phụ quan tâm nhất là dùng thuốc thế nào để bảo đảm an toàn cho thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
TIN LIÊN QUANNguyên nhân gây ra dị ứng cho bà bầu
Thường xuyên hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa hoặc mề đay... là những triệu chứng thường thấy ở những bà bầu. Tuy nhiên, có những bà bầu đã từng bị các bệnh dị ứng trước khi mang thai như viêm xoang, viêm mũi, hen suyễn... Khi đó, trong thai kỳ bệnh sẽ có biểu hiện nặng hơn, gây ra nhiều khó chịu. Ngược lại, chứng viêm mũi thai kỳ chỉ xuất hiện khi mang thai, ở 20 - 30% bà bầu Thông thường, khi bị viêm mũi thai kỳ thì không cần dùng thuốc chữa dị ứng cho bà bầu.
Dị ứng không trực tiếp tác động đến thai nhi, tuy nhiên lại ảnh hưởng đến bà bầu. (Sưu tầm)
Mặc dù dị ứng không trực tiếp tác động đến thai nhi, tuy nhiên những triệu chứng như hắt hơi, ngứa,... lại ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày của bà bầu như ăn uống (do dị ứng hải sản), giấc ngủ.... Do đó, một số bà bầu được chỉ định dùng thuốc dị ứng để giúp làm giảm các triệu chứng, Hai nhóm thuốc phổ biến nhất để điều trị dị ứng hiện nay là thuốc kháng histamin và corticoid.
Thuốc kháng histamine
Các thuốc kháng histamine thế hệ 1 như chlorpheniramine, thế hệ 2 như cetirizine, levocetirizin, loratadin đều thuộc nhóm thuốc B và được ưu tiên lựa chọn để điều trị dị ứng trong thai kỳ.
Các thuốc corticosteroid
Corticoid là thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ nên để đảm bảo an toàn cho thai nhi, bác sĩ thường khuyên nên tránh dùng corticoid đường uống hoặc tiêm truyền cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu.
Trong những tháng tiếp theo, phụ nữ mang thai muốn dùng thuốc corticoid chữa dị ứng, phải được bác sĩ chỉ định và cân nhắc cụ thể về liều dùng. Chỉ dùng các loại thuốc corticoid để điều trị bệnh khi thật cần thiết và các biện pháp điều trị khác đã thất bại.
Gợi ý cách xử lý khi phụ nữ mang thai bị dị ứng
- Phụ nữ mang thai không nên tự ý uống thuốc, vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Thay vào đó nên đi khám và thực hiện theo đúng đơn thuốc của bác sĩ. Khi mang thai bị dị ứng, bạn nên thực hiện tốt những điều sau:
- Tránh tiếp xúc với môi trường chứa nhiều vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh dị ứng như ô nhiễm môi trường, nguồn nước bẩn.
- Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi và uống nhiều nước. Đồng thời nên hạn chế những thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, nước ngọt, rượu bia, thức ăn cay nóng và thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá….
- Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, cũng không nên tắm quá lâu vì sẽ khiến cho da bị khô hơn.
- Hạn chế tắm xà bông, gội đầu bằng các loại dầu gội chứa nhiều chất hóa học và chất tạo mùi.
- Hạn chế gãi để tránh cho da bị chày xước, nhiễm khuẩn.
- Khi thời tiết lạnh hoặc ra ngoài thì nên giữ ấm cơ thể để tránh bị gây ngứa hoặc gia tăng cơn ngứa.
- Nên mặc quần áo thoáng mát, vải mềm mịn và dễ thấm mồ hôi, vì nếu ra mồ hôi sẽ khiến vùng da dị ứng bị ngứa hơn.
Quang Tuấn
ad syt ad
Các tin khác- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 25/12/2024
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 24/12/2024
- Ban hành các Nghị quyết trong lĩnh vực y tế để thực hiện Luật Thủ đô
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 23/12/2024
- Các quận, huyện tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch sởi
- Chăm sóc sức khỏe người lao động cần sự vào cuộc đa ngành
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Bôi Corticoid Khi Mang Thai
-
Thuốc Dùng Ngoài Da Cho Phụ Nữ Có Thai
-
Viêm Da Cơ địa Khi Mang Thai, Dùng Thuốc Thế Nào Cho An Toàn?
-
Sử Dụng Sản Phẩm Có Corticoid Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
-
Sử Dụng Thuốc Chống Dị ứng Khi Mang Thai: Cách Nào Cho An Toàn?
-
Sử Dụng Thuốc Chống Dị ứng Khi Mang Thai Như Thế Nào Cho An Toàn?
-
Phụ Nữ Có Thai Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng Thuốc
-
Bầu Bí Làm đẹp Bằng Cách Dùng Corticoid Khi Mang Thai Nguy Hiểm ...
-
Cô Gái Trẻ Hóa Bà Lão Vì Dùng Thuốc Chống Dị ứng Chứa Corticoid
-
Bị Chàm Khi Mang Thai - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Sử Dụng Thuốc Chống Dị ứng Khi Mang Thai - Báo Tuổi Trẻ
-
Thuốc Bôi Chứa Corticoid: Tác Dụng Phụ Và Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc
-
Sản Phụ Lở Loét Da Sau Khi Bôi Thuốc Trôi Nổi Chứa Corticoid
-
Nhiễm độc Mỹ Phẩm Chứa Corticoid - Những điều Mẹ Bầu Không ...
-
Viêm Da Cơ địa Khi Mang Thai Và Cách điều Trị An Toàn Cho Bà Bầu
-
Các Nguyên Tắc Của Trị Liệu Da Liễu Tại Chỗ
-
Các Các Nốt Sần Và Mảng Mề đay Ngứa Trong Thai Kỳ - MSD Manuals
-
SỬ DỤNG THUỐC DA LIỄU Ở PHỤ NỮ CÓ THAI