Gợi ý Mẫu Thời Gian Biểu Cho Bé 7 Tháng Tuổi - Mẹ Không Hoàn Hảo
Có thể bạn quan tâm
Thời gian biểu cho bé 7 tháng tuổi sẽ có nhiều bữa ăn dặm hơn để bé dần dần làm quen với việc ăn đồ ăn đặc và có nhiều dưỡng nhất cho sự phát triển thể chất của bé hơn trước. Hầu hết các bé 7 tháng tuổi có giấc ngủ dài cả đêm mà không cần ăn và có khoảng 2 – 3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
3 điều quan trọng về việc ăn và ngủ của bé 7 tháng tuổi mà các mẹ cần ghi nhớ là:
- Ngủ đủ 14 tiếng mỗi ngày. Trong đó, bé cần ngủ 2 giấc ngắn khoảng 2 – 3 tiếng vào ban ngày và 11 – 12 tiếng vào ban đêm.
- Sữa mẹ/sữa công thức là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của bé trong những năm đầu tiên, sau đó mới đến các thực phẩm ăn dặm. Chính vì vậy, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm nhưng cần phải cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho bé.
- Thời gian còn lại để bé chơi đùa, giao tiếp với bố mẹ và mọi người xung quanh, cũng như làm quen với một vài kỹ năng mới.
Gợi ý thời gian biểu hợp lý cho các bé 7 tháng tuổi
Dưới đây là một số gợi ý xây dựng thời gian biểu cho bé 7 tháng tuổi mang tính chất tham khảo. Mẹ nên theo dõi con mình để lập ra một thời khóa biểu phù hợp với bé vì mỗi em là một cá thể hoàn toàn khác nhau.
Trong thời gian biểu này các bé sẽ tập ăn dặm nhiều hơn các giai đoạn trước đó, chính vì vậy các bé có thể sẽ cảm thấy khó chịu một chút và mẹ phải kiên nhẫn để tập cho bé làm quen với khẩu phần ăn mới này.
Thời gian biểu thứ 1:
- 07:00 – Thức dậy và ăn (sữa mẹ/sữa bột)
- 8:15 – Ăn sáng (ăn dặm)
- 9:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)
- 10:00 – Ăn (sữa mẹ/sữa bột)
- 12:30 – Ăn (sữa mẹ/sữa bột)
- 13:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)
- 15:00 – Ăn (sữa mẹ/sữa bột)
- 16:00 – Cho bé chợp mắt 1 lát (30 – 45 phút)
- 16:30 hoặc 05:00 – Ăn tối (ăn dặm)
- 18:15 – Những thói quen trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc sách, kể chuyện…)
- 19:00 – Cho bé ăn (sữa mẹ/sữa bột) và ngủ
Lưu ý: Cho bé ăn khoảng 1 – 2 cữ bú/đêm (tùy vào mỗi bé).
Thời gian biểu cho bé 7 tháng tuổi – Gợi ý 1
Thời gian biểu thứ 2:
- 07:00 – Thức dậy
- 7:15 – Ăn sáng (Ăn dặm) và cho bé bú thêm sữa mẹ/sữa bột
- 9:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)
- 10:00 – Ăn (sữa mẹ/sữa bột)
- 12:30 – Ăn (sữa mẹ/sữa bột)
- 13:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)
- 15:00 – Ăn (sữa mẹ/sữa bột)
- 16:00 – Cho bé chợp mắt 1 lát (30 – 45 phút)
- 17:30 – Ăn tối (Ăn dặm) và cho bé bú thêm sữa mẹ/sữa bột
- 18:15 – Những thói quen trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc sách, kể chuyện…)
- 19:00 – Ăn (sữa mẹ/sữa bột) và cho bé ngủ
Lưu ý: Cho bé ăn khoảng 1 – 2 cữ bú/đêm (tùy vào mỗi bé).
Thời gian biểu cho bé 7 tháng tuổi – Gợi ý 2Mẹ có biết bé 7 tháng tuổi có nhu cầu ăn và ngủ như thế nào không?
Khi thiết lập thời gian biểu cho bé 7 tháng tuổi, các mẹ phải đảm bảo bé 7 tháng tuổi được ngủ đủ giấc khoảng 2 – 3 giờ ban ngày và 11 – 12 giờ vào ban đêm. Một điều quan trọng nữa mà mẹ nên nhớ là: sữa mẹ/sữa công thức là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của bé trong những năm đầu tiên, sau đó mới đến các thực phẩm ăn dặm. Chính vì vậy, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm nhưng cần phải cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho bé.
Ở giai đoạn này, khẩu phần ăn tương tự như khẩu phần của các bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu muốn mẹ cũng có thể bổ sung vào khẩu phần ăn của bé các thực phẩm mới như: lòng đỏ trứng gà (không chứa lòng trắng trứng) và một số sản phẩm từ sữa.
Sữa: bé cần bú sữa mẹ ít nhất 5 cữ hoặc uống 770ml–950ml sữa công thức hoặc kết hợp cả hai. Nếu bé không bú đủ lượng sữa như trên thì mẹ nên cắt giảm khẩu phần ăn dặm xuống để ưu tiên sữa. Mẹ nhớ để ý pha sữa đúng theo chỉ dẫn trên hộp sữa hoặc cho bé bú sữa mẹ nguyên chất không cần pha loãng thêm nhé.
Nước: Mặc dù một số người cho rằng các bé 7 tháng tuổi nên uống 120ml-180ml nước mỗi ngày, nhưng điều này là không cần thiết khi bé còn quá nhỏ như vậy. Việc uống nhiều nước sẽ làm cho bé ăn ít đi hay đau bụng.
Tốt hơn hết là mẹ chỉ cần cho bé uống một vài hớp tới khi bé hết khát thôi, trừ khi bé bị mất nước do ốm, sốt thì mới phải cho bé uống thêm nước và dung dịch theo gợi ý của bác sĩ.
Sau này, khi bé được 1 tuổi, mẹ có thể cho bé uống sữa bò cũng như nước khi nào bé yêu cầu.
Ví dụ về khẩu phần ăn dặm cho bé
- 1 – 2 phần ngũ cốc cho bé (1 phần ăn = 1 – 2 muỗng ngũ cốc khô)
- 1 – 2 phần trái cây (1 phần ăn = 1 – 2 muỗng canh trái cây)
- 1 – 2 khẩu phần rau (1 phần ăn = 1 – 2 muỗng canh rau)
- 1 khẩu phần sữa (1 phần ăn = 1/3 – 1/2 cốc sữa chua hoặc 1/4 cốc phô mát làm từ sữa đã tách bớt kem (cottage cheese)
Mẹ cũng có thể bổ sung vào khẩu phần ăn lòng đỏ trứng nấu chín (không chứa lòng trắng vì có thể gây dị ứng cho các bé dưới 1 tuổi).
Đọc thêm tại đây:- 7 Month Old Baby Schedule. Đọc thêm tại: http://www.babysleepsite.com/schedules/7-month-old-baby-schedule . [Ngày 17 tháng 1 năm 2015].
- When can babies drink water? Đọc thêm tại: <http://www.babycenter.com/408_when-can-babies-drink-water_1368488.bc>. [Ngày 17 tháng 1 năm 2015].
Từ khóa » Thời Khoá Biểu Easy
-
Bảng Sinh Hoạt ăn Ngủ EASY Của Trẻ Theo độ Tuổi - POH Thai Giáo
-
Mô Hình Sinh Hoạt Theo E.A.S.Y ở Mỗi độ Tuổi Của Bé
-
Giới Thiệu Về Các Nếp Sinh Hoạt EASY (2021) - Kiều Liên
-
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP NUÔI CON EASY - Trường Sakura
-
Con Ngoan, Mẹ Thảnh Thơi Nhờ Phương Pháp Nuôi Con EASY
-
Nuôi Con Theo Phương Pháp EASY: Bé Khoẻ, Mẹ Nhàn Tênh | Huggies
-
Phương Pháp EASY - Rèn Thói Quen Ngủ Ngon Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Có Nên Luyện EASY Cho Bé? Các Chu Kỳ Trong Phương Pháp EASY
-
Thời Khoá Biểu Và Lời Nhắc 4+ - App Store
-
Thời Gian Biểu Cho Bé 15 Tháng Tuổi
-
Nếp Sinh Hoạt EASY Và 5 Sự Thật Nhiều Rất Nhiều Ba Mẹ Hiểu Sai
-
Gợi ý Mẫu Thời Gian Biểu Cho Bé 8 Tháng Tuổi - Mẹ Không Hoàn Hảo