Gợi ý Một Số Loại Thuốc Trị Viêm Mũi Dị ứng Hiệu Quả

1. Thế nào là viêm mũi dị ứng?

viêm mũi dị ứng thực chất là một phản ứng của hệ miễn dịch vùng mũi - xoang khi phải chịu kích thích từ các tác nhân bên ngoài môi trường như bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, mùi lạ, thời tiết,... Những tác nhân này thâm nhập vào cơ thể theo đường ăn uống, hít thở hay tiếp xúc qua da.

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý phổ biến 

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý phổ biến

Nguyên nhân phát sinh bệnh viêm mũi dị ứng không phải do tổn thương, viêm nhiễm hay do vi khuẩn mà phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Do đó mà mỗi người có thể gặp phải những triệu chứng nặng nhẹ khác nhau khi cùng tiếp xúc với một tác nhân kích thích.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà viêm mũi dị ứng sẽ có mức độ khác nhau. Đặc biệt, con người sẽ dễ mắc bệnh hơn nếu cơ thể đang trong tình trạng không khỏe, chức năng gan suy giảm, lệch vách ngăn mũi,... Viêm mũi dị ứng nếu diễn ra liên tục và trong thời gian dài có thể dẫn đến polyp mũi - xoang, viêm xoang nhiễm khuẩn, mạn tính,...

Một đặc điểm đáng chú ý của bệnh này là thường không thu được kết quả rõ rệt khi chụp X-quang. Bệnh có thể được điều trị bằng việc sử dụng các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng hoặc can thiệp phẫu thuật.

2. Viêm mũi dị ứng có biểu hiện như thế nào?

2.1. Hắt xì hơi

Đây là biểu hiện điển hình của viêm mũi dị ứng. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ thấy xuất hiện thường xuyên và liên tục những cơn hắt xì hơi một cách đột ngột. Những người bị viêm mũi dị ứng thời tiết khi gặp trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột sẽ hắt hơi nhiều hơn. Có thể kèm theo cảm giác đau đầu do co thắt cơ khi hắt hơi.

Hắt xì hơi là triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng 

Hắt xì hơi là triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng

2.2. Ngứa mũi

Triệu chứng này thường gặp ở trẻ em. Không chỉ ngứa mũi, người bệnh đôi khi cũng sẽ có cảm giác ngứa vùng họng, mắt, ống tai ngoài hoặc ngứa ngoài da vùng cổ.

2.3. Sổ mũi

Triệu chứng ban đầu thường gặp ở người bị viêm mũi dị ứng là chảy nước mũi ở cả hai bên mũi, nước mũi lúc này thường không mùi và trong suốt. Tuy nhiên, sau một thời gian do bội nhiễm, dịch mũi sẽ trở nên đục hơn. Hiện tượng sổ mũi thường xảy ra sau khi hắt hơi.

2.4. Nghẹt mũi

Tình trạng bị ngạt 1 bên hoặc cả 2 bên mũi có thể xảy ra do phù nề niêm mạc và nước mũi chảy nhiều, khiến người bệnh phải thở bằng miệng.

2.5. Cơ thể mệt mỏi

Bên cạnh những triệu chứng kể trên, cơ thể người bệnh sẽ luôn có cảm giác uể oải, mệt mỏi, nhức đầu làm suy giảm khả năng lao động trí não và chân tay.

Người bị viêm mũi dị ứng thường có cảm giác uể oải, mệt mỏi 

Người bị viêm mũi dị ứng thường có cảm giác uể oải, mệt mỏi

3. Một số loại thuốc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

Người bệnh có thể tham khảo về một số loại thuốc trị viêm mũi dị ứng dưới đây, tuy nhiên vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng:

- Thuốc kháng histamin: như acrivastin, clorpheniramin, levocetirizine, loratadine, promethazine,... Tình trạng sổ mũi và ngứa do viêm mũi dị ứng gây ra có thể được điều trị hiệu quả với những loại thuốc này, tuy nhiên không có tác dụng chữa nghẹt mũi.

- Thuốc điều trị nghẹt mũi, thông mũi: như pseudoephedrin, phenylpropanolamine,... được đánh giá là thuốc trị viêm mũi dị ứng khá hiệu quả đối với tình trạng nghẹt mũi nhưng có thể xảy ra một số tác dụng phụ nhất định. Thuốc có 2 dạng: dạng xịt và dạng uống. Tuy nhiên, để tránh dẫn đến viêm mũi mãn tính do hiện tượng nhờn thuốc thì bác sĩ khuyên chỉ nên sử dụng những loại thuốc này trong vòng 7 ngày.

- Thuốc corticoid dạng xịt: được xem là phương pháp điều trị các thể của viêm mũi xoang mạn tính hiệu quả nhất. Thuốc có thể giúp làm giảm tất cả các triệu chứng như nghẹt mũi, ngứa niêm mạc mũi xoang, ứ tắc xoang,... Do ít bị hấp thụ vào máu nên thuốc có thể sử dụng lâu dài mà vẫn tương đối an toàn.

Thuốc corticoid dạng xịt giúp điều trị viêm xoang mạn tính hiệu quả 

Thuốc corticoid dạng xịt giúp điều trị viêm xoang mạn tính hiệu quả

- Thuốc trị viêm mũi dị ứng corticoid dạng uống: tuy hiệu quả nhưng vì có nhiều tác dụng phụ (như viêm loét dạ dày tá tràng, suy thượng thận, loãng xương,...) nên ít khi được sử dụng. Chỉ những trường hợp viêm mũi xoang nặng mới được chỉ định sử dụng loại thuốc này, tuy nhiên chỉ dùng trong thời gian ngắn từ 3 - 7 ngày.

- Thuốc vệ sinh mũi: cho dung dịch NaCl 0.9% hoặc nước muối loãng vào một chiếc lọ nhỏ sạch. Để rửa mũi, trước tiên nhỏ vài giọt dung dịch trên vào hốc mũi và cúi xuống, sau đó xì sạch nước mũi. Thao tác lại thêm vài lần.

- Súc rửa xoang (thủ thuật Proetz): thường áp dụng với những người bị viêm mũi xoang nhẹ. Sử dụng áp lực âm để lấy mủ từ xoang ra mà không cần đến các dụng cụ y khoa như kìm, kéo và cũng không gây đau hay chảy máu.

- Thuốc kháng sinh: cũng có thể sử dụng như các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng bởi chúng giúp diệt được các loại vi khuẩn nếu dùng đều đặn, đúng và đủ liều. Tuy nhiên, cần lưu ý tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc khiến bệnh bùng phát trở lại.

- Phẫu thuật: khi các thuốc trị viêm mũi dị ứng đều không hiệu quả thì phẫu thuật là chọn lựa sau cùng. Thường khả năng phục hồi sau phẫu thuật là trên 80%, tuy nhiên ít khi trọn vẹn. Phẫu thuật thường không mất quá nhiều thời gian, khoảng từ 15 - 30 phút, trừ những ca phức tạp có thể kéo dài đến 2 giờ. Bệnh nhân sau phẫu thuật cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và tiếp tục sử dụng thuốc kháng dị ứng để giảm nguy cơ bệnh tái phát.

Phẫu thuật viêm mũi dị ứng là chọn lựa sau cùng khi dùng thuốc không hiệu quả 

Phẫu thuật viêm mũi dị ứng là chọn lựa sau cùng khi dùng thuốc không hiệu quả

Để hạn chế được tối đa những tác dụng không mong muốn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng bất kỳ loại thuốc trị viêm mũi dị ứng nào, đặc biệt là các đối tượng như phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú,...

Nếu có thắc mắc nào liên quan hay cần được tư vấn, vui lòng liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và giải đáp.

Từ khóa » Thuốc Dị ứng Mũi Màu đỏ