Gregor Johann Mendel: Ông Tổ Ngành Di Truyền - VNU

  • Tài nguyên số
  • Thư viện
  • Văn bản
  • E-mail
  • Liên hệ
  • Sơ đồ Website
English
  • Trang nhất
  • Theo dòng lịch sử
  • ĐHQGHN - Dấu ấn trong tôi
  • Chân dung
  • Đô thị Hòa Lạc
  • Hình ảnh
  • Video
  • Văn hóa
  • Sinh viên
  • Phiên bản in - PDF
ĐHQGHN Tin tức & sự kiện Bản tin Tạp chí Khoa học Văn học Lăng kính sinh viên Giảng đường - Cuộc sống Blog' SV Nhịp cầu bè bạn Nhịp sống trẻ
Hình ảnh 02:53:32 Ngày 16/12/2024 GMT+7
Gregor Johann Mendel: Ông tổ ngành di truyền
Năm 1865 từ tu viện Brno (nước Áo thời đó) thầy tu Gregor Johann Mendel lần đầu tiên phát hiện ra những quy luật của hiện tượng di truyền. Ngày nay ông được công nhận là cha đẻ của ngành Di truyền học, nhưng những công trình của ông lúc bấy giờ giới khoa học lại không mấy mặn mà.

>>> Bản tin số 257

>>> Gregor Johann Mendel: Ông tổ ngành di truyền (pdf)

Sinh ngày 22-07-1822 tại Heisendorf, một làng nhỏ nước Moravie (Tiệp Khắc), trong một gia đình nông dân nghèo, ông thừa hưởng được niềm say mê làm vườn của bố mẹ. Ngay từ nhỏ ông đã có hứng thú chăm sóc cây cối trong vườn và ông luôn là một học sinh giỏi. Cậu học trò đặc biệt này đã gây sự chú ý của một vị tu sĩ của làng và được ông này cho đi xa tiếp tục học. Mendel vừa làm việc vừa học vì tiền trợ cấp của gia đình không đủ sống. Tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc ở bậc Trung học, Mendel được Nhà thờ chọn đi học về Triết học. Vì nhà quá nghèo nên năm 21 tuổi ông phải tạm bỏ học. Năm 1840 ông vào viện Triết học Olomouc để học hai năm dự bị. Lúc bấy giờ Mendel phải nhờ nửa số tiền hồi môn của người chị gái đã trợ cấp cho Mendel tiếp tục đi học. Sau hai năm, ông chán nản vì thiếu tài chính nên cuối cùng ông nghe lời một trong các giáo sư của ông là nhờ cha Napp giới thiệu ông vào dòng tu để có thể tiếp tục học. Bốn năm sau ông trở thành Linh mục. Từ đó, ông có đủ điều kiện để nghiên cứu về Khoa học Tự nhiên. Song song với việc học, ông đi dạy các trường trung học. Nhưng năm 1849 nước này ban hành đạo luật bắt các giáo sư phải có ngạch đại học. Nhờ cha Napp giúp, Mendel được vào Ðại học Vienne năm 1851 để tiếp tục học. Ông được học các môn Toán, Lý, Hoá, Thực vật học và Động vật học. Năm 1853 ông tốt nghiệp Đại học và trở về tu viện ở quê nhà. Khi trở về Vienne, Mendel lập ra một vườn cây và bắt đầu những thí nghiệm về sự lai giống.

Năm 32 tuổi ông được cử làm giáo viên của Trường Cao đẳng thực hành ở Brunn (nay là Brno thuộc Cộng hoà Czech) .

Từ năm 1856 đến năm 1863, ông âm thầm làm những thí nghiệm công phu trên đậu Hòa Lan. Năm 1865, ông trình bày các kết quả thực nghiệm của mình tại Hiệp hội khoa học tự nhiên Thành phố Brno và một năm sau các kết quả nghiên cứu này được công bố trên tập san của Hiệp hội và gửi cho những cơ quan khoa học trên thế giới nhưng không được ai chú ý. Thế giới khoa học lúc bấy giờ chưa sẵn sàng để công nhận điều quan trọng của những kết quả mà ông tìm ra.

 Ông phát hiện thấy cây đậu bố mẹ có thể truyền lại cho con cái những nhân tố di truyền riêng rẽ và nhấn mạnh rằng các nhân tố di truyền (ngày nay gọi là Gen) duy trì được các tính chất cá biệt của chúng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các thực nghiệm của ông vừa mang tính chất thực nghiệm vừa mang tính chất chính xác toán học. Ông đã sử dụng 7 cặp tính trạng khi tiến hành lai tạo: Hoa tía - Hoa trắng, Hoa mọc nách - Hoa mọc ngọn, Hạt vàng - Hạt xanh, Hạt trơn - Hạt nhăn, Quả trơn - Quả nhăn, Quả xanh - Quả vàng, Cây cao - Cây thấp. Các thí nghiệm của ông hết sức phong phú và chính xác. Nhưng tiếc thay, thực nghiệm của Mendel đã bị chìm đi trong sự thờ ơ của xã hội. Không ai chú ý đến các cây đậu Hà Lan của Mendel và không nhận ra được sau các cây đậu được lai tạo một cách công phu này là một thiên tài mà sau này được cả nhân loại tôn vinh là Ông tổ của ngành Di truyền học. Ông vẫn miệt mài vừa dạy học, vừa truyền đạo và tiếp tục làm thực nghiệm trong vườn của tu viện. Năm 1868, ông được phong chức Tổng Giám mục. Ông còn là người sáng lập ra Hội nghiên cứu Thiên nhiên và Hội Khí tượng học của thành phố Brno. Năm 57 tuổi ông được cử làm Giám đốc Tu viện. Ngày 6/1/1884 ông qua đời sau một tai biến do viêm thận.

Mãi 6 năm sau ngày ông qua đời các nghiên cứu quý giá của ông mới được nhân loại biết tới thông qua các nghiên cứu độc lập nhưng cùng một lúc (1900) của 3 nhà khoa học ở 3 quốc gia khác nhau: H. M. de Vries (Hà Lan), E. K. Corens (Đức) và E. V. Tschermak (Tiệp Khắc cũ). Nhờ ba nhà khoa học công nhận công trình của nhà tu Mendel nên thuyết Mendel mới ra đời được. Và năm 1900 được coi là năm ra đời của Di truyền học.

 Tại Pháp có nhà khoa học Cunio và Hà Lan có Bateson đã đem những định luật của Mendel để áp dụng vào sự lai giống cho động vật và thấy kết quả cũng giống như thực vật.

GS.NGND Nguyễn Lân Dũng - VNU Media
In bài viết Gửi cho bạn bè
Từ khóa :
Các bài mới hơn
  • Logo Kỷ niệm 30 năm Chính phủ ban hành Nghị định về ĐHQGHN (21/06/2023)
  • [Ảnh] Lễ khai giảng đầu tiên của ĐHQGHN tại Hòa Lạc (21/06/2023)
  • Các hoạt động kỷ niệm 30 năm Chính phủ ban hành Nghị định về ĐHQGHN (21/06/2023)
  • [Ảnh] ĐHQGHN ra mắt Kênh Hợp tác & Phát triển doanh nghiệp và Ban điều hành CLB Cựu sinh viên doanh nhân (21/06/2023)
  • [Ảnh] Đại hội đại biểu lần thứ VI Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ĐHQGHN, nhiệm kỳ 2022 - 2027 (21/06/2023)
  • Sinh viên ĐHQGHN nhập học tại Hòa Lạc (21/06/2023)
  • Cảnh quan Khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc (21/06/2023)
  • Khuôn viên Trung tâm Thư viện và Tri thức số ĐHQGHN (21/06/2023)
  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với ĐHQGHN, năm 2016 (22/10/2022)
  • Giáo sư Nguyễn Quang Riệu - nguyên Giám đốc nghiên cứu Đài thiên văn Paris giao lưu với sinh viên ĐHQGHN (22/10/2022)
Các bài cũ hơn
  • Christopher Alexander cuộc tìm kiếm bản chất phức tạp của đô thị (16/08/2012)
  • 9 bí ẩn lớn của vật lí đương đại (16/08/2012)
  • Thiên tài Stephen Hawking thua cược 100 USD (16/08/2012)
  • Đo đếm giá trị tinh thần (14/08/2012)
  • Vũ trụ: Thật hài hòa, tinh tế và thống nhất (06/07/2012)
  • Ông tổ phát minh tàu ngầm (06/07/2012)
  • Toán - một dạng nghệ thuật (04/06/2012)
  • Nhà nghiên cứu cũng cần phẩm chất lãnh đạo (04/06/2012)
  • 15 năm long đong cùng hang động (04/06/2012)
  • Đôi điều về thần giao cách cảm (10/05/2012)
Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN (số 393) | PDF
Tìm số báo Bản tin ĐHQGHN (số 393) Bản tin ĐHQGHN số 392 Bản tin ĐHQGHN số 390 Bản tin ĐHQGHN số 389 Bản tin ĐHQGHN số 388 Bản tin ĐHQGHN số 387 Bản tin số 386 (02/2024) Bản tin số 385 (Số đặc biệt Tết Giáp Thìn) Bản tin số 384 (tháng 12/2023) Bản tin số 383 (tháng 11/2023) Bản tin số 382 (tháng 10/2023) Bản tin số 381 (tháng 09/2023) Bản tin số 380 (tháng 08/2023) Bản tin số 379 (07/2023) Bản tin số 378 (06/2023) Bản tin số 377 (05/2023) Bản tin số 376 (04/2023) Bản tin số 375 (03/2023) Bản tin số 374 (02/2023) Bản tin số 372 (12/2022) Bản tin số 371 (11/2022) Bản tin số 373 (01/2023) Bản tin số 370 (10/2022) Bản tin số 368 (08/2022) Bản tin số 369 (09/2022) Bản tin số 367 (07/2022) Bản tin số 366 (06/2022) Bản tin số 365 (05/2022) Bản tin số 364 (04/2022) Bản tin số 363 (03/2022) Bản tin số 362 (02/2022) Bản tin số 361 (Số Tết 2022) Bản tin số 360 (2021) Bản tin số 359 (2021) Bản tin số 358 (2021) Bản tin số 339 (2019) Bản tin số 345-346 (2019) Bản tin số 342 (2019) Bản tin số 338 (2019) Bản tin số 337 (2019) Bản tin số 335-336 (2019) Bản tin số 334 (2018) Bản tin số 331 (2018) Bản tin số 327 (2018) Bản tin số 326 (2018) Bản tin số 324 (2018) Bản tin số 321 (2017) Bản tin số 320 (2017) Bản tin số 319 (2017) Bản tin số 316 (2017) Bản tin số 301 (2016) Bản tin số 300 (2016) Bản tin số 292+293 (2015) Ban tin số 300 (2016) Bản tin số 298+299(2016) Bản tin số 291 (2015) Bản tin 290 (2015) Bản tin số 266 (4/2013) Bản tin số 265 (3/2013) Bản tin số 264 (2/2013) Bản tin ĐHQGHN số 262 + 263 (2013) Số đặc biệt Xuân Quý Tỵ Bản tin số 261 (11/2012) Bản tin số 260 (10/2012) Bản tin số 259 (09/2012) Bản tin số 258 (08/2012) Bản tin số 257 (07/2012) Bản tin số 256 (06/2012) Bản tin số 255 (05/2012) Bản tin số 254 (04/2012) Bản tin số 253 (03/2012) Bản tin số 252 (02/2012) Bản tin số 250 (12/2011) và 251 (1/2012) Bản tin số 249 (11/2011) Bản tin số 248 (10/2011) Bản tin số 247 (9/2011) Bản tin số 246 (8/2011) Bản tin số 245 (7/2011) Bản tin số 244 (6/2011) Bản tin số 243 (5/2011) Bản tin số 242 (4/2011) Bản tin số 241 (3/2011) Bản tin số 240 (2/2011) Bản tin số 239 (1/2011) Bản tin số 238 (12/2010) Bản tin số 237 (11/2010) Bản tin số 236 (10/2010) Bản tin số 235 (9/2010) Bản tin số 234 (8/2010) Bản tin số 233 (7/2010) Bản tin số 232 (6/2010) Bản tin số 231 (5/2010) Bản tin số 230 (4/2010) Bản tin số 229 (3/2010) Bản tin số 228 (2/2010) Bản tin số 227 (1/2010) Bản tin số 226 (12/2009) Bản tin số 225 (11/2009) Bản tin số 224 (10/2009) Bản tin số 223 (9/2009) Bản tin số 222 (8/2009) Bản tin số 221 (7/2009) Bản tin số 220 (6/2009) Bản tin số 219 Bản tin số 218 Bản tin số 217 Bản tin số 216 Bản tin số 215 Bản tin số 214 Bản tin số 213 Bản tin số 212 Bản tin số 211 Bản tin số 210 Bản tin số 209 Bản tin số 208 Bản tin số 207 Bản tin số 206 Bản tin số 205 Bản tin Số 204 Bản tin số 203 - Tết Mậu Tý 2008 Bản tin ĐHQGHN số 202 Bản tin ĐHQGHN - Số 201 Bản tin số 200 Bản tin số 199 Bản tin số 295 (2015)
TIN BÀI XEM NHIỀU NHẤT
  • Vài suy nghĩ về giáo dục và đào tạo phục vụ cho phát triển
  • 10 sự kiện nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
  • 10 thành tựu nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
  • Nguồn gốc ý nghĩa từ Cát-xê
  • Tự chủ đại học: Xu thế của phát triển
  • Học vị tiến sĩ cũng lắm gian nan
  • Học sinh ngày càng chán học môn lịch sử
  • 9 nguyên tắc “vàng” trong giảng dạy đại học
  • Có chí thì nên
  • Cần đổi mới cơ bản công tác quản lý giáo dục
TRÊN WEBSITE KHÁC

Trang diễn đàn | Diễn đàn Học sinh - Sinh viên | Diễn đàn Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh | Diễn đàn Phụ huynh Học sinh - Sinh viên

Copyright ®2010, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - 144 Đường Xuân Thủy,QuậnCầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam, Điều khoản sử dụng | Bản quyền khiếu nại

Từ khóa » Thuyết Mendel