Gừng Có Làm Tăng Huyết áp Không? - Xét Nghiệm Dr.Labo

ĐẶT DỊCH VỤ Chọn dịch vụ xét nghiệm từ Dr.Labo... Gửi yêu cầu tìm Dr.Labo gần bạn... App gọi thợ trên Android App gọi thợ trên iPhone đang xử lý yêu cầu của bạn Đang xử lý yêu cầu... × Địa chỉ chưa được xác định, vui lòng kiểm tra lại OK Gửi yêu cầu thành công

Mã yêu cầu Dr.Labo của bạn: #146535

Yêu cầu dịch vụ của bạn đã được chuyển đến Dr.Labo - Chúng tôi sẽ gọi điện lại cho bạn để xác nhận yêu cầu. Hãy để ý nghe điện thoại bạn nhé!

Mời bạn tải app Rada ứng dụng Rada để đặt và theo dõi các yêu cầu xét nghiệm tiếp theo từ Dr.Labo cùng các dịch vụ tiện ích dành cho gia đình khác. Tải Rada Android - Ứng dụng gọi thợ Tải Rada iOS - Ứng dụng gọi thợ × Chọn danh mục

đang nạp danh mục dịch vụ

Từ khóa tìm kiếm: Gừng có làm tăng huyết áp không?Trang chủ » Dinh Dưỡng » Gừng có làm tăng huyết áp không? Thông tin mới
  • UỐNG CÀ PHÊ CÓ TỐT CHO TINH TRÙNG KHÔNG: NAM GIỚI NÊN BIẾT UỐNG CÀ PHÊ CÓ TỐT CHO TINH TRÙNG KHÔNG: NAM GIỚI NÊN BIẾT

    Cà phê đồ uống yêu thích của nhiều người bởi hươn

  • NGƯỜI BỊ COPD KHÓ THỞ KHI NÀO, CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỊ COPD KHÓ THỞ KHI NÀO, CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể dẫn đế

  • XƠ GAN CHILD A CÓ PHẢI LÀ BỆNH LÝ HIẾM GẶP VÀ NGUY HIỂM? XƠ GAN CHILD A CÓ PHẢI LÀ BỆNH LÝ HIẾM GẶP VÀ NGUY HIỂM?

    Xơ gan là tình trạng bệnh lý của gan không hề hiế

  • THOÁI HÓA VÕNG MẠC: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA THOÁI HÓA VÕNG MẠC: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

    Thoái hóa võng mạc là một bệnh lý về mắt phổ biến

  • TRIỆU CHỨNG LOẠN CẢM HỌNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG LOẠN CẢM HỌNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

    Loạn cảm họng là vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng r

  • NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ MÁU VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ MÁU VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO

    Ung thư máu là một bệnh lý ác tính có nguy cơ tử

  • DẤU HIỆU U NÃO LÀ GÌ? BỆNH LÝ NÀY CÓ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC KHÔNG? DẤU HIỆU U NÃO LÀ GÌ? BỆNH LÝ NÀY CÓ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC KHÔNG?

    Dấu hiệu u não không quá cụ thể và thường đến muộ

  • Câu Hỏi Thường Gặp
  • Chưa phân loại
  • Covid19
  • Cúm
  • Dinh Dưỡng
  • Gan
  • Mẹ bầu
  • Người cao tuổi
  • Sắc đẹp
  • Sức khỏe
  • Thiết bị
  • Tin Tức
  • Trẻ em
  • Ung thư
  • Vaccine Covid-19
  • Xét nghiệm
1 Tháng Ba, 2021 Huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây ra bệnh tim. Cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng này là kết hợp sử dụng các loại thuốc phù hợp cùng với một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho rằng việc bổ sung một số loại thảo mộc và gia vị vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn làm giảm mức huyết áp hiệu quả, bao gồm húng quế, mùi tây, tỏi, quế và đặc biệt là gừng. 1. Tầm quan trọng của việc kiểm soát tình trạng cao huyết áp Tình trạng huyết áp cao thường bao gồm một trong những điều sau đây:

  • Huyết áp tâm thu ở mức trên 130 mm Hg
  • Huyết áp tâm trương ở mức trên 80 mm Hg
  • Chỉ số huyết áp của cả tâm thu và tâm trương đều vượt quá mức cho phép

Huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khoẻ, chẳng hạn bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy tim hoặc nhồi máu cơ tim. Do đó, việc kiểm soát mức huyết áp là một điều vô cùng quan trọng. Bạn có thể kiểm soát huyết áp bằng thuốc, chẳng hạn như thuốc chẹn kênh canxi và thuốc ức chế men chuyển (ACE). Ngoài ra, những thay đổi trong lối sống và chế độ ăn uống cũng có thể giúp bạn giảm huyết áp cũng như nguy cơ mắc các bệnh về tim.

2. Ăn gừng có làm tăng huyết áp không? Gừng là một loại thực phẩm rất linh hoạt, có thể dễ dàng kết hợp vào nhiều công thức nấu ăn. Hơn nữa, gừng cũng được coi là một phương thuốc hữu hiệu để điều trị một số bệnh. Từ lâu con người đã sử dụng gừng để cải thiện nhiều khía cạnh của sức khỏe tim mạch, bao gồm mức cholesterol, tuần hoàn và huyết áp. Một số nghiên cứu trên cả người và động vật đều chỉ ra rằng, tiêu thụ gừng có thể làm giảm mức huyết áp theo một số cách nhất định. Gừng hoạt động như một chất chẹn kênh canxi và chất ức chế ACE tự nhiên. Trong khi đó, thuốc chẹn kênh canxi và thuốc ức chế men chuyển đều là những loại thuốc được sử dụng để điều trị cho tình trạng cao huyết áp.

Từ lâu con người đã sử dụng gừng để cải thiện nhiều khía cạnh của sức khỏe tim mạch, bao gồm mức cholesterol, tuần hoàn và huyết áp

Một nghiên cứu trên 4.000 người đã phát hiện ra rằng, những người tiêu thụ nhiều gừng nhất (từ 2 – 4 gam mỗi ngày) có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp thấp nhất. Tuy nhiên, đối với những người bị cao huyết áp, không nên sử dụng gừng hoặc uống trà gừng vào thời điểm cơn huyết áp đang lên cao vì điều này rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Đặc biệt, khi uống trà gừng nóng có thể làm giãn mạch, thậm chí gây đứt mạch máu ở người bị cao huyết áp. Lúc này, trà gừng được xem là một chất kích thích huyết áp tăng cao hơn, khiến cho động mạch bị vỡ và nguy cơ gặp tai biến rất nguy hiểm đối với tính mạng. 3. Một số lợi ích sức khỏe của gừng Gừng đã được vận dụng vào nhiều hình thức y học cổ truyền từ nhiều thế kỷ. Nó được dùng rộng rãi để hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống lại bệnh cúm và cảm lạnh thông thường, đồng thời giảm các cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa. Trong gừng có chứa một loại hợp chất hoạt tính sinh học tự nhiên có tên là gingerol, giúp chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Ngoài ra, gừng cũng có tác dụng giảm các cơn buồn nôn ở những người vừa trải qua một số loại phẫu thuật, hoá trị liệu hoặc do ốm nghén trong thai kỳ. Bên cạnh đó, gừng cũng là một loại thực phẩm giúp bạn giảm cân và giảm mỡ bụng hiệu quả. Uống nước gừng sẽ tạo cảm giác no lâu, từ đó ngăn ngừa được các cơn thèm ăn. Để kiểm soát mức cân nặng của mình, bạn có thể uống một lượng trà gừng nhất định vào mỗi ngày. 4. Các loại thảo mộc khác giúp làm giảm tình trạng cao huyết áp Ngoài gừng, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thảo mộc sau đây để kiểm soát tốt được mức huyết áp của mình, bao gồm:

4.1 Húng quế

Đây là một loại thảo mộc có hương vị rất đa dạng. Nó được sử dụng phổ biến trong y học thay thế vì rất giàu các hợp chất có lợi cho sức khỏe. Trong húng quế có chứa nhiều chất eugenol, một chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật, giúp giảm huyết áp hiệu quả. Các nghiên cứu cũng cho thấy, sở dĩ eugenol có thể làm giảm mức huyết áp do nó hoạt động như một chất chẹn kênh canxi tự nhiên. Thông thường, thuốc chẹn kênh canxi giúp ngăn chặn sự di chuyển của canxi vào tim và các tế bào động mạch, giúp thư giãn các mạch máu. Một số thử nghiệm trên động vật cũng chỉ ra rằng, chiết xuất húng quế ngọt có tác dụng thư giãn mạch máu và làm loãng máu, từ đó kiểm soát tốt mức huyết áp của cơ thể.

Trong húng quế có chứa nhiều chất eugenol, một chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật, giúp giảm huyết áp hiệu quả

4.2 Mùi tây

Đây là một loại thảo mộc được sử dụng phổ biến trong nền ẩm thực của Châu Âu, Mỹ và Trung Đông. Mùi tây có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và có các thành phần dinh dưỡng vô cùng ấn tượng. Mùi tây có chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm vitamin C và carotenoid, giúp làm giảm mức huyết áp trong cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy, chất chống oxy hóa carotenoid có tác dụng làm giảm huyết áp và mức cholesterol xấu LDL một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim. Các kết quả thử nghiệm trên cả động vật cũng phát hiện ra rằng, sử dụng mùi tây giúp giảm cả mức huyết áp tâm thu và tâm trương bằng cách hoạt động như thuốc chẹn kênh canxi, loại thuốc giúp thư giãn và làm giãn mạch máu.

4.3 Cỏ xạ hương

Đây cũng là một loại thảo mộc có hương vị độc đáo và chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khoẻ, chẳng hạn như axit rosmarinic. Hợp chất này có tác dụng hiệu quả trong việc giảm viêm và lượng đường trong máu, cũng như tăng lưu lượng máu. Ngoài ra, cũng giúp làm giảm mức huyết áp cao bằng cách ức chế men chuyển ACE. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng, uống chiết xuất cỏ xạ hương giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, chẳng hạn như cholesterol toàn phần, cholesterol xấu, chất béo trung tính và huyết áp cao.

4.4 Quế

Là một loại gia vị thơm, được lấy từ vỏ bên trong của cây thuộc chi Cinnamomum. Người ta đã sử dụng quế trong nhiều thế kỷ để điều trị các bệnh về tim và huyết áp cao trong nền y học cổ truyền. Một số thử nghiệm trên động vật đã cho thấy, quế có thể làm giãn và thư giãn các mạch máu. Một nghiên cứu khác ở người cũng phát hiện ra rằng, dùng quế có thể làm giảm mức huyết áp tâm thu và tâm trương lần lượt là 6,2 mmHg và 3,9 mm Hg.

Người ta đã sử dụng quế trong nhiều thế kỷ để điều trị các bệnh về tim và huyết áp cao trong nền y học cổ truyền

Khi đã nắm rõ về công dụng của gừng đối với huyết áp, bạn nên cân nhắc để sử dụng sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại. Bên cạnh đó để kiểm soát huyết áp tốt bạn nên duy trì chế độ ăn, lối sống lành mạnh và thường xuyên đo huyết áp tại nhà theo lời khuyên của bác sĩ.

Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288. Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn. Đăng trong Dinh Dưỡng, Sức khỏe | Tags: Hạ huyết áp, Tai biến mạch máu não, Tăng huyết áp, Trà gừng

Từ khóa » Gừng Có Hạ Huyết áp Không