Gừng Gia Vị Làm Thuốc - Y Học Cổ Truyền

Gừng gia vị làm thuốc Ngày đăng 18/02/2020 | 18:47 | Lượt xem: 6862

Theo Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Ngoài ra gừng còn có rất nhiều tác dụng khác như: chóng mặt, hoa mắt, giúp làn da được tươi trẻ, làm mờ sẹo, giảm gàu và rụng tóc…

TIN LIÊN QUAN

Y học cổ truyền gọi gừng là sinh khương, can khương, bào khương. Gừng có tên khoa học là zingiber officinale Rose, họ gừng (Zingiberaceae). Được trồng ở khắp cả nước để làm thuốc và gia vị.

Một số tác dụng từ củ gừng

Theo Đông y gừng khô gọi là can khương có tính nóng hơn sinh khương có thể làm ấm tỳ vị. Gừng tươi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn. Gừng đốt cháy tồn tính gọi là hắc khương, hắc khương có vị đắng thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm can thận, giáng hư hỏa. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu.

Gừng giúp giảm chóng mặt, hoa mắt: Chóng mặt, hoa mắt xây xầm mặt mày là cảm giác xung quanh bạn mọi vật đều quay tròn, choáng váng. Chóng mặt có thể sảy ra khi ta đứng lên đột ngột. Dùng 1-1,5 gam gừng mỗi ngày giúp ngăn ngừa chóng mặt, buồn nôn.

Cho ½ củ gừng tươi đã gọt sạch vỏ và xay nhuyễn, sau đó pha với 2 cốc nước đun sôi để cho ra một ly gừng mùi thơm nhẹ nhàng, có thể nhấm nếu cần, vừa giúp sảng khoái tinh thần vừa chữa hoa mắt, chóng mặt hiệu quả.

Đối với những trường hợp hay bị chóng mặt hoặc bị rối loạn tiền đình có thể duy trì sử dụng 500mg bột gừng pha với nước uống để giảm dần hoặc thậm chí chữa khỏi tình trạng choáng váng, hoa mắt chóng mặt.

Trà gừng cũng giúp chữa chóng mặt hiệu quả. Đun sôi trà khoảng 5 phút sau đó thả vài lát gừng vào tách trà. Trà gừng có thể kết hợp với một số loại thảo mộc khác như hoa cúc, atiso, cam thảo sẽ có công dụng chữa các bệnh khác ngoài chóng mặt như đau họng, cảm cúm.

Gừng làm trẻ hóa làn da: Gừng tươi dưỡng da tươi trẻ với vị cay nhẹ, tính nóng, khi uống trà gừng, ăn gừng tươi sẽ góp phần làm ấm cơ thể, tăng cường sinh lực và tràn đầy sức sống cho làn da bạn. Gừng tươi còn giúp làm mềm da và cải thiện độ đàn hồi. Sử dụng bột gừng trộn với mật ong và nước chanh theo tỉ lệ 2:1:1, trộn đều thành hỗn hợp sền sệt rồi đắp lên mặt khoảng 30 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm.

Gừng làm mờ sẹo: Xoa một lát gừng tươi vào vùng da bị sẹo sau đó để khô, làm 2-3 lần/ ngày. Sau vài tuần bạn bắt đầu thấy sự cải thiện, vài tháng sau gần như bạn sẽ không thể phát hiện vết sẹo của mình.

Gừng làm giảm đau và viêm: Gừng đã được chứng minh có tác dụng làm giảm đau cơ bắp cũng như đau lưng và được chứng minh để giảm viêm, phụ nữ đau bụng kinh cũng có thể uống trà gừng để giảm đau. Ngoài ra gừng cũng có tác dụng làm giảm chứng đau nửa đầu.

Gừng còn trị đau lưng và vai: khi bị đau lưng và đau vai nên dùng nước gừng nóng cho thêm chút muối và dấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và dấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu, giảm đau rất hiệu quả.

Gừng phòng ngừa một số bệnh về răng miệng: Kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng vào mỗi buổi sáng và tối hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày có tác dụng bảo vệ răng, phòng ngừa chứng sâu răng hiệu quả.

Nếu cổ họng bị rát, ngứa hoặc đau có thể cho thêm chút muối ăn vào hòa tan và uống nóng, mỗi ngày uống khoảng 2-3 lần. Nếu bị viêm nha chu thì thường xuyên dùng nước trà tươi nóng để súc miệng hoặc uống đều có hiệu quả chữa trị viêm nha chu. Nên uống hoặc súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

Người ta còn dùng nước gừng tươi thay trà để uống và súc miệng thường xuyên khoảng 2-3 lần mỗi ngày để trị lở loét khoang miệng, khoảng 60-90% vết lở loét đều biến mất.

Gừng giúp giảm gàu và tóc mọc nhanh: Gừng được xem là chất khử trùng đặc biệt, vì vậy có thể dùng nước gừng ấm thay thế dầu gội đầu để khắc phục vấn đề này. Bạn có thể thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó trộn với dầu oliu hoặc dầu mè, tiếp đến là sử dụng hỗn hợp vừa trộn đắp đều lên da đầu khoảng 15-20 phút, cuối cùng dùng nước gừng ấm gội lại thật sạch.

Gừng giúp tóc mọc nhanh: Gừng có khả năng đẩy mạnh lượng máu lưu thông và chứa nhiều axit béo, gừng sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề tóc mỏng. Để thực hiện bạn hãy hòa trộn nước ép gừng với dầu jojoba, lấy hỗn hợp này rồi massage da đầu nhẹ nhàng. Để nguyên hỗn hợp này trên tóc trong khoảng 30 phút rồi gội sạch. Làm 3 lần/ tuần trong liên tục 1 tháng, bạn sẽ thấy tóc dày lên và bóng, khỏe hơn.

Gừng trị sắc mặt nhợt nhạt: Mỗi buổi sáng và tối rửa mặt thường xuyên bằng nước gừng nóng có tác dụng làm cho da mặt hồng hào, sắc mặt nhợt nhạt do thiếu chất, thiếu ngủ hay lao lực sẽ nhanh chóng tan biến. Nên duy trì thói quen rửa mặt như vậy trong vòng 60 ngày liên tiếp. Có thể rửa mặt bằng nước gừng nóng cũng phát huy tác dụng nhất định đối với những vết thâm nám và làn da khô ráp.

Gừng có tác dụng giã rượu khi say: Uống nước gừng nóng không những thúc đẩy quá trình lưu thông máu mà còn giúp tiêu tan lượng cồn trong máu, nhanh chóng đánh bật cơn say và tình trạng đau đầu lúc tỉnh dậy sau khi uống say. Có thể cho thêm chút mật ong vào nước gừng nóng và uống làm nhiều lần càng tăng thêm hiệu quả giã rượu.

Lưu ý: Phụ nữ đang mang thai chỉ được dùng tối đa 1.000 mg gừng/ ngày để chữa chóng mặt nếu cần.

Bệnh nhân bị sỏi mật tuyệt đối không được dùng gừng như phương pháp để ngăn ngừa chóng mặt.

Trong trường hợp âm hư nội nhiệt sinh ho, biểu hư làm ra mồi hôi nhiều hoặc mất máu không nên dùng.

Không nên ăn gừng trong thời gian dài đối với những người âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, đái tháo đường…

Những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng.

Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản. Mặc dù gừng có rất nhiều tác dụng nhưng không nên quá lạm dụng.

Tất cả mọi người đều nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng gừng hoặc bất kỳ loại thảo mộc nào khác để trị bệnh./.

Thanh Hiển

Admin Sở Y Tế

Các tin khác
  • Y học cổ truyền góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân Thủ đô
  • Phát huy thế mạnh trong khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn quận Long Biên
  • Hội Đông y thành phố Hà Nội đồng hành cùng sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân
  • Ngày hội Đông y năm 2023 - Vì sức khỏe cộng đồng
  • Ngành Đông y quận Hoàng Mai: Nhìn lại chặng đường 15 năm phát triển
  • Thanh Trì: phát triển y học cổ truyền trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 96 Lượt truy cập trong tuần: 45080 Lượt truy cập trong tháng: 237750 Lượt truy cập trong năm: 3110864 Tổng số lượt truy cập: 47178252 Về đầu trang

Từ khóa » Bột Gừng Nóng Hay Mát