Gừng: Lý Do Đông Y Coi Là Thuốc Bổ Dương Cho Quý ông

Gừng: Lý do Đông y coi là "thuốc" bổ dương cho quý ông

Không chỉ là gia vị, gừng còn được xem là thuốc quý, đặc biệt hơn khi Đông y đánh giá, gừng có thể giúp lưu thông máu nhanh, bổ dương, tăng cường sinh lý, giảm rối loạn tình dục.

Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương... Tên khoa học Zingiber officinale Rose, họ Gừng (Zingiberaceae). Được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta để làm gia vị và làm thuốc.

Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ. Thành phần hóa học trong gừng chứa 2 - 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: B-zingiberen (35%), b-curcumenen (17%), b-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol. Nhựa dầu chứa 20 - 25% tinh dầu và 20 - 30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỉ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu gừng còn chứa a-camphen, b-phelandren, eucalyptol và các gingerol.

Củ gừng có vị cay và hương thơm đặc biệt, có thể dùng để điều vị thêm hương, là thứ gia vị vô cùng hấp dẫn và không thể thiếu trong cuộc sống. Gừng có thể ăn sống, có thể nấu chín, có thể ngâm, ngâm muối, ngâm chua, có thể gia công thành nước gừng, bột gừng, rượu gừng, gừng khô, có thể chiết xuất sản xuất hương liệu...

Gừng sống ngọt, cay nhưng ấm, trong đông y có công dụng tán hàn ôn trung, phát hãn, làm ấm tỳ vị, chống nôn, sát khuẩn, giảm đau, chống viêm, còn có thể thư giãn mao mạch, tăng cường tuần hoàn máu, kích thích dạ dày hỗ trợ tiêu hóa.

Gừng tươi có thể dùng khi "phòng hàn tà nhiệt, nghẹt mũi, nôn mửa, long đờm". Gừng khô thích hợp dùng khi " tỳ vị hư hàn, đau bụng do lạnh, trướng bụng, thổ tả, phòng tà tiêu độc, cầm máu...".

Khi sử dụng gừng không nên gọt vỏ vì vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh nên ăn gừng chỉ cần rửa sạch sau đó sử dụng.

Lưu ý không ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.

Cách ăn gừng khác nhau mang lại những hiệu quả khác nhau, tùy từng thời điểm và tình trạng sức khỏe để sử dụng gừng đúng cách. Sau đây là những lý do giúp bạn hiểu giá trị của gừng để tận dụng triệt để những ưu điểm của nó.

Các tác dụng nổi trội của gừng

Giảm chứng lạnh, làm ấm dạ dày, ngăn ngừa nôn ói

Theo quan niệm của Đông y, gừng có vị cay tính ấm nhưng lại mang những giá trị dược liệu tuyệt vời đối với sức khỏe. Gừng có thể loại bỏ chứng lạnh dạ dày, giúp cho dạ dày ấm áp. Trong các trường hợp bị nhiễm lạnh, bạn có thể sử dụng vài lát gừng là cơ thể có thể ấm áp trở lại.

Những phụ nữ bị đau bụng kinh, uống một chút nước gừng ấm thì tình trạng bệnh sẽ giảm nhẹ rất nhiều.

Những người bị say tàu xe, nên thử dùng gừng bằng cách ăn uống hoặc mang theo người, dán vào tay hoặc chân.

Thúc đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu

Khi bạn uống một chút trà gừng sẽ cảm thấy cơ thể ấm áp lên nhanh chóng. Thực tế cho thấy, khi cơ thể nóng lên là do máu lưu thông mạnh mẽ hơn.

Gừng có chứa một loại tinh dầu có tính bay hơi, chất đặc biệt này có thể giúp thúc đẩy tuần hoàn máu một cách thuận lợi.

Máu vận hành trơn tru sẽ giúp bạn cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng, tràn đầy năng lượng.

Ăn ngon miệng hơn và thúc đẩy tiêu hóa tốt

Gừng tươi là một trong những gia vị điển hình có vị cay và chứa những hoạt chất tự nhiên giúp cải thiện khẩu vị, khơi thông dạ dày và thúc đẩy tiêu hóa.

Những người có cảm giác chán ăn, không ngon miệng thì nên thêm vào ít lát gừng trong mỗi bữa ăn có thể giúp bạn điều chỉnh tình trạng này nhanh chóng.

Điều chỉnh chức năng tuyến tiền liệt, điều chỉnh rối loạn chức năng tình dục

Gừng không chỉ giúp phụ nữ bị đau bụng kinh có thể cải thiện tình trạng đau đớn, mà nam giới ăn gừng cũng sẽ có rất nhiều lợi ích.

Gừng có thể thúc đẩy sự trao đổi chất của con người, đồng thời giúp điều chỉnh chức năng tuyến tiền liệt, có thể ngăn ngừa bệnh về tuyến tiền liệt. Không những thế, ăn mỗi ngày vài lát gừng còn có thể điều chỉnh chứng rối loạn chức năng tình dục, có hiệu quả rõ rệt.

Đó là lý do tại sao có một câu thành ngữ nổi tiếng Đông y là "nam giới không thể thiếu gừng, phụ nữ không thể thiếu ngó sen".

Tác dụng điều trị giảm nhẹ chứng rối loạn tình dục, tăng cường sinh lực nam giới được xem là một trong những giá trị dược liệu quý mà bất kỳ ai cũng nên biết để tận dụng nguồn lợi từ gừng một cách hiệu quả.

Giảm tỷ lệ sỏi mật

Gừng có chứa tinh chất cay nồng, có thể có tác dụng trong quá trình làm việc của gan, từ đó giảm sự xuất hiện của nguy cơ sản sinh ra sỏi mật.

Một số cách trị bệnh từ gừng

Trị lở loét khoang miệng:

Dùng nước gừng tươi thay trà để uống và súc miệng thường xuyên, khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày, sẽ có hiệu quả bất ngờ, khoảng 60 - 90% vết lở loét đều biến mất.

Viêm nha chu:

Thường xuyên dùng nước trà tươi nóng để súc miệng hoặc uống đều có hiệu quả chữa trị bệnh viêm nha chu. Nên uống hoặc súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Nếu cổ họng bị rát, ngứa hoặc đau có thể cho thêm chút muối ăn vào hòa tan và uống nóng, mỗi ngày uống khoảng 2 - 3 lần.

Phòng ngừa và trị sâu răng:

Mỗi buổi sáng và tối kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày có tác dụng bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả.

Trị đau nửa bên đầu:

Khi thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.

Say rượu bia:

Dùng nước gừng nóng để uống không những thúc đẩy quá trình lưu thông máu mà còn giúp tiêu tan lượng cồn trong máu, nhanh chóng đánh bật cơn say sỉn và tình trạng đau đầu lúc tỉnh dậy sau khi uống say. Có thể cho thêm chút mật ong vào nước gừng nóng và uống làm nhiều lần càng tăng thêm hiệu quả giã rượu.

Trị sắc mặt nhợt nhạt:

Rửa mặt thường xuyên bằng nước gừng nóng vào mỗi buổi sáng và tối có tác dụng làm cho da mặt hồng hào, sắc mặt nhợt nhạt do thiếu chất, thiếu ngủ hay lao lực sẽ nhanh chóng tan biến. Nên duy trì thói quen rửa mặt như vậy trong vòng 60 ngày liên tiếp. Theo đó, rửa mặt bằng nước gừng nóng cũng phát huy tác dụng nhất định đối với những vết thâm nám và làn da khô ráp.

Trị chứng gàu:

Có thể dùng nước gừng nóng thay thế dầu gội đầu để trị gàu. Trước tiên nên thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp đều lên da đầu khoảng 10 - 15 phút, cuối cùng dùng nước gừng nóng gội lại thật sạch.

Đau lưng và đau vai:

Khi bị đau lưng và đau vai, nên dùng nước gừng nóng cho thêm chút muối và dấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và dấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu, giảm đau rất hiệu quả.

Trị giun kim:

Trước khi đi ngủ, nên vệ sinh hậu môn bằng nước gừng tươi nóng, đồng thời uống khoảng 1 - 2 cốc nước gừng nóng, kiên trì trong khoảng 10 ngày có tác dụng diệt giun kim hiệu quả.

Trị hôi chân:

Cho thêm chút muối và dấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.

Cao huyết áp:

Khi huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15 - 20 phút. Nước gừng nóng mặc dù tiếp xúc bên ngoài chân nhưng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp sẽ từ từ hạ xuống.

Những người không nên sử dụng gừng

Những người bị nhiệt bên trong nghiêm trọng

Nếu một người bị nóng trong, có bệnh trĩ hay hôi miệng do nhiệt miệng, bạn không nên ăn gừng. Bởi vì, gừng có tính nóng, sinh nhiệt mạnh, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Bệnh nhân viêm gan

Thường xuyên ăn gừng có thể giúp cơ thể ấm lên, nhưng nếu ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng, do đó bệnh nhân viêm gan không nên ăn nhiều. Nếu gừng là một vị thuốc bạn cần phải sử dụng, thì nên ăn kèm với các thực phẩm có tác dụng làm mát để giảm tính nóng, ví dụ như hoa cúc, táo gai và các món ăn thuộc tính mát để giải nhiệt.

Người có thể chất âm hư (thiếu âm)

Người thiếu âm thì cơ thể thường khô khan, nhóm người này sẽ phải uống nước nhiều, tay chân thường xuyên ra mồ hôi, thi thoảng bị sốt. Khi bạn bị âm hư, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, tâm trạng mệt mỏi, buồn bã, nếu tiếp tục ăn nhiều gừng sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị chứng hơi thở hôi

Theo quan niệm Đông y, lý do hơi thở có mùi chủ yếu xuất phát từ nhiệt, trong khi gừng có tính nhiệt, nếu ăn thêm gừng thì tình trạng và gừng và ấm áp, nếu những người này ăn gừng còn tồi tệ hơn, và không chỉ sẽ làm tăng dạ dày cũng có thể gây đau đầu trĩ, chảy máu nướu răng và các triệu chứng khác.

Táo bón nặng

Táo bón xảy ra ở đa số những người mắc bệnh thương hàn, nếu những người này ăn gừng, nó sẽ làm cho tình hình nghiêm trọng hơn.

Người có đờm vàng

Người có nhiều đờm dễ bị kích thích cổ họng, sau khi ăn gừng, tình trạng đờm sẽ trở nên trầm trọng hơn, vì vậy, hãy hạn chế ăn.

Người say nắng:

Khi bị cảm lạnh uống nước gừng sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, trái lại đối với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng.

Người bị rối loạn máu

Bệnh rối loạn đông máu di truyền do giảm khả năng đông máu, nghĩa là chỉ một vết thương nhỏ cũng có thể dẫn tới tử vong nếu không cầm máu kịp thời.

Do đó, gừng có thể làm mất tác dụng của các loại thuốc điều trị bệnh này và khiến bệnh tình thêm trầm trọng, thậm chí là gây xuất huyết, dẫn đến tử vong.

Khi dùng một số loại thuốc

Những người sử dụng thuốc hạ huyết áp hoặc thuốc chữa bệnh tiểu đường nên tránh xa gừng vì loại củ này có thể làm suy yếu tác dụng của thuốc.

Sự kết hợp giữa gừng với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc ức chế beta (thường được sử dụng trong các bệnh tim mạch) hoặc thuốc insulin (điều trị bệnh tiểu đường) cũng có thể gây hại cho cơ thể.

Cụ thể, gừng có khả năng gây loãng máu, làm giảm huyết áp và đặc tính của những loại thuốc này.

Người thiếu cân

Gừng là một gia vị tự nhiên tuyệt vời cho những người muốn giảm cân vì nó có khẳ năng làm tăng độ pH trong dạ dày và kích thích các enzym tiêu hóa. Từ đó, gừng có tác dụng giảm cảm giác thèm ăn và kích thích đốt cháy chất béo.

Những người bị thiếu cân nên tránh dùng gừng cũng như những sản phẩm bổ sung có chứa gừng.

Phụ nữ mang thai

Gừng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung dẫn đến sinh non. Đặc biệt là trong ba tháng cuối cùng của thai kỳ nên tuyệt đối tránh dùng gừng.

Từ khóa » Bột Gừng Nóng Hay Mát