H2S + Pb(NO3)2 → PbS + HNO3

H2S + Pb(NO3)2 →  PbS + HNO3Pb(NO3)2 H2SNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Pb(NO3)2 ra PbS: Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2

  • 1. Phương trình phản ứng H2S tác dụng với Pb(NO3)2
    • H2S + Pb(NO3)2 →  PbS ↓ + 2HNO3
  • 2. Điều kiện xảy ra phản ứng H2S tác dụng Pb(NO3)2
  • 3. Hiện tượng phản ứng xảy ra khi sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2
  • 4. Câu hỏi vận dụng liên quan 

H2S + Pb(NO3)2 → PbS + HNO3 được VnDoc biên soạn là phương trình phản ứng hóa học khi Dẫn khí H2S vào dung dịch muối Pb(NO3)2. Sau phản ứng thu được kết tủa đen, kết tủa này không tan trong nước cũng như axit. Ngoài ra tài liệu còn đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi liên quan đến phản ứng.

Hy vọng thông qua phản ứng này sẽ giúp bạn đọc viết và cân bằng chính xác phản ứng, cũng như vận dụng hiện tượng phản ứng vào các bài tập nhận biết. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung phương trình dưới đây.

1. Phương trình phản ứng H2S tác dụng với Pb(NO3)2

H2S + Pb(NO3)2 →  PbS ↓ + 2HNO3

2. Điều kiện xảy ra phản ứng H2S tác dụng Pb(NO3)2

Nhiệt độ thường

3. Hiện tượng phản ứng xảy ra khi sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2

Dẫn khí H2S vào dung dịch muối Pb(NO3)2, hiện tượng quan sát được là có kết tủa màu đen (PbS) xuất hiện.

4. Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Sục khí H2S vào dung dịch muối Pb(NO3)2, hiện tượng quan sát được là

A. dung dịch có kết tủa màu xanh lam

B. có kết tủa màu vàng.

C. có kết tủa màu đen.

D. có kết tủa màu trắng xanh

Xem đáp ánĐáp án C

Phương trình phản ứng hóa học

H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3

đen

Vậy hiện tượng quan sát được là có kết tủa màu đen (PbS) xuất hiện.

Câu 2. Cho các thí nghiệm sau

(1) Thả Ba vào dung dịch chứa phèn chua [KAl(SO4)2.12H2O]

(2) Cho dung dịch FeSO4 phản ứng với dung dịch AgNO3

(3) Sục khí H2S vào dung dịch muối Pb(NO3)2

(4) Sục khí NH3 vào dung dịch hỗn hợp CuCl2 và AlCl3

(5) Cho một miếng Al vào dung dịch KOH dư rồi sục khí CO2 vào

Tổng số thí nghiệm có khả năng tạo kết tủa là:

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Xem đáp ánĐáp án D

(1) Tạo kết tủa BaSO4 có thể có thêm Al(OH)3

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑

Ba2+ + SO42- → BaSO4↓ + H2O

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓

(2) tạo kết tủa AgCl và Ag

FeSO4 + 2AgNO3 → Ag2SO4↓ + Fe(NO3)2

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Ag↓ + Fe(NO3)3

(3) tạo kết tủa PbS

H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3

có kết tủa màu đen (PbS) xuất hiện.

(4) Tạo kết tủa trắng Al(OH)3 có thể có thêm kết tủa xanh lam Cu(OH)2

NH3 + H2O + AlCl3 → Al(OH)3↓ + NH4Cl

NH3 + H2O + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + NH4Cl

4NH3 + Cu(OH)2 → Cu(NH3)4(OH)2 phức tan

(5) tạo kết tủa Al(OH)3 không tan trong CO2

Al + KOH + H2O → KAlO2 + 3/2H2↑

Câu 3. Cho các chất sau: KHCO3, KNO3, NH4Cl, I2, Na2CO3, Fe, Fe(OH)3 và FeS2. Có bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây mà khi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn mới có khối lượng nhỏ hơn chất rắn ban đầu

A. 4.

B. 6.

C. 3.

D. 5.

Xem đáp ánĐáp án A

Để có khối lượng chất rắn nhỏ hơn chất ban đầu thì: Các chất có phản ứng tạo ra chất mới ở thể rắn và khí

Đặt số mol mỗi chất đem nung là a mol

Các chất khi nhiệt phân thu được rắn có khối lượng nhỏ hơn là: NaHCO3, NaNO3, Fe(OH)3, FeS2

2KHCO3 ⟶ Na­2CO3  + CO2↑  + H2O

2KNO3 ⟶ 2NaNO2 + O2

2Fe(OH)3 ⟶ Fe2O3  + 3H2O

4FeS2 + 11O2⟶ 2Fe2O3 + 8SO2

Câu 4. Cho các lọ hóa chất riêng rẽ bị mất nhãn sau: Pb(NO3)2, FeCl3, NaOH, MnCl2, NaCl. Chỉ dùng dung dịch H2S, có thể nhận biết tối đa được mấy chất.

A. 3

B. 4.

C. 5

D. 6

Xem đáp ánĐáp án A

Chỉ dùng dung dịch H2S, có thể nhận biết tối đa được 3 chất là: Pb(NO3)2, MnCl2, FeCl3

Ta có các phương trình phản ứng lần lượt theo thứ tự là:

H2S + Pb(NO3)2 → PbS ↓ (màu đen) + 2HNO3

H2S tác dụng với Pb(NO3)2 sinh ra PbS có kết tủa màu đen

MnCl2 + H2S → MnS + 2HCl

H2S tác dụng với MnCl2 sinh ra MnS có kết tủa màu hồng

H2S + 2FeCl3 → S↓(vàng) + 2FeCl2 + 2HCl

Màu vàng nâu của dung dịch Sắt III clorua (FeCl3) nhạt dần và xuất hiện kết tủa vàng Lưu huỳnh (S)

Câu 5. Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: KCl, HCl, K2SO4, Ba(NO3)2. Chỉ sử dụng một hóa chất duy nhất để nhận biết 4 dung dịch mất nhãn trên. Hóa chất đó là:

A. dung dịch HCl

B. Dung dịch H2SO4 

C. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch AgNO3

Xem đáp ánĐáp án A

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử, cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử, mẫu thử nào quỳ tím hóa đỏ là HCl.

Cho vài giọt dung dịch BaCl2 vào 3 mẫu thử cón lại, mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là ống nghiệm đựng K2SO4.

K2SO4 + BaCl2 → KCl + BaSO4↓

Cho vài giọt dung dịch K2SO4 (đã biết) vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu nào có kết tủa trắng là dung dịch Ba(NO3)2

K2SO4 + Ba(NO3)2 → 2KNO3 + BaSO4↓

Còn lại dung dịch KCl, có thể khẳng định bằng dung dịch AgNO3

AgNO3 + KCl → AgCl↓ + KNO3

------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: H2S + Pb(NO3)2 → PbS + HNO3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Từ khóa » H2s Cộng Với Pb(no3)2