Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại Như Thế Nào đúng Quy định? - MIFI
Có thể bạn quan tâm
Hạch toán chiết khấu thương mại là công việc mà kế toán cần thực hiện sau khi hoàn thành việc mua bán hàng hóa với chế độ chiết khấu đã được thỏa thuận trên cam kết hoặc Hợp đồng kinh tế. Vậy, hạch toán chi tiết chiết khấu thương mại là gì, có những tài khoản nào liên quan đến công việc này, hạch toán khoản chi phí này ra sao? Cùng MIFI tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu thêm về những vấn đề này.
1. Hạch toán chiết khấu thương mại là gì?
Chiết khấu thương mại là số tiền mà doanh nghiệp bán giảm giá cho khách mua hàng với khối lượng lớn. Hạch toán chiết khấu thương mại là công việc mà kế toán doanh nghiệp phải thực hiện ghi bút toán đúng theo quy định.
2. Các loại tài khoản kế toán liên quan
Hạch toán chiết khấu thương mại vào tài khoản 5211 nếu doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Tài khoản này dùng thể hiện chi phí chiết khấu thương mại do mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được ghi trên hóa đơn khi bán trong kỳ.
Kế toán tiến hành hạch toán chiết khấu thương mại vào TK 511 trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
>>> Hiểu thêm về Nghiệp vụ kế toán bán hàng
3. Mẫu hóa đơn thể hiện chiết khấu thương mại
Mẫu hóa đơn thể hiện chi phí chiết khấu thương mại theo từng lần mua: Hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại, thuế GTGT và tổng tiền thanh toán sau thuế.
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6=4×5 |
01 | Điều hoà Samsung | bộ | 10 | 13.000.000 | 13.000.000 |
Cộng tiền hàng: | 13.000.000 | ||||
Thuế suất GTGT: 10 % | Tiền thuế GTGT | 1.300.000 | |||
Tổng cộng tiền thanh toán | 14.300.000 |
Trong trường hợp chiết khấu thương mại dựa vào doanh số: Số tiền chiết khấu được điều chỉnh trên hoá đơn của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.
Nếu số tiền chiết khấu – giảm giá nhỏ hơn số tiền trên hóa đơn lần cuối cùng. Trường hợp này chúng ta có thể trừ trực tiếp trên hóa đơn cuối cùng đó.
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6=4×5 | |
01 | Điều hoà Samsung | bộ | 4 | 15.000.000 | 60.000.000 | |
Chiết khấu thương mại theo hợp đồng số 123/KTTU ngày 12/03/2019 | bộ | 10 | 1.500.000 | 15.000.000 | ||
Cộng tiền hàng: | 45.000.000 | |||||
Thuế suất GTGT: 10 % | Tiền thuế GTGT | 4.500.000 | ||||
Tổng cộng tiền thanh toán | 49.500.000 |
Trường hợp số tiền trên hóa đơn lần cuối cùng nhỏ hơn số tiền chiết khấu – giảm giá thì kế toán lập hoá đơn điều chỉnh giảm kèm bảng kê. Đồng thời hạch toán chiết khấu thương mại theo quy định.
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6=4×5 | |
01 | Điều chỉnh giảm do chiết khấu thương mại theo hợp đồng số 123/KTTU ngày 12/03/2019) kèm bảng kê các hoá đơn số … | bộ | 10 | 1.650.000 | 16.500.000 | |
Cộng tiền hàng: | 16.500.000 | |||||
Thuế suất GTGT: 10 % | Tiền thuế GTGT | 1.650.000 | ||||
Tổng cộng tiền thanh toán | 18.150.000 |
Chiết khấu thương mại theo doanh số, số lượng: Số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc kỳ chiết khấu thì phải lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê số hoá đơn cần điều chỉnh, tiền thuế điều chỉnh, số tiền. Trường hợp này viết hóa đơn tương tự như ở trên. Kế toán tiến hành viết hoá đơn điều chỉnh giảm như sau:
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6=4×5 | |
01 | Điều chỉnh giảm do chiết khấu thương mại theo hợp đồng số 123/KTTU ngày 12/03/2019) kèm bảng kê các hoá đơn số … | bộ | 10 | 1.650.000 | 16.500.000 | |
Cộng tiền hàng: | 16.500.000 | |||||
Thuế suất GTGT: 10 % | Tiền thuế GTGT | 1.650.000 | ||||
Tổng cộng tiền thanh toán | 18.150.000 |
4. Chi tiết hạch toán chiết khấu thương mại đúng quy định
Sau đây là cách hạch toán chiết khấu thương mại theo 4 trường hợp cụ thể.
4.1 Trường hợp chiết khấu giảm giá ngay khi mua
Hạch toán chiết khấu giảm giá ngay khi mua theo quy định.
Trong trường hợp này, giá ghi trên hóa đơn là giá đã giảm, đã chiết khấu. Tiến hành chiết khấu như sau:
Bên mua: hạch toán được hưởng:
- Nợ TK 156: Tổng số tiền trước thuế
- Nợ TK 1331: Thuế GTGT
- Có TK 111, 112, 331: Số tiền ghi trên hoá đơn
Bên bán: hạch toán Bên bán hàng:
- Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền ghi trên hoá đơn
- Có TK 511: Tổng số tiền trước thuế
- Có TK 3331: Thuế GTGT
Trường hợp này, số tiền chiết khấu thương mại đã trừ trước khi viết hóa đơn (giá trên hóa đơn là giá đã giảm) vì vậy chúng ta tiến hành hạch toán theo số tiền được ghi trên hóa đơn.
4.2 Trường hợp mua nhiều lần mới được chiết khấu
Trường hợp mua nhiều lần mới được chiết khấu thì số tiền chiết khấu được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Như vậy, khoản chiết khấu chỉ thể hiện trên hoá đơn cuối cùng (hoặc kỳ sau) và được trừ trực tiếp luôn trên hoá đơn. Lúc này tiến hành hạch toán như sau:
Bên mua: hạch toán chiết khấu thương mại theo số tiền đã giảm trên hóa đơn nhận được.
- Nợ TK 156: Giá trên hoá đơn
- Nợ TK 1331: Thuế GTGT
- Có TK 111, 112, 331: Số tiền bao gồm chiết khấu
Bên bán: bao gồm 3 bút toán:
Phản ánh chi phí chiết khấu thương mại:
- Nợ TK 521: Chi phí chiết khấu thương mại: ( Nợ 511 nếu theo Thông tư 13).
- Nợ TK 3331: Thuế GTGT được điều chỉnh giảm
- Có TK 131, 111, 112
Phản ánh doanh thu:
- Nợ TK 131: Tổng số tiền bao gồm chiết khấu
- Có TK 511: Tổng số tiền bao gồm chiết khấu
- Có TK 3331: Thuế GTGT
Thu được tiền theo hoá đơn theo chiết khấu:
- Nợ TK: 111, 112: Số tiền không bao gồm chiết khấu
- Có TK 131: Số tiền không bao gồm chiết khấu
>>> Có thể bạn chưa nắm rõ: Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 133
4.3 Tiền chiết khấu nhiều hơn tiền bán hàng ghi trên hóa đơn
Khi tiền chiết khấu nhiều hơn tiền bán hàng ghi trên hóa đơn thì phải lập riêng 1 tờ hóa đơn cho phần chiết khấu thương mại đó.
Tiến hành hạch toán như sau:
Bên Bán: Hạch toán chi phí chiết khấu thương mại phát sinh thực tế trong kỳ, ghi:
- Nợ TK 521: Chi phí chiết khấu thương mại
- Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT
- Có 131: Số tiền thanh toán chiết khấu
Bên mua:
- Nợ 331 : Số tiền chiết khấu thương mại (bao gồm thuế)
- Có 156/632: Giảm giá trị hàng tồn kho/Giảm giá vốn
- Có 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ
4.4 Chiết khấu được lập khi hết chương trình
Lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh nếu chiết khấu được lập khi hết chương trình Tiến hành hạch toán như sau:
Bên bán: Thể hiện chi phí chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ:
- Nợ TK 521: Chi phí chiết khấu thương mại (hạch toán vào Nợ 511 nếu theo thông tư 133)
- Nợ TK 3331: Tiền thuế giá trị gia tăng được điều chỉnh giảm
- Có TK 131, 111, 112 …
Bên mua: Nếu tiến hành điều chỉnh vào cuối kỳ thì Bên mua cần chú ý 3 trường hợp cụ thể sau:
Trường hợp hàng chiết khấu thương mại còn tồn trong kho thì ghi giảm giá trị hàng tồn kho:
- Nợ TK 331, 111, 112…: Số tiền Chiết khấu thương mại
- Có TK 156: Giảm giá trị của hàng tồn kho.
- Có TK 1331: Giảm số thuế đã trừ.
Trường hợp hàng chiết khấu đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán:
- Nợ TK 331, 111, 112…: Số tiền chiết khấu thương mại
- Có TK 632: Giảm giá vốn.
- Có TK 1331: Giảm số thuế đã trừ.
Trường hợp hàng chiết khấu đã đưa vào quản lý, sản xuất kinh doanh…, ghi giảm chi phí tương ứng:
- Nợ TK 331, 111, 112….: Chi phí chiết khấu thương mại
- Có TK 154, 642 … : Giảm các chi phí tương ứng.
- Có TK 1331: Giảm số thuế đã trừ
Trường hợp hàng chiết khấu đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản.
- Nợ TK 331, 111, 112….: Chi phí chiết khấu thương mại
- Có TK 241: Giảm xây dựng cơ bản.
- Có TK 1331: Giảm số thuế đã trừ.
Ngoài ra, đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì tiến hành hạch toán khoản chiết khấu thương mại:
- Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại ( hoặc Nợ 511 nếu theo thông tư 133)
- Có TK 131 – Phải thu khách hàng
và hạch toán doanh thu bán hàng như sau:
- Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng
- Có TK 511 – Doanh thu.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách hạch toán chiết khấu thương mại mà kế toán doanh nghiệp nào cũng cần biết. MIFI hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng và chuyên môn của mình.
BÌNH CHỌN:
Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.
Submit RatingXếp hạng 5 / 5. Số phiếu 1
Từ khóa » Tiền Chiết Khấu Mua Hàng
-
Cách Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại - Giảm Giá Hàng Bán
-
Hướng Dẫn Cách Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại Khi Mua - Bán
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Hóa đơn đầu Vào Có Chiết Khấu Thương Mại
-
Cách Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại (bên Bán Và Bên Mua)
-
Chiết Khấu Tiền Mặt Là Gì? Phân Biệt Với Chiết Khấu Thương Mại?
-
Chiết Khấu Thương Mại Là Gì ? Cách Hạch Toán Chi Tiết Nhất
-
Phân Biệt Chiết Khấu Thương Mại Và Chiết Khấu Thanh Toán
-
Cách Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại, Giảm Giá Hàng Bán
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Kế Toán Chiết Khấu Thương Mại
-
CÁCH VIẾT HÓA ĐƠN - HẠCH TOÁN VỀ CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI
-
NHỮNG ĐIỀU KẾ TOÁN CẦN LƯU Ý VỀ CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI
-
Chiết Khấu Bán Hàng Là Gì? Quy định Và Cách Tính Giá ...
-
Mua Hàng Có Chiết Khấu Thương Mại - Help AMIS
-
Mua Hàng Có Chiết Khấu Thương Mại - Amis_act - Help AMIS