HACKER LÀ AI VÀ PHÂN LOẠI HACKER - Athena

Trang chủ | Tin tức bảo mật | HACKER LÀ AI? CÓ NHỮNG LOẠI HACKER NÀO?

Máy tính và Internet đã thay đổi môi trường làm việc của thế giới ngoài sức tưởng tượng. Máy tính chiếm một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, tất cả dữ liệu của chúng ta đã được chuyển từ hồ sơ và sổ sách sang máy tính. Giúp cho việc nhập liệu, lưu trữ và quản lý trở nên đơn giản và nhanh chóng, nhưng bên cạnh đó nó cũng làm tăng khả năng bị đánh cắp dữ liệu, đó là một thách thức lớn đối với chúng ta.

Hacker

Hacker là ai?

a. HACKER LÀ AI

Những người liên quan đến các cuộc tấn công đánh cắp dữ liệu hoặc làm hại hệ thống với những mục đích sai trái được gọi là các hacker – tin tặc. Có nhiều loại tin tặc khác nhau nhưng không phải tin tặc nào cũng là những kẻ xấu. Hãy cùng xem có bao nhiêu loại tin tặc cũng như các loại tấn công và kỹ thuật của tin tặc.

b. Các loại hacker

Các loại tin tặc

Sự khác nhau giữa các loại hacker là gì?

White hat hackers – hacker mũ trắng

Hacker mũ trắng là những chuyên gia có chuyên môn về an ninh mạng. Họ được ủy quyền và có các chứng nhận để hack hệ thống. Những tin tặc Mũ trắng này làm việc cho các chính phủ hoặc tổ chức bằng cách xâm nhập vào hệ thống. Họ hack hệ thống từ những kẽ hở trong an ninh mạng của tổ chức. Việc hack này được thực hiện để kiểm tra mức độ an ninh mạng trong tổ chức của họ. Bằng cách đó, họ xác định được các điểm yếu và khắc phục chúng để tránh các cuộc tấn công từ các nguồn bên ngoài. Tin tặc mũ trắng làm việc theo các quy tắc và quy định do chính phủ đặt ra. Tin tặc mũ trắng còn được gọi là tin tặc có đạo đức.

Mục tiêu của các loại tin tặc này là giúp các doanh nghiệp và mong muốn phát hiện ra các lỗ hổng trong bảo mật của mạng. Họ nhằm mục đích bảo vệ và hỗ trợ các công ty trong cuộc chiến chống lại các mối đe dọa trên không gian mạng. Họ giúp các doanh nghiệp tạo ra các biện pháp phòng thủ, phát hiện các lỗ hổng và giải quyết chúng trước khi các tội phạm mạng khác có thể tìm thấy và khai thác các lỗ hỗng bảo mật.

Black hat hackers – hacker mũ đen

Hacker mũ đen

Các hacker có thể tấn công đánh cắp dữ liệu và phá hoại hệ thống mạng.

Các hacker mũ đen cũng là những chuyên gia máy tính nhưng lại sử dụng sự hiểu biết với ý đồ sai lầm, sai trái. Họ tấn công các hệ thống của người khác chiếm quyền truy cập vào các hệ thống mà họ không được phép truy cập. Khi đã xâm nhập được, họ có thể đánh cắp dữ liệu hoặc phá hủy hệ thống. Các phương pháp hack mà các loại tin tặc này sử dụng tùy thuộc vào năng lực và kiến thức hack của từng cá nhân. Những việc làm của họ được coi như những hành vi vi phạm pháp luật và là một loại tội phạm mạng nguy hiểm. Những tổn thất mà hacker mũ đen gây ra có thể làm tê liệt nhiều dịch vụ cộng đồng quan trọng của một doanh nghiệp hay cả một quốc gia.

Để xâm nhập vào mạng của các tổ chức và lấy cắp dữ liệu ngân hàng, tiền hoặc thông tin nhạy cảm. Thông thường, họ sử dụng các nguồn tài nguyên bị đánh cắp để kiếm lợi cho bản thân, bán chúng trên thị trường chợ đen hoặc quấy rối công ty mục tiêu của họ. Hoặc chỉ đơn giản là muốn chứng tỏ cho mọi người họ là những cá nhân xuất chúng.

Grey hat hackers – hacker mũ xám

Hacker mũ xám nằm giữa hacker mũ đen và hacker mũ trắng. Họ không được các tổ chức doanh nghiệp uỷ quyền hay chứng nhận xâm nhập hệ thống như Hacker mũ trắng.Họ cũng không cố ý xâm nhập trái phép vào hệ thống để đánh cắp hay phá hoại hệ thống của người khác.

Sự khác biệt là họ không có ý định cướp của mọi người cũng như không muốn giúp đỡ mọi người cụ thể. Thay vào đó, họ thích sử dụng sự hiểu biết máy tính của mình để thử nghiệm với các hệ thống để tìm sơ hở, bẻ khóa phòng thủ và nói chung là tìm thấy trải nghiệm hack thú vị.

Script Kiddies

Có một sự thật là những kẻ có kiến thức nửa vời luôn rất nguy hiểm. Script Kiddies là loại hacker nghiệp dư trong lĩnh vực hack. Họ cố gắng hack hệ thống bằng các đoạn mã, hãy những công cụ có sẵn từ các hacker khác. Họ cố gắng hack hệ thống, mạng hoặc trang web. Mục đích đằng sau vụ hack chỉ là để thu hút sự chú ý từ đồng nghiệp của họ. Script Kiddies thường là những học viên trong ngành CNTT chưa có kiến thức đầy đủ về quy trình hack.

Một cuộc tấn công Kiddie Script điển hình là một cuộc tấn công DoS (Từ chối Dịch vụ) hoặc DDoS (Từ chối Dịch vụ Phân tán). Đơn giản là làm một địa chỉ IP bị ngập với quá nhiều lưu lượng truy cập quá mức cùng một lúc khiến nó bị sập. Ví dụ như một số trang web mua sắm vào ngày Black Friday. Quá nhiều người cùng truy cập sẽ làm cho những trang web này bi đứng, giật lag ngăn cản người khác sử dụng dịch vụ.

Green hat hackers

Họ là những người đang tìm hiểu các kỹ năng hack. Mục đích họ hơi khác với Script Kiddies, là phấn đấu và học hỏi để trở thành những tin tặc chính thức. Họ đang tìm kiếm cơ hội học hỏi từ những hacker có kinh nghiệm.

Blue hat hackers

Định nghĩa 1: Kẻ tìm kiếm báo thù

Những tin tặc này không nhất thiết phải quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng. Họ tấn công để trả thù cá nhân cho một sự khinh bỉ coi thường từ người khác, người sử dụng lao động, tổ chức hoặc chính phủ. Tin tặc mũ xanh sử dụng phần mềm độc hại và triển khai các cuộc tấn công mạng khác nhau vào máy chủ hay hệ thống mạng của kẻ thù để gây hại cho dữ liệu, trang web hoặc thiết bị của họ.

Đôi khi, họ sử dụng các kỹ thuật tấn công khác nhau để vượt qua cơ chế xác thực để truy cập trái phép vào các ứng dụng email hoặc hồ sơ mạng xã hội của mục tiêu. Điều này cho phép họ gửi email và đăng những tin nhắn không phù hợp từ những hồ sơ đó để trả thù.

Tham gia lừa đảo và đăng dữ liệu cá nhân và bí mật của kẻ thù của họ trên các kênh công khai để hủy hoại danh tiếng của họ. Đôi khi, nhân viên cũ xâm nhập vào máy chủ của công ty hoặc lấy cắp dữ liệu bí mật của khách hàng và công bố nó cho công chúng chỉ để làm tổn hại danh tiếng của người sử dụng lao động cũ của họ.

Định nghĩa 2: Chuyên gia bảo mật bên ngoài

Tin tặc mũ xanh là các chuyên gia bảo mật làm việc bên ngoài tổ chức. Các công ty thường mời họ kiểm tra phần mềm mới và tìm ra các lỗ hổng bảo mật trước khi phát hành nó. Đôi khi, các công ty tổ chức các hội nghị định kỳ cho các hacker mũ xanh để tìm ra lỗi trong các hệ thống trực tuyến quan trọng của họ.

Tin tặc mũ xanh thực hiện kiểm tra thâm nhập và triển khai các cuộc tấn công mạng khác nhau mà không gây ra thiệt hại. Microsoft thường tổ chức các hội nghị chỉ mời họ như vậy để kiểm tra các chương trình Windows của mình. Đó là lý do tại sao một số mũ xanh được gọi là tin tặc Microsoft mũ xanh.

Red Hat Hackers

Red Hat Hackers hay còn được biết đến với tên Eagle-Eyed Hackers. Họ tương tự như các hacker mũ trắng cũng mong muốn cứu giúp người khác khỏi các hacker xấu. Nhưng họ lại làm việc một cách cực kì bất chấp không theo bất kì quy định nào ngay cả cách làm đó là hành vi bất hợp pháp.

Hacker mũ đỏ giống như là Robin Hood trong giới an ninh mạng, họ vi phạm pháp luật để thực thi công lý chính nghĩa. Khi phát hiện ra các hành vi xấu từ các Hacker mũ đen, hacker mũ đỏ sẽ dùng mọi biện pháp quyết liệt nhất để ngăn chặn và tấn công phá huỷ hệ thống máy tính của những kẻ xấu.

Tin tặc được Nhà nước / Quốc gia bảo trợ

Chính phủ chỉ định tin tặc này để lấy thông tin về các quốc gia khác. Họ sử dụng kiến thức của mình để thu thập thông tin bí mật từ các quốc gia khác nhằm chuẩn bị tốt cho bất kỳ nguy hiểm nào sắp tới đối với đất nước của họ. Những thông tin nhạy cảm giúp bạn luôn đứng đầu trong mọi tình huống nhưng cũng để tránh nguy hiểm sắp xảy ra. Họ chỉ báo cáo cho chính phủ của họ và được giữ kín bị mật về danh tính của họ giống như các mật vụ quốc gia.

Hacktivist

Những loại tin tặc này có ý định hack các trang web của chính phủ. Họ tự cho mình là những nhà hoạt động. Hacktivist có thể là một cá nhân hoặc một nhóm tin tặc vô danh với mục đích truy cập vào các trang web và mạng của chính phủ. Thu thập dữ liệu từ các tệp chính phủ truy cập được sử dụng cho lợi ích chính trị hoặc xã hội cá nhân, tuyên truyền hay kích động các cuộc phản động trên mạng xã hội.

Hacktivist

Nổi tiếng điển hình là nhóm hacker đình đánh Anonymous.

Malicious insider or Whistleblower – Nội gián hay kẻ chỉ điểm

Những loại tin tặc này bao gồm những cá nhân làm việc trong một tổ chức có thể làm lộ thông tin bí mật của tổ chức. Mục đích đằng sau việc phơi bày có thể là một mối hận thù cá nhân với tổ chức hoặc cá nhân có thể đã thực hiện các hoạt động bất hợp pháp trong tổ chức hay bị mua chuộc bởi tổ chức thù địch.

Không thể phủ nhận máy tính và mạng máy tính đã đem đến cho chung ta một cuộc sống hiện đại số, sự tiện dụng và nhanh chóng của chung góp phần giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề về lưu trữ và quản lý các dữ liệu thông tin cá nhân và khách hàng. Bên cạnh đó cũng tồn tại không ít các mối nguy hại trên không gian mạng từ các tin tặc. Mong rằng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về các hacker và các mối nguy hiểm trên không gian mạng rộng lớn.

  • HACKER MŨ TRẮNG AEH (ATHENA ETHICAL HACKER) 2024 HACKER MŨ TRẮNG AEH (ATHENA ETHICAL HACKER) 2024 4.700.000 Thêm vào giỏ hàng
  • CHUYÊN GIA AN NINH MẠNG AN2S 2024 CHUYÊN GIA AN NINH MẠNG AN2S 2024 24.000.000 Thêm vào giỏ hàng
  • CHUYÊN VIÊN BẢO MẬT MẠNG ACST 2024 CHUYÊN VIÊN BẢO MẬT MẠNG ACST 2024 9.960.000 Thêm vào giỏ hàng

 

Bài viết liên quan:

  • Talkshow online Triển khai các công cụ khai thác lỗ hổng mạng trong hacker mũ trắng AEH
    Mời bạn tham gia: TALKSHOW TRIỂN KHAI CÁC CÔNG CỤ…
  • Lời tự thú của hacker từng ‘cứu’ Internet
    Lời tự thú của hacker từng 'cứu' Internet
  • vcb-1616013313751-6893
    Hacker mũ đen gia tăng mạo danh ngân hàng gửi tin…
  • Hãng đặt xe công nghệ Uber bị hacker 18 tuổi đột nhập vào hệ thống
    Hãng đặt xe công nghệ Uber bị hacker 18 tuổi đột…
  • Hacker khai thác lỗ hổng nghiêm trọng của VMware để phát tán ransomware, mã độc đào tiền ảo
    Hacker khai thác lỗ hổng nghiêm trọng của VMware để…
  • hacker-tuoi-teen-thanh-trieu-phu-sau-khi-phoi-bay-lo-hong-bao-mat-ngan-chan-khung-hoang-the-gioi
    Hacker 19 tuổi đã nắm trong tay “quyền năng” đủ để…
  • ung-dung-doc-hai-570
    Xóa ngay những ứng dụng di động này nếu không muốn…

Từ khóa » Hacker Mũ đen Là Gì