Hacker Là Gì? Có Những Loại Hacker Nào? - IT Systems
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn ngày nay mọi người không ai là không sử dụng nền tảng Internet để phục vụ cho mục đích làm việc, học tập, cũng như là nhu cầu giải trí,… Và bên cạnh đó có lẽ bạn cũng sẽ biết hoặc nghe qua cụm từ “Hacker”. Vậy Hacker là gì? Họ là ai và công việc của họ là làm gì? Hãy cùng xem ở bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này nhé!
Hacker là gì?
Vậy trước khi tìm hiểu Hacker là gì thì chúng ta sẽ tìm hiểu trước “Hack” là gì?
Hack là việc sẽ lợi dụng những lỗ hổng bảo mật và truy cập trái phép can thiệp vào các phần mềm, phần cứng, máy tính, hệ thống mạng máy tính,… của một tổ chức hay một cá nhân nào đó và thay đổi chức năng theo ý muốn của mình.
Và Hacker (Hay còn gọi là tin tặc) họ chính là những chuyên gia viết phần mềm với khả năng hiểu biết, sử dụng công nghệ thông tin để tìm ra lỗ hổng bảo mật, sau đó có thể viết hay chỉnh sửa phần mềm, phần cứng của máy tính nhằm thay đổi, điều chỉnh với mục đích xấu tốt khác nhau theo ý của họ.
Và cũng rất nhiều lần trên các trang mạng xã hội, thông tin báo trí, đài truyền hình cũng đã đưa tin tức về các Hacker tấn công các doanh nghiệp, đánh cắp thông tin, tống tiền,… Nhưng thật sự tất cả các Hacker đều xấu như chúng ta nghĩ hay không ? Và sự khác nhau giữa các tên gọi Hacker mũ trắng, Hacker mũ đen, Hacker mũ xám là gì? Cùng tìm hiểu tiếp theo dưới đây nhé!
Phân loại các Hacker
Hiện nay có ba loại Hacker khá phổ biến và được nhiều người biết và nhắc đến, đó là:
White Hat (Hacker mũ trắng)
Còn được gọi với cái tên khác là Ethical Hacker (Hacker có đạo đức). Vốn dĩ họ được gọi như vậy vì họ là những người tốt. Họ xâm nhập vào hệ thống của các doanh nghiệp, các tổ chức,…Họ tấn công vào như vậy nhằm kiếm ra được các lỗ hổng, những nguy cơ tấn công và họ sẽ thông báo đến các doanh nghiệp để nhanh chóng có biện pháp bảo mật, chỉnh sửa, vá các lỗ hổng kịp thời trước khi kẻ xấu làm điều đó để trục lợi.
Black Hat (Hacker mũ đen)
Đây là những nhân vật bạn thường hay thấy xuất hiện trên các bản tin. Và họ chính là những người khiến cho cả thế giới có một ánh nhìn không mấy là tốt đẹp về các Hacker và cho rằng tất cả Hacker là xấu xa. Bởi do mục đích chính của những Hacker mũ đen này là trục lợi cá nhân. Những người này họ xâm nhập trái phép vào hệ thống của ngân hàng, doanh nghiệp, nhà nước và gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng ví dụ như là:
- Lây lan virus, ransomware
- Đánh cắp dữ liệu, thông tin cá nhân người dùng
- Phá hủy, xóa các dữ liệu quan trọng, tài liệu mật
- Đe dọa, tống tiền
- Đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng, mã thẻ tín dụng
- Nghe lén, thu thập hình ảnh riêng tư người dùng trái phép
Và còn rất nhiều điều bất hợp pháp khác nữa. Và họ luôn được cho là những người gây nguy hiểm đến cộng đồng và đặc biệt hơn nữa số lượng của các Hacker mũ đen rất đông.
Gray Hat (Hacker mũ xám)
Họ là những người nằm ở giữa ranh giới Hacker mũ trắng và Hacker mũ đen. Họ thực hiện những hành động xâm nhập bất hợp pháp vào các hệ thống, nhưng họ không đánh cắp, phá hoại thông tin, tống tiền hoặc những hành vi xấu xa nào khác như các Hacker mũ đen, và họ cũng không hẳn làm các việc như bảo mật, thiết lập mạng lưới an toàn thông tin,… như các Hacker mũ trắng thường làm.
Mục đích chính của họ chỉ làm ngẫu hứng, hay thể hiện trình độ của bản thân,hoặc tò mò muốn tìm hiểu học hỏi thêm,…Mặc dù đôi khi họ cũng là nguyên nhân vô tình gây hỏng một số hệ thống, các website,…
Việc làm của họ không gây nguy hiểm nghiêm trọng gì nhiều, nhưng đây vẫn là hành động trái phép, bất hợp pháp. Và những Hacker mũ xám này cũng chiếm một số lượng lớn, dù vậy nhưng các Hacker mũ đen mới là điểm chú ý của hầu hết tất cả mọi người.
Và không chỉ dừng lại ở 3 loại Hacker này mà còn các loại Hacker khác nữa như là: Script Kiddie, Green Hat, Blue Hat và Red Hat.
Script Kiddie: Họ không thể tự mình Hack, thay vào đó họ chỉ có thể tải những phần mềm Hack được tạo sẵn. Những cuộc tấn công phổ biến thường các Script Kiddie thực hiện sẽ là DoS hoặc DDoS, khiến các máy chủ sụp đổ vì quá tải.
Green Hat (Hacker mũ xanh lá): Họ thường là những người tìm các lỗ hổng và vá chúng lại, cũng như họ là những người mới tập tành hack. Họ thường tham gia vào các cộng đồng Hacker, ở các buổi hội thảo lớn về an ninh mạng, bảo mật thông tin,…họ sẽ thường tới đó.
Blue Hat (Hacker mũ xanh): Khá giống với Script Kiddie, nhưng họ hack vì muốn trả thù kẻ đã chọc họ, chứ mục đích chính của họ không phải vì muốn theo con đường hack, và cũng không có nhu cầu học về hack.
Red Hat (Hacker mũ đỏ): Đây thật sự là thần tượng của rất nhiều người, họ như là những đội cảnh vệ, mang đến nỗi sợ, khó khăn cho các Hacker mũ đen. Không chỉ cảnh báo nguy hiểm mà họ còn tấn công ngược lại các Hacker mũ đen.
Trên đây là những thông tin mình tổng hợp được về các loại Hacker và mục đích của họ. Hy vọng đây là những điều bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn về Hacker.
Xem thêm cái bài viết khác tại Itsystems
Bình chọn
Từ khóa » Hacker Mũ đen Là Gì
-
Hacker Mũ Trắng Là Gì? Tìm Hiểu Về Ethical Hacking | CyStack Security
-
Hacker Là Gì? 7 Loại Hacker Phổ Biến Bạn Cần Biết - SecurityBox
-
Phân Loại Hacker Và Cơ Hội Nghề Nghiệp Cho Hacker Chân Chính
-
Hacker Là Gì? Tất Cả Thông Tin Về Hacker Bạn Cần Biết - Vietnix
-
Hacker Là Gì? Tìm Hiểu Về Các Loại Hacker Nổi Bật Hiện Nay
-
Ngoài Hacker Mũ Trắng, Mũ đen Hay Mũ Xám Thì Giới Hacker Còn ...
-
Bạn Biết Bao Nhiêu Về Hacker Mũ Trắng, Mũ Xám Và Hacker Mũ đen?
-
HACKER LÀ AI VÀ PHÂN LOẠI HACKER - Athena
-
Giải Thích Về Màu Sắc Mũ Của Hacker: Mũ đen, Mũ Trắng Và Mũ Xám
-
Hacker Mũ đen Là Gì? Làm Thế Nào để Trở Thành ... - Blog Ichiase
-
Không Phải Tất Cả Hacker đều Xấu - ICT Việt Nam
-
Hacker Mũ đen Là Gì - Vietvuevent
-
[Top] 10 Loại Hacker Bạn Nên Biết ! - Technology Diver
-
Hacker Là Gì? Phân Biệt 7 Loại Hacker Phổ Biến Nhất - TopCV Blog