Hai Bé Bị Rắn Lục Cắn Phải Nhập Viện

Truy cập nội dung luôn Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 MENU
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Lãnh đạo ngành
    • Sơ đồ tổ chức
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Đơn vị trực thuộc Sở Y tế
    • Phòng Y tế huyện - thành - thị
    • Thành tựu - Thành tích
    • Qui chế làm việc
    • Địa chỉ Email
    • Danh bạ điện thoại
    • Lịch sử hình thành
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin tức hoạt động
    • Khám chữa bệnh
    • Thông tin cần biết
    • Truyền thông GDSK
    • Dân số KHHGD
    • Dược
    • Vệ sinh an toàn thực phẩm
    • Y học cổ truyền
    • Y tế dự phòng
    • Thông báo
    • Phóng sự
    • Ngày pháp luật
    • Đào tạo tuyển dụng
  • Thủ tục hành chính
    • Sản xuất, kinh doanh Trang thiết bị - Mỹ phẩm
    • Y - Khám chữa bệnh
    • Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
    • Dược- Mỹ phẩm
    • Giám định y khoa
    • Tài chính Y tế
    • Tổ chức, Cán bộ
    • Vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng
    • Y tế dự phòng - HIV
    • Thông tin tuyên truyền CCHC
  • Quản lý nhà nước về y tế
  • Công khai minh bạch
    • Công khai tài chính
    • Công khai đào tạo
    • Công tác Tổ chức
    • Thanh tra
      • Tiếp công dân
      • Phòng chống tham nhũng
      • Xử lý đơn
      • Thanh tra, kiểm tra
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Hai bé bị rắn lục cắn phải nhập viện 28/10/2015 Bé Nguyễn Thị Ngọc H, 12 tuổi, nhà ở xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre bị rắn lục cắn, gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bé H cho biết, trong nhà bán tạp hóa, khi em kéo một cái thùng gỗ lên để lấy đồ thì có một con rắn lục nằm sẳn dưới đáy thùng cắn vào ngón chân cái của em, đau và máu chảy ra nhiều nên em gọi mẹ và đưa vào bệnh viện. Hai ngày sau nhập viện, nơi vết cắn không chảy máu, nhưng dưới da chân bị nhiều vết xuất huyết đỏ bầm, sau đó em ói ra khoảng một chén máu tươi. Bệnh viện đã cấp cứu truyền huyết thanh tươi, huyết thanh kháng nọc rắn lục, sau hai ngày thì em ổn định.Bé Võ Hoàng Anh K, 15 tuổi, nhà ở xã Thạnh Nhựt, Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang cũng bị rắn lục cắn phải vào viện. Em kể với bác sĩ là em đang chơi ngoài sân trước nhà, khi dẫm vào một bụi cỏ, thì em cảm thấy đau nhói, giở chân lên thì thấy con rắn lục đang tìm đường lẫn trốn sau khi cắn vào mu bàn chân của em. Tại mu bàn chân bác sĩ nhìn thấy hai vết răng sâu đang rỉ máu, nên đã khẩn trương truyền dịch, cấp cứu cho em.Đây là hai trường hợp bị rắn lục cắn gần nhất, trong nhiều trường hợp rắn cắn phải vào điều trị tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang. Theo các nhà chuyên môn rắn lục thông thường sống ở những khu vực rừng núi, hoặc nơi có nhiều cây cối rậm rạp, tuy nhiên hiện nay rừng đã bị con người tàn phá nghiêm trọng, cây cối ở các khu vực thì bị đốn bỏ, nên rắn mất dần môi trường sinh sống, nên sống gần nhà dân, mặt khác nguồn thức ăn của rắn là chuột, nên khi nhà có nhiều chuột thì rắn cũng lần theo vào nhà tìm thức ăn, khi đó con người vô tình bị rắn tấn công. Rắn lục đuôi đỏ là một trong số các loài rắn có nọc độc cực mạnh. Mức độ độc của nó chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa. Đặc biệt, khi mang bầu, rắn mẹ có nọc độc cao hơn bình thường. Trong nọc rắn có hơn 20 thành phần khác nhau, hơn nữa, vết cắn của loài rắn này thường bị chảy máu nhiều và sưng rất nhanh. Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, nạn nhân có thể gặp các hiện tượng như chảy máu, phù nề, hoại tử, trụy tim mạch. Bà con mình ngoài việc cảnh giác tránh để rắn cắn, thì quan trọng nhất là biết cách cấp cứu khi bị rắn lục cắn để tránh nguy hiểm. Đầu tiên là trấn an nạn nhân bình tĩnh, không di chuyển xa nơi bị rắn cắn, cần giữ cho nạn nhân nằm yên bất động bởi vận động lúc này sẽ làm cho nọc độc xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn. Nếu gần vùng bị cắn có đeo đồ trang sức thì nên nhanh tay cởi để tránh bị chèn ép, gây sưng nề. Băng ép bất động để làm chậm quá trình di chuyển của nọc độc. Cách băng ép: Dùng tay, gạc hoặc khăn sạch ép lên phía trên vết thương. Để nạn nhân nằm thoải mái, đặt phần bị thương cao hơn để giảm áp lực máu. Sau đó, dùng dây vải băng ép miếng gạc hoặc khăn vào vết thương, buộc một cách chắc chắn nhưng vẫn đủ để máu lưu thông. Nên băng ép chặt phía trên vết thương từ 5 – 10cm để ngăn chất độc lan ngược lại các bộ phận khác. Sau đó vận chuyển nhanh nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để truyền huyết thanh kháng nọc rắn, tốt nhất là nên truyền trong 4 giờ đầu sau khi rắn cắn. Khi vận chuyển cần chú ý, cố gắng giữ cho nạn nhân nằm yên. Nếu nạn nhân có biểu hiện khó thở thì có thể thực hiện hô hấp nhân tạo.Khi bị rắn lục cắn không nên băng bó vết thương quá chặt bằng garo vì dễ dẫn đến hoại tử; không đắp lá, hút nọc theo cách dân gian mà chỉ cố định vết thương, di chuyển nhẹ nhàng. Bệnh nhân phải đến bệnh viện sớm nhất có thể, sau khi truyền huyết thanh vài ngày thì có thể giảm các triệu chứng lâm sàng.Phòng tránh rắn lục đuôi đỏ tấn công- Dọn dẹp xung quanh nhà, cắt ngắn cỏ, phát quang bụi rậm bởi đây có thể trở thành nơi trú ngụ của rắn lục đuôi đỏ.- Giữ nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ, diệt, loại bỏ chuột và các côn trùng bởi đây là những con mồi yêu thích của loài rắn lục đuôi đỏ.- Kiểm tra kỹ các kẽ nứt, khe hở xung quanh nhà bởi đó cũng chính là nơi mà những con rắn lục đuôi đỏ hay lẩn trốn.- Trồng các loại cây như sả, sắn dây, hoa lan tỏi… để ngăn không cho rắn lục đuôi đỏ đến gần.Bs Nguyễn Thành Úc - + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tương phản Đánh giá bài viết(5.0/5) Tin liên quan Tiền Giang cập nhật kiến thức y tế trường học và nha học đường - 25/11/2024 Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Tạ Văn Trầm cập nhật kiến thức quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Tiền Giang - 22/11/2024 Tiền Giang kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã năm 2024 - 14/11/2024 Gương sáng toàn ngành Y tế Tiền Giang: Khen thưởng Điều dưỡng Nông Thị Mỹ Tiên và hộ lý Trương Thị Diễm Trang vì hành động trung thực, trả lại tài sản cho bệnh nhân - 11/11/2024 Chi bộ Văn phòng Sở Y tế Đại hội điểm nhiệm kỳ 2025-2027 - 07/11/2024 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: Gửi Công bố cơ sở Thông báo đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc của Trung tâm tiêm chủng vaccine dịch vụ Tân Hiệp 2. Về việc triển khai Thông tư số 41/2024/TT-BYT ngày 27/11/2024 của Bộ Y tế. Về việc triển khai Công văn số 2490/TTMS-NVĐT và 2491/TTMS-NVĐT ngày 21/11/2024 của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia. Về việc triển khai Quyết định số 784/QĐ-QLD ngày 22/11/2024 của Cục Quản lý Dược. Về việc triển khai Công văn số 2482/TTMS-NVĐT ngày 20/11/2024 của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia. Xem thêm >> Liên kết website Cổng thông tin Tỉnh Bệnh viện Mắt Tiền Giang Bệnh Viện Tâm Thần Tiền Giang Bệnh Viện ĐKKV Cai Lậy Bộ Y Tế VNPT Tiền Giang Cty CP Dược Phẩm TIPHARCO Thông Tin Y học Việt Nam Sở Y Tế TPHCM TTYT Chợ Gạo Cổng thông tin điện tử Pháp Điển
Đang truy cập: -
Hôm nay: -
Tuần hiện tại: -
Tuần trước: -
Tháng hiện tại: -
Tháng trước: -
Tổng lượt truy cập: -
Trang chủ | Tin tức | Thủ tục hành chính | Văn phòng điện tử |Liên hệ 2013 © TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH TIỀN GIANG Đơn vị chủ quản : Sở Y Tế Tỉnh Tiền Giang Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Văn Dương - Trưởng ban biên tập Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Tiền Giang Địa chỉ: Số 373 đường Hùng Vương - Đạo Thạnh - Tp.Mỹ Tho- Tiền Giang Điện thoại: 02733. 872350 - Fax: 02733. 878106 - Email: syt.bbtwebsite@tiengiang.gov.vn Số điện thoại đường dây nóng: 0964 941 212

Từ khóa » Dinh Răn