Hăm Tã Nổi Mụn: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý “dứt điểm”

Bé bị hăm tã nổi mụn khiến mẹ lo lắng, không biết con có nguy hiểm không? Làm sao để con khỏi hăm tã nổi mẩn đỏ nhanh nhất? Tất tần tật băn khoăn của mẹ về bé bị hăm nổi mẩn đỏ được trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây. Mẹ kéo xuống đọc nhé! 

Mẹ cẩn thận khi chăm sóc bé bị hăm tã nổi mụn 
Mẹ cẩn thận khi chăm sóc bé bị hăm tã nổi mụn 

Mục lục

  • 1. 5 Nguyên nhân gây hăm tã nổi mụn
  • 2. 4 Dấu hiện nhận biết bé bị hăm tã mụn đỏ
  • 3. Hăm tã nổi mụn đỏ có nguy hiểm không, bao lâu thì khỏi?
  • 4. 4 cách xử lý hăm tã nổi mẩn đỏ tại nhà nhanh – hiệu quả
    • 4.1. Thay tã thường xuyên 3 – 4 tiếng/lần
    • 4.2. Cho bé mặc loại tã thấm hút tốt, thoáng khí
    • 4.3. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm tã nổi mụn cho bé
    • 4.4. Làm mát từ bên trong
  • 5. Dấu hiệu bé bị hăm tã nổi mụn cần đi khám bác sĩ
  • 6. Cách ngăn ngừa hăm tã nổi mụn cho bé

1. 5 Nguyên nhân gây hăm tã nổi mụn

Hăm tã nổi mụn không còn là nỗi lo nếu mẹ hiểu da con, từ đó có cách xử lý bé bị hăm nổi mẩn đỏ phù hợp. Dưới đây là 5 nguyên nhân thường gặp nhất khiến con bị hăm tã nổi mụn:

  • Phân và nước tiểu gây kích ứng: Phân và nước tiểu là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Nếu tiếp xúc lâu với da con (bé không được thay tã thường xuyên) sẽ gây kích ứng, dẫn đến hăm tã nổi mụn đỏ.
  • Tã chật cọ xát vào da bé: Làn da bé rất mỏng (chỉ bằng ¼ da người lớn) nên dễ bị tổn thương nếu tã chật cọ xát mạnh với bé. Ngoài ra, mặc tã chật còn làm giảm độ thoáng khí, khiến da bí bách, ẩm ướt, lâu ngày dẫn tới hăm tã nổi mụn. 
  • Tã bỉm kém chất lượng: Một số loại tã bỉm làm từ vải xơ cứng hoặc có thành phần hoá học kích ứng với da bé (chất tạo mùi hương hóa học, dioxin…) cũng gây ra hăm tã nổi mụn đó ạ! Mẹ thật thận trọng khi chọn bỉm cho con nhé! 
  • Bé bị nóng trong do chế độ ăn uống không hợp lý: Cho bé ăn nhiều thức ăn giàu đạm như: thịt bò, thịt lợn, hải sản,… sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa và gan của bé dẫn đến nóng trong. Khi bị nóng trong, bé rất dễ nổi mụn nhất là vùng mặc tã vốn có nhiều nguy cơ gây hăm như nước tiểu, phân… Nếu mẹ đang cho bé bú mà ăn nhiều thức ăn giàu đạm cũng khiến bé bị nóng trong, tăng nguy cơ bé mặc bỉm bị nổi mụn đó ạ!
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Khi chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm, do lượng thức ăn tăng nên bé đi ngoài nhiều hơn, kết cấu phân cũng thay đổi. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, bé rất dễ bị hăm tã nổi mụn đỏ. 
Thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng có thể khiến bé bị hăm tã nổi mụn
Thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng có thể khiến bé bị hăm tã nổi mụn

2. 4 Dấu hiện nhận biết bé bị hăm tã mụn đỏ

Mẹ quan sát vùng da mặc tã của con là thấy ngay ạ!

  • Vùng da bị hăm xuất hiện mụn nhỏ li ti. Ban đầu mụn rải rác, sau dày lên thành đám sần sùi. 
  • Mụn nhỏ li ti tập trung nhiều ở bẹn, háng và mông. 
  • Vùng da hăm tã nổi mụn thường ửng đỏ, nóng hơn da vùng khác. 
  • Mụn có kích thước lớn dần. Mụn vỡ gây lở loét, viêm và lan sang vùng lân cận. 
Hăm tã nổi mụn rải rác
Bé mặc bỉm bị nổi mụn rải rác gây khó chịu, ngứa ngáy
Mụn dày thành từng đám
Mụn dày thành từng đám
Hăm tã nổi mụn tập trung ở bẹn thành đám ửng đỏ
Bé bị hăm tã nổi mụn đỏ tập trung ở bẹn thành đám ửng gây nóng rát

Bé mặc bỉm bị nổi mụn đỏ, con sẽ ngứa ngáy, bứt rứt khiến, quấy khóc, biếng ăn, không ngủ ngon giấc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, các nốt mụn nước rất dễ vỡ. Mẹ chú ý cắt móng tay cho con, hạn chế hết mức tình trạng bé ngứa ngáy, gãi, cào xước mụn gây lở loét. 

Mẹ cắt móng tay cho con để tránh bé cào xước gây lở loét các nốt mụn
Mẹ cắt móng tay cho con để tránh bé cào xước gây lở loét các nốt mụn

3. Hăm tã nổi mụn đỏ có nguy hiểm không, bao lâu thì khỏi?

Bé bị nổi mụn đỏ là dấu hiệu hăm tã đang dần chuyển sang cấp độ nặng (cấp độ 4, 5). Do đó, giai đoạn này bé rất dễ gặp các biến chứng nghiêm trọng như mụn vỡ ra gây lở loét, nhiễm trùng, nhiễm nấm. 

Tuy nhiên, mẹ đừng lo lắng quá. Nếu bé bị hăm nổi mẩn đỏ được chăm sóc đúng cách, vùng da hăm tã nổi mụn sẽ khỏi nhanh sau 7 – 10 ngày thôi ạ!

Nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi hăm tã nổi mụn nhanh, không nguy hiểm
Nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi hăm tã nổi mụn nhanh, không nguy hiểm

Dưới đây là 4 gợi ý để xử lý bé bị hăm nổi mẩn đỏ nhanh chóng và hiệu quả, mẹ tham khảo nhé!

4. 4 cách xử lý hăm tã nổi mẩn đỏ tại nhà nhanh – hiệu quả

4.1. Thay tã thường xuyên 3 – 4 tiếng/lần

Phân và nước tiểu là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi phát triển. Nếu không thay tã trong thời gian dài, vi khuẩn sẽ sinh sôi gây kích ứng, mẩn đỏ cho bé. Mẹ cần thay tã cho bé sau khoảng 3 – 4h/lần và thay ngay khi thấy con ị nhé!

Thay tã cho con sau 3 - 4h
Thay tã cho con sau 3 – 4h cũng giúp bé giảm nguy cơ hăm tã nổi mẩn đỏ

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Trước khi thay tã mới, mẹ cần vệ sinh vùng hăm tã theo các bước sau: 

  • Bước 1: Rửa sạch vùng da mặc tã bằng khăn ướt, ưu tiên loại khăn có thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm cao cấp.
  • Bước 2: Cho mông con “nude” khoảng 15 phút để khô thoáng trước khi mặc tã mới.
  • Bước 3: Sử dụng sản phẩm xử lý hăm tã để xịt/bôi 1 lớp mỏng lên da con
  • Bước 4: Đợi khoảng 30s – 1 phút trước khi mặc tã mới

4.2. Cho bé mặc loại tã thấm hút tốt, thoáng khí

Để việc sử dụng tã không ảnh hưởng xấu đến vùng da mặc tã của con, mẹ chỉ cần chọn loại tã thấm hút tốt, thoáng khí. 

  • Tã thấm hút và giữ nước tốt: Mẹ chọn loại tã chứa nhiều hạt SAP thấm hút. Loại hạt này có khả năng thấm hút tốt (giữ nước gấp khoảng 30 lần trọng lượng của chúng), sau khi hút nước, chúng chuyển thành dạng gel để ngăn chất lỏng thấm ngược lại mông bé.
  • Bề mặt bỉm nhiều khe rãnh: Bỉm nhiều khe rãnh trên bề mặt sẽ thấm hút nhanh hơn, hạn chế tối đa da con chạm vào chất lỏng, dẫn đến hăm và mẩn đỏ. 
  • Lớp đáy thoát khí: Không khí nóng ẩm bên trong bỉm là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, khiến bé bị hăm nặng hơn. Vì thế, mẹ chọn bỉm có mặt đáy thoát khí tốt để con không bị hầm bí nhé!
Chọn bỉm có mặt đáy thoát khí tốt 
Để tránh bé bị hăm nổi mẩn đỏ mẹ nên chọn bỉm có mặt đáy thoát khí tốt 

4.3. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm tã nổi mụn cho bé

Khi bị hăm tã nổi mụn, da bé nhạy cảm và dễ nhiễm khuẩn hơn. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm tã nổi mụn là giải pháp hiệu quả: Vừa có tác dụng dưỡng ẩm, kháng khuẩn cao đồng thời tăng cường tái tạo da, giúp da bé mau hồi phục.

Một số sản phẩm xử lý hăm tốt: Xịt Skin Expert, kem bôi hăm Bepanthen, Bubchen,…

Dùng sản phẩm xử lý hăm tã
Dùng sản phẩm xử lý hăm tã nổi mẩn đỏ

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm xử lý hăm dạng bôi, tại sao lại sản xuất thêm dạng xịt ? Vì các nhà khoa học nhận thấy dạng bôi có thể gây đau rát và nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang vùng da bị hăm của con, nên phát triển thêm dạng xịt để an toàn hơn cho bé đó ạ! Vì thế, mẹ ưu tiên chọn dạng xịt để xử lý hăm cho con nhé!

Sản phẩm xử lý hăm dạng xịt có nhiều ưu điểm so với dạng bôi
Bé bị hăm nổi mẩn đỏ mẹ nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm dạng xịt có nhiều ưu điểm so với dạng bôi hơn

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Mỗi sản phẩm sẽ phù hợp với độ tuổi sử dụng nhất định. Mẹ đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để chọn sản phẩm điều trị hăm tã nổi mẩn đỏ phù hợp với độ tuổi và tình trạng của con. 

4.4. Làm mát từ bên trong

Song song với xử lý bé mặc bỉm bị nổi mụn từ bên ngoài, mẹ cần giải quyết tình trạng nóng trong bằng cách bổ sung các thực phẩm làm mát và tăng đề kháng cho bé. 

  • Nếu bé còn bú mẹ, chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng của bé. Mẹ bổ sung đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày, ăn thực phẩm nhiều chất xơ như rau củ và hạn chế ăn thức ăn nhiều đạm, khó tiêu như hải sản, thịt bò… 
  • Nếu bé đã ăn dặm: Mẹ cho bé ăn nhiều thực phẩm có tính mát như rau củ, đậu phụ, thịt lợn,… đồng thời cho bé uống thêm nước hoa quả mỗi ngày. 
Mẹ cho con ăn nhiều rau củ hơn nhé
Khi bé bị hăm nổi mẩn đỏ mẹ nên cho con ăn nhiều rau củ hơn để giúp con làm mát từ bên trong

5. Dấu hiệu bé bị hăm tã nổi mụn cần đi khám bác sĩ

Đa số trường hợp bé bị hăm tã nổi mẩn đỏ không nguy hiểm tới sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu hăm tã nổi mụn có dấu hiệu chuyển biến nặng hơn, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám vì đây là dấu hiệu của viêm nhiễm.  

  • Xuất hiện mụn mủ, lở loét…
  • Sốt (là biểu hiện của nhiễm trùng) 
  • Kéo dài trên 2 tuần không đỡ. 

Bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn cho mẹ cách chăm sóc và dùng thuốc hăm tã nổi mẩn đỏ để giảm tối đa nguy cơ gặp phải biến chứng ngoài da.

Đưa bé đến khám bác sĩ nếu hăm tã nổi mụn chuyển biến nặng
Mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ nếu hăm tã nổi mụn chuyển biến nặng

6. Cách ngăn ngừa hăm tã nổi mụn cho bé

Bé khỏi hăm tã rồi có bị tái lại không? Thực tế là có. Nếu mẹ chăm sóc không đúng cách, hăm tã sẽ quay trở lại và gây hại cho con.

Lưu ý dưới đây sẽ giúp bé “bai bai” hăm tã nổi mụn mãi mãi đó ạ!

Nên Không nên
  • Thay tã bỉm sau 3-4 giờ, ngay cả khi bỉm còn sạch. 
  • Chọn tã bỉm vừa vặn hoặc nhỉnh hơn 1 size với bé, ưu tiên tã thấm hút tốt, thoáng khí
  • Mẹ/bé ăn thực phẩm có tính mát: rau củ, hoa quả,… và uống nhiều nước. 
  • Sử dụng sản phẩm ngừa hăm dạng xịt. 
  • Cho bé mặc tã bỉm chật hoặc bỉm kém chất lượng
  • Mẹ/bé ăn thực phẩm gây nóng khó tiêu 
Sử dụng bỉm phù hợp để ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa
Sử dụng bỉm phù hợp để ngừa hăm hăm tã nổi mẩn đỏ tối đa
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Như vậy, hăm tã nổi mụn không còn là nỗi lo nếu mẹ bình tĩnh xử lý và chăm sóc đúng cách. Hi vọng những “bí kíp” trên có thể giúp mẹ và bé xử lý “dứt điểm” hăm tã. Nếu gặp khó khăn khi chăm sóc bé bị hăm tã nổi mụn, mẹ hãy để lại bình luận ở bên dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!

Từ khóa » Hăm Tã Nổi Mụn