Mông Bé Bị Nổi Mẩn Đỏ Ngứa: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu của một số bệnh da liễu. Thường gặp nhất gồm bệnh rôm sảy, hăm tã, dị ứng nổi mề đay. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể xảy ra khi cơ thể bị nhiễm nấm. Mặc dù ít làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ nhỏ nhưng tình trạng nổi mẩn ngứa ở mông có thể khiến trẻ bứt rứt, khó chịu, thường xuyên quấy khóc, biếng ăn. Ngoài ra việc không sớm xử lý còn làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, tăng nguy cơ viêm nhiễm và để lại sẹo.
Nguyên nhân khiến mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa
Việc xác định chính xác nguyên nhân khiến mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa sẽ giúp bạn đo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đồng thời lựa chọn và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp để nâng cao khả năng chữa khỏi bệnh trong thời gian sớm nhất, làm giảm nguy cơ phát sinh biến chứng. Những nguyên nhân được liệt kê dưới đây có thể khiến mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa:
1. Hăm tã
Hăm tã chính là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến làn da ở mông của bé bị nổi mẩn đỏ ngứa. Khi bị hăm tã, vùng mông và vùng bẹn của trẻ sẽ có dấu hiệu bị nổi mẩn ngứa, da đỏ kèm theo cảm giác khó chịu và đau rát.
Nguyên nhân khiến bệnh lý này xuất hiện là do trẻ bị dị ứng với những chất liệu làm tã, trẻ bị nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng, da quá nhạy cảm, sử dụng tã khô ráp khiến làn da của trẻ bị chà xát, vệ sinh làn da của trẻ không sạch hoặc không đúng cách.
Nếu mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa do hăm tã, bạn sẽ nhìn thấy những biểu hiện được liệt kê dưới đây:
- Bé ngủ không thẳng giấc, thường xuyên tỏ ra khó chịu
- Phần da tiếp xúc với tã có dấu hiệu bị nổi mẩn đỏ, bao gồm vùng mông, bộ phận sinh dục và những ngấn ở đùi.
- Vùng da đang bị dị ứng có thể ướt hoặc khô
- Mụn và những vết sưng có thể xuất hiện khiến làn da của trẻ bị lở loét.
- Những khu vực có da bị tổn thương sẽ rất đau, mức độ đau sẽ tăng lên khi chạm vào hoặc tiếp xúc với nước tiểu
- Trẻ ngủ không thẳng giấc, thường xuyên giật mình và quấy khóc.
Để xử lý hăm tã khiến bé bị nổi mẩn đỏ ngứa ở mông, bạn cần vệ sinh sạch sẽ những khu vực có da bị tổn thương bằng nước sạch và xà phòng, dùng khăn bông mềm lau khô cho trẻ, giúp trẻ thoa kem thuốc, cuối cùng mặc tã cho bé.
Tham khảo thêm: Bệnh nổi mề đay khi trời lạnh và cách khắc phục
2. Rôm sảy
Rôm sảy có thể là nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ ngứa ở mông. Bệnh lý này xảy ra khi lỗ chân lông bị bít tắc bởi sự tích tụ của tế bào chết và bụi bẩn kết hợp với tình trạng ứ đọng mồ hôi. Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ xuất hiện với ba thể gồm rôm rau (miliaria profunda), rôm đỏ (miliaria rubra) và rôm dạng tinh thể (miliaria crystalina).
Khi trẻ bị rôm sảy, bạn sẽ nhận thấy cơ thể của trẻ xuất hiện những triệu chứng khó chịu sau:
- Những mụn nước nhỏ hình thành và phát triển trên nền da nổi mẩn đỏ, thường tụ thành từng đám
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, khó chịu, ngứa ngáy và bứt rứt
- Phản ứng gãi ngứa của trẻ làm tăng nguy cơ trầy xước da, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn và hình thành nhọt hoặc những nốt mụn mủ
- Ngoài mông, những biểu hiện của bệnh rôm sảy thường xuất hiện ở vùng ngực, lưng, vai, cổ, trán, kẽ háng, kẽ nách.
3. Mề đay
Sau khi khởi phát, mề đay ở trẻ em có thể khiến mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa. Đây là bệnh thường gặp do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu. Mặt khác cơ thể của trẻ khá nhạy cảm và dễ phản ứng thái quá do sự tác động của những nguyên nhân bên ngoài. Khi tiếp xúc với dị nguyên, làn da của trẻ sẽ có dấu hiệu nổi mẩn kèm theo cảm giác ngứa ngáy.
Dựa vào mức độ nguy hiểm và thời gian kéo dài bệnh, bệnh mề đay ở trẻ được chia thành 2 cấp độ. Bao gồm mề đay cấp tính (triệu chứng xảy ra đột ngột và kéo dài trong vài giờ đồng hồ hoặc dưới 6 tuần, có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị y tế), mề đay mãn tính (các triệu chứng kéo dài trên 6 tuần, có thể xảy ra nhiều đợt).
Phần lớn những trường hợp bị mề đay cấp tính ít tác động và làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng, thường không để lại sẹo. Những triệu chứng của bệnh chỉ khiến trẻ khó chịu, bứt rứt, mất ngủ, thường xuyên quấy khóc, chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu không được xử lý sớm.
Đối với những trường hợp bị mề đay mãn tính không được điều trị, trẻ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, nhiễm trùng da, co thắt thanh quản, khó thở, phù mạch, sốc phản vệ…
Để nhận biết mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa có phải do nổi mề đay hay không, phụ huynh có thể dựa vào những biểu hiện sau:
- Những vết ban dạng sẩn xuất hiện với dạng mảng hoặc có hình tròn
- Tổn thương da thường có màu đỏ, màu hồng hoặc màu trắng nhạt, có ranh giới rõ ràng, không nhầm lẫn với vùng da xung quanh
- Mẩn đỏ đi kèm với biểu hiện ngứa ngáy nghiêm trọng, không thể kiểm soát hoặc ngứa âm ỉ. Đối với những trường hợp bị mề đay kích ứng, trẻ có thể có cảm giác nóng rát và đau nhức
- Một số triệu chứng khác: Chán ăn, sốt, cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, quấy khóc…
4. Nhiễm nấm
Trẻ nhỏ thuộc nhóm đối tượng dễ bị nhiễm nấm da. Nhiễm nấm da cùng các biểu hiện thường xuyên xuất hiện ở những vùng da mỏng và ẩm ướt như kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, vùng mông. Từ đó khiến cho những vị trí này bị nổi mẩn đỏ kèm theo cảm giác nóng rát và ngứa ngáy.
Ngoài ra tùy thuộc vào thể trạng của từng trường hợp cụ thể, làn da của trẻ có thể bị khô, nổi nhiều mụn nước trên nền da mẩn đỏ. Điều này làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, trầy xước da và để lại sẹo.
Hầu hết các trường hợp bị nhiễm nấm đều cần được can thiệp y tế càng sớm càng tốt. Nguyên nhân là do việc chậm trễ trong điều trị có thể khiến nấm và các triệu chứng liên quan lan rộng sang vùng da lành, triệu chứng kéo dài và gây khó khăn cho quá trình chữa trị sau này.
Tham khảo thêm: Mề đay sắc tố: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Cách xử lý khi mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa
Mông của trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên tình trạng này thường không gây nguy hiểm và có thể dễ dàng khắc phục bằng nhiều cách. Để lựa chọn và áp dụng cách xử lý phù hợp, giúp tổn thương da mau chóng lành, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa.
Thông thường để khắc phục những nốt mẩn đỏ ngứa trên vùng mông và nhiều vị trí khác trên cơ thể của trẻ, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định dùng thuốc hoặc hướng dẫn phụ huynh chăm sóc trẻ đúng cách và áp dụng những biện pháp xử lý đơn giản tại nhà.
Những cách xử lý khi mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa gồm:
1. Khám bác sĩ và điều trị y tế
Khi nhận thấy mông của bé xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện, nhờ bác sĩ chuyên khoa kiểm tra xác định mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể cho trẻ thực hiện một số xét nghiệm cần thiết, sau đó đề ra những phương pháp điều trị thích hợp.
Một số loại thuốc có thể được chỉ định gồm:
- Thuốc bôi ngoài da: Thuốc ASA, thuốc Antimycose, thuốc BSI
- Thuốc dùng toàn thân: Chỉ định thuốc dùng toàn thân như Ketoconazole, Itraconazole cho những trường hợp nặng và có nguyên nhân phức tạp.
Những điều cần lưu ý khi điều trị cho trẻ nhỏ:
- Thận trọng khi cho trẻ sử dụng thuốc do trẻ có sức đề kháng và thể trạng yếu, cơ thể nhạy cảm và làn da mỏng mảnh nên dễ bị tổn thương và gặp tác dụng phụ.
- Chỉ dùng thuốc cho trẻ khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu. Đồng thời dùng thuốc đúng liều lượng, đúng cách và đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ.
- Theo dõi và thường xuyên quan sát những biểu hiện trên da của trẻ. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường xuất hiện, bạn cần cho trẻ ngừng thuốc và đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
2. Chăm sóc da đúng cách làm dịu vùng da nổi mẩn ngứa
Để xử lý những nốt mẩn đỏ ngứa trên mông của trẻ, bạn cần áp dụng các biện pháp chăm sóc da đúng cách. Do làn da của trẻ nhạy cảm, dễ tổn thương và dễ bị viêm nhiễm do các yếu tố bên ngoài xâm nhập nên phụ huynh tuyệt đối không nên bỏ qua những bước sau:
Vệ sinh da sạch sẽ
Vi khuẩn dễ xâm nhập, tấn công và gây bệnh ở mông do đây là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước tiểu và phân. Chính vì thế, ngay cả khi không nổi mẩn đỏ ngứa thì khu vực này vẫn cần được vệ sinh sạch sẽ.
Bạn cần sử dụng những loại xà phòng lành tính, được khuyến khích dùng cho trẻ nhỏ để vệ sinh mông của trẻ khi tắm hoặc sau khi đi ngoài và dùng nước sạch vệ sinh mông sau khi trẻ đi tiểu. Sau đó hãy sử dụng khăn bông mềm lau khô phần mông của trẻ, cuối cùng chọn loại tã phù hợp và mặc cho trẻ.
Mặc quần áo, tã bỉm phù hợp
Nguy cơ phát sinh và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở mông của trẻ sẽ tăng cao khi trẻ thường xuyên mặc những bộ quần áo ôm sát vào cơ thể, chất liệu vải thô cứng và không thấm hút tốt mồ hôi hoặc dùng tã bỉm quá chật, có chất liệu không phù hợp. Nguyên nhân là do những trạng phục này sẽ khiến vùng mông của trẻ đổ nhiều mồ hôi, nang lông thường xuyên bị bít tắc.
Để làm giảm triệu chứng và phòng ngừa tái phát, bạn nên cho trẻ mặc tã bỉm hay những bộ quần áo phù hợp, rộng rãi, thoáng, có khả năng thấm hút mồ hôi, không có khả năng gây kích ứng.
Tham khảo thêm: Nổi mề đay ở tay (khuỷu, cánh, bàn.. tay): Điều cần biết
3. Điều chỉnh chế độ ăn uống giúp cải thiện làn da, tăng cường sức khỏe
Việc áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường sức đề kháng, ổn định hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng và khả năng chống bệnh. Đồng thời làm giảm nguy cơ viêm nhiễm, bùng phát các bệnh ngoài da và hỗ trợ điều trị nguyên nhân khiến mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa hiệu quả.
Đối với những trẻ còn bú sữa mẹ, bạn cần ăn uống điều độ và hợp lý để làm giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ sau khi bú sữa mẹ. Đồng thời nâng cao thể trạng và hỗ trợ tốt quá trình điều trị ở trẻ.
Bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống theo những nguyên tắc sau:
- Thường xuyên thêm vào chế độ ăn uống của mẹ và trẻ những loại rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa, omega-3 cùng các loại thực phẩm giàu canxi và khoáng chất quan trọng khác. Những loại thực phẩm này sẽ góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể, hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ. Đồng thời phòng ngừa và hỗ trợ điều trị da nổi mẩn ngứa.
- Uống nhiều nước, bao gồm cả nước lọc và nước ép trái cây để bổ sung đủ nước cho cơ thể, cung cấp độ ẩm cho làn da và đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương da.
- Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng cơ thể sản sinh histamin và làm nặng hơn tình trạng viêm da, nổi mẩn đỏ ngứa. Cụ thể như đậu phộng, tôm cua, lòng trắng trứng, thức ăn nhiều dầu mỡ và chất béo không lành mạnh, sữa bò…
- Không sử dụng thức uống hay thực phẩm có chứa chất kích thích nếu bạn đang trong quá trình cho con bú.
4. Dùng thảo dược thiên nhiên làm giảm tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa
Do làn da nhạy cảm và cơ thể của trẻ còn khá yếu ớt nên việc sử dụng thuốc Tây thường ít được chỉ định. Để cải thiện tình trạng mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách chăm sóc da, chế độ ăn uống kết hợp với các biện pháp điều trị tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên.
Để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở mông của trẻ, bạn có thể tận dụng tinh chất từ những loại thảo dược dưới đây:
Dùng lá trầu không kháng viêm, cải thiện tình trạng mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa
Tác dụng:
- Kháng viêm, chống khuẩn, phòng ngừa phát sinh một số bệnh viêm nhiễm ngoài da
- Làm dịu các nốt mẩn đỏ và giảm ngứa
- Cấp ẩm, chống khô da
- Làm sạch da, ngăn ngừa vi khuẩn và bã nhờn tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông.
Nguyên liệu:
- Một nắm lá trầu không
- Một ít phèn chua.
Cách thực hiện:
- Rửa thật sạch lá trầu không, nên ngâm qua nước muối
- Đun sôi lá trầu không cùng với 2 lít nước
- Giã nát phèn chua và cho vào nồi nước đang sôi
- Đợi nước sôi thêm 10 phút, tắt bếp
- Để nước lá trầu không nguội và dùng nước này để vệ sinh mông cho trẻ, có thể dùng nước lá trầu không để tắm
- Dùng bã lá trầu không đắp lên những khu vực có da bị nổi mẩn đỏ ngứa
- Thực hiện từ 3 – 4 lần mỗi tuần.
Tham khảo thêm: Nổi mề đay liên tục là bị gì? Cách xử lý nhanh
Tăng cường miễn dịch cho da, giảm ngứa, kháng viêm bằng lá chè xanh
Tác dụng:
- Diệt khuẩn nhờ thành phần phenol, catechin
- Làm dịu vùng da đang bị nổi mẩn đỏ và làm giảm cảm giác ngứa ngáy
- Làm sạch vùng da bệnh của trẻ, loại bỏ vi khuẩn trên da
- Cấp ẩm và tăng cường hệ miễn dịch cho da
- Phòng ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị rôm sảy, mề đay.
Nguyên liệu:
- Một nắm lá chè xanh.
Cách thực hiện:
- Dùng nước muối để ngâm và rửa lá chè xanh
- Vò nát lá chè xanh và cho vào nồi chứa 2 lít nước
- Đun sôi nước trong 10 phút
- Tắt bếp, pha nước lá trầu không cùng nước lạnh để làm giảm nhiệt độ, dùng nước này để tắm cho trẻ
- Trong thời gian tắm cho trẻ bằng nước lá chè xanh, bạn nên massage da cho trẻ thêm 5 phút, thực hiện nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh
- Để làm dịu vùng da bị nổi mẩn ngứa, bạn nên dùng nước lá chè xanh tắm cho trẻ từ 3 – 4 lần/ tuần.
Tắm với nước mướp đắng (khổ qua) giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa
Tác dụng:
- Do chứa kháng sinh tự nhiên nên mướp đắng có tác dụng làm sạch da, kháng viêm và sát khuẩn
- Làm dịu làn da đang bị tổn thương, khắc phục những nốt mẩn đỏ ngứa
- Phòng ngừa tình trạng khô da, viêm da và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da như hăm tã, mề đay…
Nguyên liệu:
- Hai quả mướp đắng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch hai quả mướp đắng
- Dùng dao loại bỏ phần hạt của mướp đắng, cắt nhỏ và cho vào nồi
- Thêm vào nồi 2 lít nước và tiến hành đun sôi trong 15 phút
- Làm nguội nước mướp đắng bằng cách pha nước này cùng với một lượng nước lạnh vừa đủ
- Dùng nước mướp đắng tắm cho trẻ mỗi tuần từ 3 – 4 lần để phòng ngừa và cải thiện tình trạng mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa.
Mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đa số các trường hợp đều ít nguy hiểm, ít làm ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ chữa trị. Bệnh cạnh đó tình trạng này cũng được khắc phục bằng nhiều cách xử lý đơn giản.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, phòng ngừa trẻ mắc những bệnh lý nghiêm trọng, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Sau khi có kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đề ra phương pháp xử lý thích hợp nhất, rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa rủi ro không mong muốn ở trẻ nhỏ.
Có thể bạn quan tâm
- Trẻ nhỏ bị nổi mề đay sốt phải làm sao ?
- Những lưu ý khi chữa mề đay cho trẻ sơ sinh
Từ khóa » Hăm Tã Nổi Mụn
-
Hăm Tã Nổi Mụn: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý “dứt điểm”
-
Hăm Tã Nổi Mụn Có Nguy Hiểm Không? - Kháng Khuẩn Vượt Trội
-
Hăm Tã Nổi Mụn ở Trẻ: 5 Nguyên Nhân, 6 Cách Chữa Hiệu Quả
-
Hăm Tã Nổi Mụn: Nguyên Nhân Và Những điều Mẹ Cần Lưu ý Khi điều Trị
-
Hăm Tã Nổi Mụn ở Trẻ Là Do đâu – Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Giúp Mẹ Phân Biệt Viêm Da Và Hăm Tã Nổi Mụn ở Trẻ - Earthmama
-
Hăm Tã ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Hướng Dẫn Xử Trí | Vinmec
-
Cẩn Thận Khi Trẻ Bị Hăm Tã Nổi Mụn - 5 Cách DỨT ĐIỂM Nhanh
-
7 Thông Tin Về HĂM TÃ NỔI MỤN Các Bố Các Mẹ Cần Biết
-
Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Trẻ Hăm Tã Nổi Mụn Và Cách Chữa Kịp Thời
-
Hăm Tã Nổi Mụn ở Trẻ Sơ Sinh Là Gì ? Cách điều Trị
-
Merries - Chứng Hăm Tã - Kao Worldwide
-
Viêm Da Tã Lót - Cách Nhận Diện Và Phòng Tránh Như Thế Nào?
-
Cách Vệ Sinh Và Thay Tã Bobby đúng Chuẩn, Chống Hăm Tã Cho Bé