Hạng Của Một Ma Trận & Ma Trận Nghịch đảo

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ

TimTaiLieu.vn - Tài liệu, ebook, giáo trình, đồ án, luận văn

TimTaiLieu.vn - Thư viện tài liệu, ebook, đồ án, luận văn, tiểu luận, giáo trình, hướng dẫn tự học

  • Trang Chủ
  • Tài Liệu
  • Upload
Hạng của một ma trận & ma trận nghịch đảo

Ta gọi phép biến đổi sơ cấp trên ma trận A thuộc Mmxn(K) là phép biến đổi có một trong các dạng sau: a/ hi ↔ hj (Ci ↔ Cj) (Đổi chỗ 2 hàng hay 2 cột với nhau) b/ hi → α.hj (Ci → α.hi), α ≠ 0 (Nhân một hàng hay một cột với 01 số khác không) c/ hi → hi + βhj (Ci → Ci + βCj) (Thêm vào một hàng hay một cột bội số của hàng khác hoặc cột khác)

ppt32 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 9451 | Lượt tải: 4download Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hạng của một ma trận & ma trận nghịch đảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênCHƯƠNG 4: HẠNG CỦA MỘT MA TRẬN & MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO 1. CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI SƠ CẤP TRÊN MỘT MA TRẬN Ta gọi phép biến đổi sơ cấp trên ma trận A  Mmxn(K) là phép biến đổi có một trong các dạng sau: a/ hi ↔ hj (Ci ↔ Cj) (Đổi chỗ 2 hàng hay 2 cột với nhau) b/ hi → α.hj (Ci → α.hi), α ≠ 0 (Nhân một hàng hay một cột với 01 số khác không) c/ hi → hi + βhj (Ci → Ci + βCj) (Thêm vào một hàng hay một cột bội số của hàng khác hoặc cột khác) 1. CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI SƠ CẤP TRÊN MỘT MA TRẬN (tt) Ký hiệu: A → B để chỉ ma trận B nhận được từ ma trận A sau một số hữu hạn phép biến đổi sơ cấp trên A Ví dụ: 2. ĐỊNH NGHĨA MA TRẬN BẬC THANG Cho ma trận A  Mmxn(K) Ma trận A được gọi là có dạng bậc thang nếu như: a/ Các hàng khác không (có ít nhất một phần tử nằm trên hàng nào đó khác không) nằm trên các hàng bằng không. b/ Với hai hàng khác không, phần tử khác không đầu tiên ở hàng dưới luôn nằm bên phải cột chứa phần tử khác không đầu tiên ở hàng trên. 2. ĐỊNH NGHĨA MA TRẬN BẬC THANG (tt) Ví dụ: Là những ma trận bậc thang Chú ý: Mọi ma trận đều có thể đưa về dạng bậc thang nhờ các phép biến đổi sơ cấp. Ta minh họa bởi ví dụ sau: 2. ĐỊNH NGHĨA MA TRẬN BẬC THANG (tt) 3. ĐỊNH NGHĨA HẠNG CỦA MỘT MA TRẬN a/ Định nghĩa: Cho ma trận A  Mmxn(K). Ta nói ma trận A có hạng bằng p (ký hiệu là r(A) = p) nếu như A chứa một ma trận con cấp p có định thức khác không, còn mọi định thức con cấp p+1 đều bằng không. Nói một cách khác, hạng của ma trận A là cấp cao nhất của định thức con khác không của nó. * Ta quy ước ma trận 0 có hạng bằng 0 3. ĐỊNH NGHĨA HẠNG CỦA MỘT MA TRẬN (tt) b/ Hạng của ma trận có các tính chất sau: . r(A) = r(AT) . r(Amxn) ≤ min{m,n} . r(A+B) ≤ r(A) + r(B) . r(A.B) ≤ min{r(A),r(B)} . Cho ma trận A  Mmxn(K) X  Mn(K), detX ≠ 0 Y  Mm(K), detY ≠ 0 Khi đó: r(A) = r(A.X) = r(Y.A) 3. ĐỊNH NGHĨA HẠNG CỦA MỘT MA TRẬN (tt) b/ Hạng của ma trận có các tính chất sau (tt): . Nếu A → B (Ma trận B nhận được từ A qua một số hữu hạn các phép biến đổi sơ cấp) Khi đó: r(A) = r(B) . Nếu A  Mn(K) thì: + r(A) = n  detA ≠ 0 + r(A) < n  detA = 0 3. ĐỊNH NGHĨA HẠNG CỦA MỘT MA TRẬN (tt) c/ Định lý: Cho A  Mmxn(K) là một ma trận bậc thang có p hàng khác không. Khi đó: r(A) = p Nhận xét: Từ định lý này ta thấy, để tìm hạng của một ma trận, thì ta biến đổi sơ cấp trên ma trận đã cho để đưa nó về dạng bậc thang. Khi đó ta dễ dàng suy ra hạng của ma trận. 3. ĐỊNH NGHĨA HẠNG CỦA MỘT MA TRẬN (tt) Ví dụ 1: Tìm hạng của ma trận  r(A) = 2 3. ĐỊNH NGHĨA HẠNG CỦA MỘT MA TRẬN (tt) Ví dụ 2: Tìm hạng của ma trận sau theo tham số a Biện luận: . a = 7 thì r(A) = 2 . a ≠ 7 thì r(A) = 3 4. MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO a/ Định nghĩa ma trận phụ hợp Cho A = (aij)  Mn(K), khi đó ta gọi ma trận là ma trận phụ hợp của ma trận A Ở đây: Aij = (–1)i+jdet(Cij) là phần bù đại số của phần tử aij. Cij là ma trận có cấp (n–1) nhận được từ ma trận A bằng cách bỏ hàng thứ i và cột thứ j. 4. MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO (tt) * Ma trận phụ hợp PA có tính chất sau: A.PA = PA.A = (detA).In Hãy tìm ma trận phụ Ví dụ: Cho ma trận Cuối cùng ta tính được ma trận hợp PA 4. MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO (tt) b/ Định nghĩa ma trận nghịch đảo Cho ma trận A  Mn(K) * A được gọi là ma trận không suy biến nếu det(A ) ≠ 0 * A được gọi là ma trận khả nghịch nếu tồn tại B Є Mn(K) sao cho: A.B = B.A = In Lúc này, B được gọi là ma trận nghịch đảo của A và được ký hiệu là B = A–1 Do vậy ta có: A.A–1 = A–1.A = In 4. MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO (tt) c/ Định lý Cho ma trận A  Mn(K) A không suy biến  A khả nghịch và lúc này Cho A, B  Mn(K). Khi đó: . Nếu A không suy biến thì A–1, AT cũng không suy biến và (A–1)–1 = A và (AT)–1 = (A–1)T . Nếu A và B không suy biến thì A.B cũng không suy biến và (A.B)–1 = B–1.A–1 d/ Ma trận nghịch đảo có các tính chất sau: 4. MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO (tt) Ví dụ 1: Cho . Tìm A–1 Vậy Nhận xét: detA = – 2 ≠ 0. Vậy A khả nghịch. Ta có: A11 = (–1)1+1.4, A12 = (–1)1+2.3 A21 = (–1)2+1.2, A22 = (–1)2+2.1 4. MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO (tt) Ví dụ 2: Cho . Tìm A–1 Nhận xét: detA = 1 ≠ 0 nên tồn tại A–1 Ta có: 4. MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO (tt) Vậy e/ Tìm ma trận nghịch đảo bằng các phép biến đổi sơ cấp trên hàng Ta còn có một thuật toán khác để tìm A–1 chỉ qua các phép biến đổi sơ cấp trên hàng như sau: Chú ý: Phương pháp này tiện cho việc tính A–1 mà ma trận A có cấp cao. 4. MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO (tt) Ví dụ 3: Cho . Tìm A–1 Ta viết 4. MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO (tt) Ví dụ 3 (tt): 4. MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO (tt) Ví dụ 3 (tt): BÀI TẬP CHƯƠNG 4: HẠNG CỦA MỘT MA TRẬN & MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO Bài 1: Tìm hạng của ma trận BÀI TẬP CHƯƠNG 4 (tt) Bài 2: Cho ma trận Tìm điều kiện của m để r(A) = 3 Bài 3: Cho ma trận Hãy biện luận r(A) theo tham số a BÀI TẬP CHƯƠNG 4 (tt) Bài 4: Cho ma trận Tìm điều kiện của m để A khả nghịch Bài 5: Cho ma trận Tìm điều kiện của m để A khả nghịch BÀI TẬP CHƯƠNG 4 (tt) Bài 6: Cho ma trận Tìm A–1 Bài 7: Giải phương trình ma trận Bài 8: Cho A  Mn(K), detA = 4. Hãy tính detA–1, det(A.AT) BÀI TẬP CHƯƠNG 4 (tt) Bài 9: Tìm A–1 bằng các phép biến đổi sơ cấp theo hàng ĐÁP SỐ & HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG 4 Bài 1: Tìm hạng của ma trận a/ r(A) = 2 b/ r(A) = 3 c/ r(A) = 3 Bài 2: Để r(A) = 3 thì điều kiện là m ≠ 2 và m ≠ – 1 Bài 3: r(A) = 5, a Hướng dẫn: Do detA ≠ 0 không phụ thuộc vào a Bài 4: Để ma trận A khả nghịch điều kiện là Hướng dẫn: A khả nghịch  detA ≠ 0  ĐÁP SỐ & HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG 4 (tt) Bài 5: Không tồn tại m để ma trận A khả nghịch Ta có: A = B.C Hướng dẫn: Đặt  detA = detB.detC Mà detB = 0 (Do ma trận B có 2 hàng tỷ lệ) Vậy detA = 0, m ĐÁP SỐ & HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG 4 (tt) Bài 6: Hướng dẫn: detA = 1 ≠ 0, vậy tồn tại A-1 Ta có: Mà ĐÁP SỐ & HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG 4 (tt) Bài 7: Hướng dẫn: Ta có A.X = B (Đã làm ở bài 6)  A-1.A.X = A-1.B  X = A-1.B Mà ĐÁP SỐ & HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG 4 (tt) Bài 8: Hướng dẫn: Ta có: A.A-1 = In , det(A.AT) = 16  det(A.A-1) = detIn = 1  detA.detA-1 = 1  Ta có: det(A.AT) = detA.detAT Mà detAT = detA Do đó det(A.AT) = 16 ĐÁP SỐ & HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG 4 (tt) Bài 9: Tìm A-1 bằng phép biến đổi sơ cấp theo hàng Hướng dẫn: Tài liệu liên quan
  • Bài giảng Phân tích dữ liệu định lượng, kiểm định trung bình

    4 trang | Lượt xem: 2347 | Lượt tải: 0

  • Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarít

    9 trang | Lượt xem: 6109 | Lượt tải: 2

  • Bài giảng Nguyên lý thống kê - Chương 9 Phân tích phương sai

    22 trang | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0

  • Các kiến thức cần nhớ về hình học để giải toán 12

    18 trang | Lượt xem: 2274 | Lượt tải: 2

  • Xử lí data với SPSS (Nguyễn Duy Tâm)

    30 trang | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0

  • Đề thi thử đại học năm học 2012-2013 môn thi toán: giáo dục trung học phổ thông

    9 trang | Lượt xem: 2479 | Lượt tải: 1

  • Toán rời rạc ứng dụng trong tin học. Đồ thị phẳng và các bài toán về tô màu đồ thị

    30 trang | Lượt xem: 3873 | Lượt tải: 4

  • Đại số tổ hợp: Nhị thức NewTon (phần 1)

    12 trang | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 2

  • Phương trình đường elip

    24 trang | Lượt xem: 2870 | Lượt tải: 0

  • Bài toán liên quan đến tham số

    15 trang | Lượt xem: 2236 | Lượt tải: 1

Copyright © 2024 TimTaiLieu.vn Website đang trong thời gian thử nghiệm, chờ xin giấy phép của Bộ TT & TT. Chia sẻ: TimTaiLieu on Facebook Follow @TimTaiLieu Thư viện Luận Văn, Tài Liệu và Đồ Án tốt nghiệp. Thư viện Ebook miễn phí, Thư viện giáo án, PDF Hướng dẫn giải bài tập SGK.

Từ khóa » Hạng Của Ma Trận Nghịch đảo