Hàng Lẻ LCL - Hàng Gom Consol Là Gì? Thủ Tục Và Cước Phí Ra Sao?

Trong thực tế, có những trường hợp người gửi hàng không có đủ hàng cho nguyên 1 container, họ chỉ có những lô hàng nhỏ, có thể là vài m3 hàng hoặc vài kiện, vài tấn hàng. Nếu sử dụng nguyên 1 container (1 FCL) thì có thể rất tốn kém chi phí. Lúc này, người ta sẽ sử dụng hàng LCL và Consol.

1. Hàng LCL là hàng gì?

1.1. Định nghĩa

  • Định nghĩa trong ngành:LCL là từ viết tắt của Less than Container Load dịch nghĩa là xếp thiếu  một container. Khi người xuất khẩu có nhu cầu gửi hàng nhỏ lẻ nhiều và nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển quốc tế nên sẽ có các công ty cung cấp dịch vụ giúp họ gom lại cùng với nhau. Người cung cấp dịch vụ này gọi là Consolidator. Và việc gom hàng này gọi là Consolidation.

Để hiểu rõ hơn định nghĩa này Masimex lấy một ví dụ: Khách hàng A muốn vận chuyển 20m3 mét khối (CBM) hàng vải từ Vũng tàu đi Phnom Penh (Cambodia). Lô hàng này không xếp đủ 1 container 20’  nên khách hàng sẽ đi ghép lô hàng với một vài khách hàng khác nữa để đầy container 20’ với mục đích là tiết kiệm chi phí. Phần lớn các khách hàng như A muốn ghép chung hàng hóa để có giá vận chuyển rẻ. Nhưng 1 số khách hàng khác lại không muốn như vậy vì mặt hàng của họ rất giá trị thì  họ muốn thuê riêng 1 container để vận chuyển cho an toàn và nhanh chóng. Như vậy, lô hàng của 20 khối của anh A là 1 lô hàng lẻ, hay là hàng LCL.

Khi hàng không đủ để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô hàng khác, đó là LCL
Khi hàng không đủ để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô hàng khác, đó là LCL

1.2. Hàng Consolidation là gì?

  • Giải nghĩa thuật ngữ: “Consolidator” – Người gom hàng lẻ.

Các công ty dịch vụ thực hiện nghiệp vụ nêu trên được gọi là consolidator với công việc chính là tìm kiếm nhiều lô hàng trên tuyến dịch vụ mà họ cung cấp để nhanh chóng ghép đầy container => việc vận chuyển sẽ diễn ra nhanh chóng với chi phí rẻ hơn. Sau khi có đủ lượng hàng để ghép, hàng hóa sẽ được tập kết tại trạm đóng hàng lẻ là kho CFS (Container Freight Station) để làm thủ tục đóng chung vào 1 container và thu xếp vận chuyển đến cảng đích. Ở cảng đến, đại diện của consolidator dỡ container, phân ra từng lô hàng và giao cho khách hàng tương ứng.

Có thể bạn quan tâm: Hiểu đúng về “Phân luồng tờ khai hải quan“

1.3. Phân biệt hàng LCL và hàng Consol

Sự khác biệt giữa hai hình thức được xác định khi vận chuyển. Bạn có thể hiểu đơn giản nếu hãng tàu là người trực tiếp tập hợp hàng hóa và vận chuyển trong kho riêng của họ, thì container đó được gọi là container LCL. Nhưng, nếu người gom hàng là người tập hợp và vận chuyển hàng hóa, sau đó làm việc với hãng tàu/ hãng vận chuyển thì container đó được gọi là  Consol. Cụ thể hơn: 

  • Hàng LCL:
    • Các hãng tàu, hãng vận chuyển sẽ gom những lô hàng lẻ này từ nhiều Chủ hàng (shipper) lại và đóng thành 1 container nguyên (FCL)Trong những trường hợp này, dù hàng hóa sẽ được đóng vào nguyên 1 container, nhưng do có nhiều chủ hàng (Shipper), hãng vận chuyển sẽ phát hành vận đơn riêng cho các chủ hàng khác nhau. Điều này có nghĩa là trách nhiệm của hãng vận tải sẽ chịu bắt đầu từ lúc nhận hàng ở kho CFS (Container Freight Station) tại cảng bốc hàng (Port of Loading) và hoàn thành tại kho CFS tại cảng dỡ hàng (Port of Discharge).
    • Phần cước phí vận chuyển cho các lô hàng lẻ này được hãng tàu tính (charge) trực tiếp cho người nhận  hàng tương ứng với số lượng hàng hoá mà họ đã nhận được từ người gửi hàng (Shipper). Tuy nhiên, ở một số quốc gia, các hãng tàu không cung cấp dịch vụ vận tải biển với hàng lẻ LCL mà các dịch vụ này được xử lý bởi các Đơn vị khai thác hàng lẻ (Groupage Operators).
  • Đóng hàng Consol:
    • Việc thu gom hàng LCL từ các chủ hàng khác nhau và đóng gói vào chung một container được thực hiện bởi Bên gom hàng Consolidators (Groupage Operators) ..Trong trường hợp hàng consol, bên gom hàng (consolidator) phát hành vận đơn thứ cấp (House BL) cho các chủ hàng và sẽ giữ Vận đơn chủ (master BL) từ hãng tàu (Lines) cho container FCL họ đặt booking với hãng tàu và sẽ thể hiện họ (Consolidator) là người gửi hàng (Shipper) trên vận đơn. Phí vận chuyển được hãng tàu tính cho Bên gom hàng, và các chi phí đó được Bên gom hàng tính riêng với khách gửi hàng.

2. Quy trình xuất hàng lẻ LCL

2.1. Quy trình xuất hàng lẻ LCL

  1. Lựa chọn consolidator: Một số consolidator lớn và uy tín người gửi hàng có thể tham khảo : Khải Minh Logistics, VVMV ( Vân Vân Minh Vân ), Ecu Worldwide, Shipco ( hãng gom hàng lẻ của Mỹ )
  2. Booking
  3. Booking Cofirmation
  4. Thuê vận chuyển nội địa
  5. Đóng hàng
  6. Làm thủ tục hải quan
  7. Vận chuyển hàng về kho CFS 

Chú ý: Hàng sẽ được về kho CFS => Hàng được đóng và chuyển sang CY ( Container Yard ) => Khi được đưa ra CY => Thành hàng FCL.

Quy trình gửi hàng lẻ LCL không quá phức tạp
Quy trình gửi hàng lẻ LCL không quá phức tạp

2.2. Cách tính giá cước hàng lẻ LCL

Một số thuật ngữ sẽ được dùng trong công thức tính :

* Gross Weight (GW): Là trọng lượng thực tế của hàng hóa kể cả bao bì đóng gói

* Chargeable Weight (CW): là trọng lượng dùng để tính cước

* CBM: cubic metre hay còn gọi mét khối

Các cước phí tùy thuộc vào hàng đường biển hay đường hàng không mà cách tính chi phí sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:

2.2.1. Cách tính giá cước hàng lẻ LCL với Đường biển

  • CBM: d*r*c  =  m3  (chỉ thể tích khối)
  • RT (revenue ton) = tấn (chỉ khối lượng)

Quy ước 1CBM = 1 tấn

Wm là đơn vị để tính giá cước vận chuyển bằng đường biển đối với hàng LCL. 

  • Wm = RT ( nếu khối lượng RT > thể tích khối CBM)
  • Wm = CBM ( nếu thể tích khối CBM > khối lượng RT)

Ví dụ:

Lô hàng 1:

  • Đo 5 kiện * (105cm *105cm*80cm) =4.41 cbm
  • Cân 5 kiện * 200kg = 1000kg = 1mt

Giả sử O/F = 15$/Wm

=> Tổng O/F = 15*4.41= 66.15$

2.2.2. Cách tính giá cước hàng lẻ LCL với Đường hàng không

Với hàng có khối lượng < 50kg thì sẽ đi express.

  • Dim (Dimension): 1dim xấp xỉ 1kg

Nếu đi cargo: Dimcargo = d*r*c/6000 (cm3)

Nếu đi chuyển phát nhanh express : Dimexpress = d*r*c/5000 (cm3)

  • Cw = Dim (được tính theo công thức trên nếu Dim > Gw)
  • Cw = Gw (nếu Gw > dim)
Thêm một điều cần lưu ý là về lý thuyết cont 20’ đóng được khoảng 33cbm nhưng trong thực tế chỉ đóng được 25-27 cbm
Thêm một điều cần lưu ý là về lý thuyết cont 20’ đóng được khoảng 33cbm nhưng trong thực tế chỉ đóng được 25-27 cbm

2.2.3. Các chi phí phát sinh

Tùy vào hãng tàu sẽ phát sinh thêm một số chi phí khác nhau nhưng về cơ bản sẽ có các chi phí như sau:

  • Đường biển: Local charges gồm
    • DO fee (delivery order fee- Phí lệnh giao hàng )
    • CFS (Container freight station fee): Phí khai thác hàng lẻ (bao gồm: bốc xếp hàng từ cont sang kho hoặc ngược lại; phí lưu kho hàng lẽ, phí quản lý kho hàng)
    • THC (Terminal handling charges- Phụ phí xếp dỡ tại cảng, bao gồm tất cả những chi phí mà để đưa được một container từ trên tàu xếp về bãi container an toàn hay là phí xếp dỡ container hàng từ trên tàu xuống, phí vận chuyển container từ cầu tàu vào đến bãi container, phí xe nâng xếp container lên bãi, phí nhân công cảng, phí bến bãi, phí quản lý của cảng)
    • CIC (Equipment Imbalance Surcharge” là phụ phí cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Có thể hiểu đơn giản đây là phụ phí chuyển vỏ container rỗng) 
  • Đường hàng không: thường chỉ có DO fee

Có thể bạn quan tâm: Các phương thức thanh toán trên tờ khai hải quan

3. Lưu ý khi gửi hàng lẻ LCL

Chủ hàng nên tìm hiểu xem dịch vụ gom hàng LCL đang gom hàng đang đi trực tiếp hay đi chuyển tiếp, bạn nên ưu tiên sử dụng các bên đi trực tiếp để thời gian vận chuyển hàng nhanh hơn với chi phí rẻ hơn.
Chủ hàng nên tìm hiểu xem dịch vụ gom hàng LCL đang gom hàng đang đi trực tiếp hay đi chuyển tiếp, bạn nên ưu tiên sử dụng các bên đi trực tiếp để thời gian vận chuyển hàng nhanh hơn với chi phí rẻ hơn.

Đi thẳng (direct) sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian, do thời gian vận chuyển (transit time) sẽ kéo dài hơn do thủ tục sang container (rework) tại cảng chuyển tải. Ngoài ra, số lần đóng rút hàng ra vào container tăng lên ít nhiều cũng làm tăng rủi ro cho hàng trong quá trình tác nghiệp. Nhưng trong một số trường hợp cần đi Chuyển tiếp (via) như:

  • Người gom hàng thực tế không có toàn bộ dịch vụ tới cảng đích, mà chỉ tới một cảng chuyển tải (ví dụ Hồng Kông), sau đó sử dụng dịch vụ của một bên khác (coload-out) từ cảng chuyển tải tới cảng đích
  • Hàng chuyển từ container 20’ sang 40’ trước khi đi tuyến đường dài tới cảng đích. Mục đích là để tiết kiệm chi phí
  • Tàu mẹ không thể vào cảng mà phải chuyển sang tàu khác

4. Các công ty gom hàng lẻ tốt ở Việt Nam

  • KMG – Khải minh Logistics
  • VVMV – Vân vân minh vân
  • Shipco
  • Ecu Worldwide
  • CP world

Trên đây là những kiến thức căn bản về hàng LCL – hàng Consol mà bạn cần nắm được nếu muốn tiến sâu hơn trong ngành. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết từ Masimex – trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín để cập nhật nhiều hơn nữa những bài học thú vị.

Mạc Hữu Toàn

Giám đốc công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu VnLogs với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành Xuất nhập khẩu & Logistics – CEO trung tâm đào tạo Masimex – Admin của group trên Facebook: Cộng đồng Xuất nhập khẩu và Logistics Việt Nam.

masimex.vn/

Từ khóa » Hàng Consolidation Là Gì