TẦM QUAN TRỌNG VÀ LỢI ÍCH CỦA GIẢI PHÁP GOM HÀNG ...
Có thể bạn quan tâm
Theo Báo cáo Logistics 2017 của Bộ Công Thương, tổng chi phí Logistics của Việt Nam trong năm 2016 chiếm 20,8% tổng GDP, tương đương 41,26 tỉ USD, một con số khổng lồ và cũng lý giải một phần cho sự tụt hạng của Chỉ số Logistics chúng ta trên bản đồ thế giới (Theo World Bank LPI 2016, Việt Nam hiện xếp hạng 64). Rõ ràng, việc kiểm soát và tối ưu chi phí của hoạt động Logistics, đã và đang luôn là bài toán thách thức với mọi doanh nghiệp.
Đối với các vấn đề về chi phí vận chuyển hàng hóa, có một quy tắc cốt lõi mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua, đó là khi tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng lên, giá thành trên đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống. Trong điều kiện thực tế, quy tắc trên đồng nghĩa với việc các nhà vận chuyển thường xuyên tạo lợi thế bằng việc gom các hàng nhỏ lẻ, tập trung thành 1 đợt vận chuyển khi có thể, điều đó mang lại sự giảm thiểu đối với chi phí vận chuyển chung. Đó chính là một trong những giải pháp Logistics tiêu biểu nhất hiện nay: Consolidation (gom hàng).
Ngoài ra, lợi ích việc gom hàng mang lại không chỉ là sự tiết kiệm về mặt tài chính, mà còn là các lợi ích như:
- Thời gian chuyển phát nhanh hơn.
- Hạn chế tắc nghẽn tại các cảng bốc hàng.
- Giảm số lượng đồng thời củng cố mối quan hệ với người chuyên chở.
- Giảm thiểu số lượng sản phẩm cần xử lý.
- Giảm thiểu các loại phụ phí đối với người nhận hàng.
- Hạn chế khí thải và lãng phí nhiên liệu.
- Tăng mức độ kiểm soát đối với hạn giao hàng và lịch sản xuất.
Trong thời buổi thị trường ngày nay, việc cân nhắc sử dụng hình thức gom hàng đang trở nên thiết thực hơn bao giờ hết, nhất là khi các nhà bán lẻ có xu hướng giao những đơn hàng nhỏ lẻ và thường xuyên hơn. Điều đó khiến cho thời gian chờ hàng bị giới hạn hơn và ít hàng hóa để chất đầy xe chuyên chở hơn, vì thế mà các nhà vận chuyển hàng tiêu dùng đóng gói (CPG-Consumer package goods) thường buộc phải chuyên chở mặc dù không thể tận dụng tối đa diện tích thùng hàng của phương tiện vận chuyển (LTL – Less than truckload). Vậy nên, hướng khắc phục ban đầu của nhà chuyên chở chính là thông qua việc gom hàng.
Tìm kiếm các đơn hàng tập kết tiềm năng
Những bất lợi lẫn cơ hội tạo ra từ chiến lược gom hàng được thể hiện khá rõ ràng khi cân nhắc các vấn đề sau:
Có một thực tế khá phổ biến tại các công ty, đó là việc những nhân viên bán hàng thường được giao nhiệm vụ sắp xếp kỳ hạn giao các đơn hàng trong khi không hề có đầy đủ kiến thức về lịch sản xuất, thời gian cần thiết để giao hàng hay việc những đơn hàng khác cũng có kỳ hạn tương đương.
Song song với vấn đề trên, hầu hết các bộ phận giao hàng thường có xu hướng ra quyết định và đáp ứng các đơn hàng càng sớm các tốt mà không hề có cái nhìn dự đoán những đơn hàng sắp tới. Cả 2 bên làm việc cùng thời điểm những lại không thường xuyên có sự kết nối lẫn nhau. Với sự gia tăng của tính minh bạch trong chuỗi cung ứng cùng với sự phối hợp giữa bộ phận sales và logistics, các nhà hoạch định vận chuyển có thể thấy được đâu là những đơn hàng có thể được gom chung với khoảng thời gian rộng hơn và vẫn đáp ứng được mong đợi của khách hàng.
Chiến lược triển khai và tái cấu hình
Trong điều kiện lý tưởng, hàng hóa LTL có thể được gom đầy phương tiện chuyên chở tại trạm dừng đa điểm. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc sở hữu đủ số lượng pallet cỡ lớn không phải lúc nào cũng khả thi.
Nếu làm việc với nhà cung cấp vận tải chuyên biệt, hoặc với bên logistics thứ 3 (3PL – 3rd Party Logistics) thích hợp, có thể họ sẽ kết hợp các đơn hàng LTL của doanh nghiệp với những khách hàng tương tự khác. Với lượng hàng hóa đầu ra đi đến cùng trung tâm phân phối hoặc cùng khu vực, tỉ lệ cắt giảm chi phí và hiệu suất có thể được chia sẻ giữa các bên khách hàng.
Những giải pháp gom hàng khả thi khác bao gồm tối ưu hóa việc thực hiện đơn hàng, phân phối tổ hợp, giao hàng nhóm. Chiến lược tối ưu cho mỗi nhà vận chuyển là khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố linh động như khách hàng, khung mạng lưới, khối lượng đơn hàng hay lịch trình sản xuất.
Điểm mấu chốt chính là tìm ra quy trình tốt nhất để đáp ứng nhu cầu giao hàng của khách hàng trong khi giữ được dòng chảy công việc liền mạch nhất có thể.
Theo Supply Chain 24/7
Không chỉ dừng lại ở khái niệm và tầm quan trọng cùng các lợi ích mà việc gom hàng mang lại, ở bài viết tiếp theo, VILAS sẽ mang đến cho người đọc thông tin về cách nhận biết 2 hình thức gom hàng được sử dụng chủ yếu hiện nay cũng như đâu là hình thức phù hợp với từng loại doanh nghiệp. Hãy cùng theo dõi nhé !
Từ khóa » Hàng Consolidation Là Gì
-
Gom Hàng (Consolidation) Là Gì ? - Luật Minh Khuê
-
Gom Hàng (Consolidation) Là Gì? Lợi ích Của Gom Hàng - VietnamBiz
-
Hàng Consol Là Gì? Coloading, Coloader Là Gì?
-
Phân Biệt Hàng LCL Và Hàng Consol - Melody Logistics
-
Hàng Lẻ LCL - Hàng Gom Consol Là Gì? Thủ Tục Và Cước Phí Ra Sao?
-
PHÂN BIỆT HÌNH THỨC GOM HÀNG ON-SITE & OFF-SITE - VILAS
-
Hàng (Consolidation Là Gì)
-
Hàng Consol (hàng Lẻ,LCL) Là Gì ? Co-load Là Gì ? Master ...
-
Gom Hàng (Consolidation) Là Gì? Lợi ích Của Gom Hàng
-
Gom Hàng Là Gì? Gom Hàng Mang đến Lợi ích Gì Cho Hoạt động Vận ...
-
Phân Biệt Hàng LCL Và Hàng Consol - Ha Le Exim Training Center
-
Gom Hàng Là Gì? Khái Niệm Lợi Ích Và Những Điều Cần Biết
-
Gom Hàng Là Gì? Lợi ích Của Gom Hàng Trong Hoạt động Logistics
-
LCL Là Gì? LCL Shipments Là Gì? Consolidation Là Gì? - CAVI Express