Hàng Thừa Kế Thứ Nhất Theo Quy định Của Bộ Luật Dân Sự 2015
Có thể bạn quan tâm
Việc xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật . Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật như sau:“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;” theo quy định trên, hàng thừa kế thứ nhất đề cập tới những quan hệ sau:
– Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng và ngược lại: Vợ sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của chồng và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ coi là vợ chồng nếu hai bên nam nữ kết hôn hợp pháp.
+Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản.
+ Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng di sản thừa kế
+ Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản
– Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và ngược lại: Cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ được thừa kế theo pháp luật của nhau không chỉ là quy địnhb của pháp luật thừa kế Việt Nam mà còn của hầu hết các nước trên thế giới. Con đẻ được hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ không kể là con trong giá thú hay con ngoài giá thú và ngược lại.
– Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại:
+ Về phía gia đình cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi. Cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi cũng không được thừa kế của người con nuôi đó.
+ Trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi đó không đương nhiên trở thành con nuôi của người đó, cho nên họ không phải là người thừa kế của nhau theo pháp luật.
+ Người đã làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì, cậu ruột như người không làm con nuôi người khác.
– Quan hệ thừa kế giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế: Nếu có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con thì được hưởng thừa kế tài sản của nhau và còn được hưởng thừa kế tài sản theo quy định về thừa kế thế vị.
Việc nắm rõ quy định của pháp luật về hàng thừa kế là điều cần thiết. Qua đó xác định đúng, chính xác hàng thứ tự hưởng di sản của các hàng thừa kế trong việc chia di chúc.
Rate this post13/10/2021
Tài sản thừa kế được tính như thế nào?27/08/2020
Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất27/05/2019
Điều kiện để một bản di chúc được coi là hợp pháp18/04/2019
Phân chia di sản thừa kế?08/04/2019
Thừa kế theo pháp luật
Liên hệ luật sư
Tổng đài miễn phí: 0922772222
Email: lienheluatsu@gmail.com
Zalo: 0972817699
Từ khóa » Hàng Thừa Kế Theo Bộ Luật Dân Sự 2015
-
Quy định Về Các Hàng Thừa Kế ? Có được Phép Ngăn Chặn Việc Bán ...
-
Hàng Thừa Kế Theo Quy định Bộ Luật Dân Sự Mới Nhất
-
Các Trường Hợp Chia Thừa Kế Theo Quy định Pháp Luật - FBLAW
-
Hàng Thừa Kế Theo Quy định Của Bộ Luật Dân Sự 2015
-
Thừa Kế Là Gì? Ai Thuộc Hàng Thừa Kế Thứ Nhất, Thứ Hai, Thứ Ba?
-
Bộ Luật Dân Sự 2015 Số 91/2015/QH13 - Thư Viện Pháp Luật
-
Các Hàng Thừa Kế Theo Quy định Của Pháp Luật - Tư Vấn Luật Việt An
-
Các Quy định Về Thừa Kế Trong Bộ Luật Dân Sự Năm 2015
-
QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DÂN SỰ VỀ THỪA KẾ - Huyện U Minh
-
Người Nhận Thừa Kế Chết, Di Sản Thừa Kế Sẽ Thuộc Về Ai? - LuatVietnam
-
Hàng Thừa Kế Thứ Nhất Là Gì? Gồm Những Ai? - LuatVietnam
-
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
-
Các Hàng Thừa Kế Theo Quy định Của Pháp Luật - Luat Su Bao Ho
-
Diện Và Hàng Thừa Kế Theo Quy định Của Bộ Luật Dân Sự 2015