Hàng Tồn Kho Là Gì? Hàng Tồn Kho Tỷ Lệ Bao Nhiêu Là Hợp Lý?

Hàng tồn kho là một khái niệm đang bị hiểu sai một cách cơ bản trong đời sống. Thực chất đây là một khái niệm rất phổ biến của kinh tế học với nhiều điểm cần lưu ý. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu hàng tồn kho là gì? – Hàng hóa tồn kho bao gồm những gì?

Khái niệm hàng tồn kho là gì?

Lâu nay, chúng ta thường hiểu rằng hàng tồn kho là các mặt hàng tồn đọng còn lại của công ty, hàng xấu, hàng hỏng hóc hoặc những loại hàng đã hết hạn sử dụng, không bán được. Nhưng đây đều là cách hiểu sai và không đúng với bản chất của hàng tồn kho.

Hàng tồn kho (Inventories) là các mặt hàng mà những doanh nghiệp hoặc công ty dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc đem bán ra sau này. Căn cứ vào vai trò, có thể chia hàng tồn kho thành ba loại: nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.

Hay nói một cách khác, hàng tồn kho là các tài sản được giữ nguyên vện để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường hoặc đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang hay những nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Quan trọng: Giữ hàng tồn kho trong một khoảng thời gian dài là bất lợi cho chi phí lưu trữ của doanh nghiệp và là mối đe dọa lớn đến doanh thu.

Hàng tồn kho là gì?
Hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho bao gồm những gì?

Xét về chủng loại

Mỗi một doanh nghiệp, công ty sẽ có những mặt hàng tồn kho khác nhau, tùy thuộc vào doanh nghiệp đó đang sản xuất và cung cấp mặt hàng nào. Tuy nhiên, xét về chủng loại hàng hóa thì hàng tồn kho nói chung có thể bao gồm những loại sản phẩm thương mại như:

  • Hàng hóa mua về để bán bao gồm những loại như hàng tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán và hàng gửi đi gia công chế biến.
  • Thành phẩm tồn kho và thành phẩm đem gửi đi bán.
  • Hàng hóa dở dang bao gồm cả những loại sản phẩm chưa hoàn thành và đã hoàn thành chưa làm hết thủ tục nhập kho thành phẩm.
  • Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ còn tồn kho, đem đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường.
  • Chi phí dịch vụ đang dở dang.

Xem thêm: [Hướng dẫn] Cách làm hộp giấy carton đóng gói hàng hoá, [Hướng dẫn] Cách gửi hàng qua bưu điện thu tiền hộ

Xét về đặc điểm hàng hóa:

Đặc điểm về hàng hoá
Đặc điểm về hàng hoá
  • Nguồn vật tư gồm những loại nguyên liệu, vật liệu, đồ dùng văn phòng và các loại vật tư khác. Những loại này đều cần thiết để phục vụ cho công việc sản xuất hàng hóa.
  • Nguyên liệu thô được hiểu là các nguyên liệu được bán đi cho những đơn vị khác hoặc giữ lại để phục vụ quá trình sản xuất sau này, được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về.
  • Bán thành phẩm là các sản phẩm được phép dùng cho khâu sản xuất nhưng vẫn chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm các thủ tục nhập kho thành phẩm.
  • Thành phẩm là sản phẩm đã được hoàn thành và hoàn chỉnh sau quá trình sản xuất.

Tỷ lệ hàng tồn kho hợp lý và an toàn cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp nào trong quá trình sản xuất cũng đều có hàng tồn kho, tuy nhiên tỷ lệ hàng tồn kho thế nào được cho là hợp lý và an toàn? Những doanh nghiệp cần phải hiểu hàng tồn kho luôn có 2 mặt:

Nhiều doanh nghiệp có hàng tồn kho lớn và quá lâu đã kéo theo các ảnh hưởng về giá. Theo đó sẽ đẩy chi phí của doanh nghiệp lên như chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hàng tồn kho hay chi phí hao hụt và cải tiến sản phẩm lỗi thời,… Đồng thời cũng khiến cho doanh nghiệp mất nhiều thời gian hơn mới xử lý hết hàng tồn. Trong khi đó, cũng có nhiều doanh nghiệp nhờ số lượng tồn kho giá rẻ và nắm bắt được xu thế thị trường nên đã thắng lớn và thu lại lợi nhuận cao.

Rõ ràng, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề và không phải lúc nào tồn kho thấp là tốt hay tồn kho cao là xấu. Vấn đề mấu chốt ở chổ mức tồn kho như thế nào là hợp lý?

Thật khó có thể nói tồn kho bao nhiêu là vừa vì tùy vào đặc điểm ngành nghề, tùy chiến lược kinh doanh mà từng doanh nghiệp sẽ có các mức tồn kho riêng – Đây là quan điểm của những chuyên gia có kinh nghiệm trong sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào một số khái niệm trong kinh tế và được gọi là vòng quay hàng tồn kho.

Tuy nhiên, cũng theo những chuyên gia đầu ngành, để biết chính xác mức tồn kho thế nào là hợp lý, những doanh nghiệp cần:

Tỷ lệ hàng tồn kho hợp lý
Tỷ lệ hàng tồn kho hợp lý
  • Nắm bắt nhu cầu: Cần tập hợp số lượng lẫn giá trị về lượng hàng bán ra thực tế, lượng tồn kho thực tế và đơn hàng chưa giải quyết,… Bên cạnh đó, việc giám sát các biến động của thị trường, mức tiêu thụ sản phẩm mới,… để doanh nghiệp có thể điều chỉnh kịp thời và hợp lý.
  • Hoạch định cung ứng: Phải có kế hoạch đánh giá năng suất sản xuất, năng lực tài chính và khả năng cung ứng hàng hóa từ đối tác. Nếu xét những yếu tố thuận lợi, không bị xáo trộn hoặc có biến động lớn thì chỉ cần duy trì hàng tồn kho ở mức tối thiểu.
  • Tính toán số lượng đặt hàng: Doanh nghiệp có thể tính toán số lượng tồn kho cần thiết theo mô hình EOQ (Doanh nghiệp sẽ tính được số lượng hàng phù hợp cho từng lần đặt hàng và cứ đến lúc nào cần thì cứ đặt đúng với số lượng đó) hoặc mô hình POQ (Áp dụng trong trường hợp nếu doanh nghiệp mua hàng hóa, nhưng muốn nhận từ từ hay vừa nhận vừa sử dụng).
  • Xác định thời điểm đặt hàng: Về mặt lý thuyết, tính toán thời điểm đặt hàng sẽ còn phụ thuộc vào những yếu tố như: Thời gian từ lúc đặt hàng cho đến lức nhận hàng; Nhu cầu nguyên vật liệu.

Tóm lại, để chủ động về nguồn hàng nhưng bạn vẫn không bị thua lỗ từ tồn kho lớn, những doanh nghiệp cần duy trì mức hàng tồn kho vừa phải, đặt hàng đúng với thời điểm và nên dự trữ các mặt hàng đang bán chạy trên thị trường.

Như vậy chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn thông tin về hàng tồn kho là gì? Hy vọng bạn có thể năm bắt được những thông tin hữu ích này nhé!

Bạn có thể xem thêm các danh mục bài viết khác tại đây:

  • [Hướng dẫn] Cách làm hộp giấy carton đóng gói hàng hoá
  • Cách đóng gói sản phẩm may mặc như thế nào?
  • 5 bước đóng gói đồ thủy tinh đảm bảo an toàn khi vận chuyển

Từ khóa » Tồn Kho Bao Nhiêu Là Hợp Lý