Hàng Xóm Nói Sai Sự Thật Xử Phạt Thế Nào 2022?
Có thể bạn quan tâm
Quy định xử phạt hành vi bịa đặt, nói xấu, xúc phạm người khác
- 1. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
- 2. Xử phạt hành chính hành vi bịa đặt, nói xấu người khác
- 3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi bịa đặt, nói xấu người khác
- 4. Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự, hành vi bịa đặt nói xấu xúc phạm danh dự của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra việc bịa đặt, nói xấu người khác cũng có thể bị phạt hành chính đến 3.000.000 đồng. Sau đây là chi tiết quy định xử phạt của pháp luật về hành vi này, mời các bạn cùng tham khảo.
Hiện nay pháp luật đã có những quy định cụ thể về việc xử phạt đối với hành vi bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác. Cụ thể như sau:
1. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 34 Bộ luật dân sự 2015, công dân có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, cụ thể:
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Theo đó, tùy vào nội dung của lời nói xấu là gì, mức độ ảnh hưởng ra sao mà có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Xử phạt hành chính hành vi bịa đặt, nói xấu người khác
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ, người trong gia đình.
- Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu TNHS.
Căn cứ quy định trên, những người hàng xóm có thói quen thường xuyên nói xấu người khác có thể bị phạt đến 3.000.000 đồng đối với hành vi này.
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi bịa đặt, nói xấu người khác
Hành vi bịa đặt, nói xấu người khác trong trường hợp đến mức phải truy cứ TNHS thì không xử phạt hành chính mà tiến hành truy cứu TNHS. Cụ thể nếu hành vi có các yếu tố cấu thành Tội vu khống tại Điều 156 Bộ luật hình sự và người bị hại có yêu cầu khởi tố, người nói xấu có thể chịu các mức phạt sau đây:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với hành vi:
+ Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
+ Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Mức phạt tối đa đối với hành vi này có thể lên đến 07 năm tù, cùng với các hình phạt bổ sung khác như phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, trường hợp nếu người hàng xóm biết rõ là bạn làm công việc gì, cần phải tăng ca nhưng lại bịa đặt rằng bạn làm công việc không đàng hoàng và loan truyền nó thì sẽ bị xử lý với Tội vu khống.
4. Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Ngoài việc có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự, những người hàng xóm có thói quen thiếu văn hóa ấy còn có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác theo quy định tại Điều 592 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo các khoản nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Để được bồi thường người bị hại có thể:
- Khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại nếu người có hành vi bịa đặt chỉ bị xử lý hành chính.
- Yêu cầu Tòa án xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự nếu người có hành vi bịa đặt bị xử lý hình sự.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.
Từ khóa » Nói Sai Sự Thật Phạt Bao Nhiêu
-
Bị Hàng Xóm đặt điều Nói Xấu Có Kiện được Không? - LuatVietnam
-
Hành Vi Vu Khống Nói Sai Sự Thật Phải Chịu Trách Nhiệm Gì ? Có Phải ...
-
Bịa đặt, Xuyên Tạc, Loan Truyền Thông Tin Sai Sự Thật Có Phạm Tội Vu ...
-
Đặt điều Nói Xấu Người Khác Vi Phạm Quyền Gì? Mức Xử Phạt?
-
Viết Báo Sai Sự Thật Bị Xử Phạt Bao Nhiêu Tiền Theo Quy định Pháp Luật?
-
Chế Tài đối Với Các Hành Vi đưa Thông Tin Sai Sự Thật Trên Không Gian ...
-
Nói Sai Sự Thật Trên Mạng Xã Hội Sẽ Bị Xử Lý Như Thế Nào?
-
Người đưa Thông Tin Sai Sự Thật Về Covid-19 Thì Bị Xử Lý Như Thế Nào?
-
Bịa đặt, Nói Xấu Người Khác Bị Xử Lý Thế Nào? - Thư Viện Pháp Luật
-
Xử Phạt đối Tượng đưa Thông Tin Sai Sự Thật Trên Mạng Xã Hội
-
Hành Vi Vi Lợi Dụng Mạng Xã Hội để Cung Cấp, Chia Sẻ Thông Tin Giả ...
-
XỬ LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI TỐ CÁO SAI SỰ THẬT
-
Đăng Thông Tin Sai Sự Thật Người Khác Chết Trên Các Trang Truyền ...
-
Xử Lý Hành Vi đăng Tải Thông Tin Sai Sự Thật, Thông Tin Xuyên Tạc Về ...