Hành Trình “dám Lớn Lên” Của Nguyễn Chí Hiếu

Tin nóng
  • Lương Thị Thu Huyền, Đồng sáng lập, Giám đốc điều hành ECO Solutions: Vì một Việt Nam xanh hơn
  • Ông Lê Hồng Minh quay trở lại làm Chủ tịch VNG
  • Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị?
  • Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản
  • Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới
  • Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản
Doanh nhân Hành trình “dám lớn lên” của Nguyễn Chí Hiếu Hồng Phúc - 06/03/2020 09:25 Chọn dấn bước trên hành trình “dám lớn lên”, sống như hôm nay là ngày cuối, TS. Nguyễn Chí Hiếu, CEO Tổ chức Giáo dục IEG đang muốn lan tỏa sự đam mê trong phương pháp khai phá tri thức thay vì áp đặt. TIN LIÊN QUAN
  • Phạm Giang Linh, Tổng giám đốc HOCMAI: Đầu tư giáo dục trực tuyến không dễ thành công sau một đêm
.
 TS. Nguyễn Chí Hiếu.

1. Trong một sự kiện đông người, nếu không thấy Nguyễn Chí Hiếu nơi tâm điểm với những câu chuyện hấp dẫn, thì hãy tìm anh ở một góc nào đó, đang lặng lẽ quan sát.

Hiếu có tài khoản Facebook, nhưng hầu như không bao giờ lướt newsfeed hay like, thả tim dòng trạng thái của ai. Với Hiếu, Facebook là công cụ để viết ra quan điểm về một vấn đề giáo dục, hoặc đơn giản là một kênh lưu trữ dữ liệu.

Hiếu lý giải, anh chỉ tập trung làm chuyên môn trong ngành giáo dục và sẽ dành hết thời gian cho việc này.

Hiện Nguyễn Chí Hiếu là CEO tại Tổ chức Giáo dục IEG và cũng được biết đến là chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, cố vấn cao cấp cho nhiều hệ thống trường phổ thông, cao đẳng, đại học và các tổ chức giáo dục tại Việt Nam.

Hiếu cũng tham gia giảng dạy đa môn từ cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học, đại học và sau đại học. Cùng với đó, anh còn được biết đến với việc giới thiệu và nhân rộng các phương pháp giảng dạy mới.

Nhìn lại năm 2019, Nguyễn Chí Hiếu nhẩm tính, đã thực hiện 63 buổi đào tạo cho hơn 2.500 giáo viên, tham gia 46 buổi hội thảo, chia sẻ, đến 20 trường nói chuyện với học sinh/sinh viên, dịch 2 quyển sách và tự viết 1 quyển; bay 92 chuyến, 68 ngày lang thang ung dung tự tại...

Gần đây, Hiếu vừa hoàn thành bản thiết kế dự án vài năm cho 4 tổ chức giáo dục, tìm giải pháp cho nơi muốn “lột xác” toàn bộ chương trình học, chỗ cần nhào nặn năng lực của giáo viên; nơi tái cấu trúc mô hình trường học phổ thông, chỗ muốn xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng đại học...

Điều quan trọng nhất, Hiếu thấy không cô đơn trên con đường đang đi và rất đáng để bước tiếp.

“Hy vọng tha thiết của tôi là một ngày nào đó, việc đạt những điểm số cao nhất trong các kỳ thi để so sánh lũ trẻ với nhau sẽ không còn là nỗi bận tâm, ám ảnh của những người làm chính sách, truyền thông báo chí, người làm giáo dục, thầy cô và bố mẹ nữa. Thay vào đó, chúng ta sẽ cùng hạnh phúc chia sẻ sự đam mê trong việc trang bị cho khối óc tự nhiên của lũ trẻ những công cụ để chúng khai phá tri thức theo bản năng tự nhiên”, CEO của IEG tâm đắc về nội dung trong một quyển sách và cho biết, hiện đang xây dựng đội ngũ kế thừa theo hướng này, đủ sức chèo lái con thuyền này đi đến ngọn hải đăng, dù có bất cứ sự thay đổi nào trong tổ chức.

TS. Nguyễn Chí Hiếu từng đoạt học bổng toàn phần A-level của Trường Cambridge Tutors College (Anh) năm 2002; là sinh viên giỏi nhất nước Anh năm 2004; là một trong 100 sinh viên giỏi nhất thế giới năm 2006...

Anh cũng 5 lần đoạt giải thưởng dành cho trợ giảng và giảng viên xuất sắc tại Đại học Stanford; là thủ khoa chương trình MBA, Đại học Oxford năm 2016.

Nguyễn Chí Hiếu cũng là người nhỏ tuổi nhất của Chương trình Eisenhower Fellowship năm 2018.

2. Khi đi học, gặp những bài toán khó, Hiếu rất ít khi là học trò đầu tiên trong lớp tìm ra. Hiếu tự nhận mình thuộc nhóm người “thông minh đường phố”. Nếu những người “thông minh sách vở” có xu hướng tuân theo quy tắc, nhanh chóng tìm ra và tiếp thu bài học từ những nhân vật đại tài nào đó trong quyển sách vừa đọc, thì giá trị làm nên nhóm người “thông minh đường phố” là trải nghiệm.

“Tôi là người rất thích và hay quan sát. Trật tự sắp xếp ly chén hay một việc xảy ra, tôi đều nghĩ về nó. Tại sao người đó nói năng như vậy, người kia lại hành xử như thế. Từ từ, độ nhạy cảm với con người, với sự vật, sự việc sẽ tăng lên”, Hiếu như mô tả về một cuộc sống trầm tư kết hợp với hành động khi được rèn giũa từ nhỏ đến việc lập thói quen từ các công việc làm thêm khi còn học ở nước ngoài, hay trong các chuyến du lịch bụi nhiều trải nghiệm.

Thế nên, giáo dục với Hiếu như trồng cây, sẽ không thể chờ đợi sự hoàn hảo tuyệt đối. Trong mỗi cây, đều có sâu, mọt và phải sống chung với nắng mưa, bão lũ. Người làm giáo dục cần và phải dạy cho con trẻ thành tài và thành nhân trong cuộc sống thực với vô vàn thách thức, chứ không thể chăm chăm bấu víu hay nhặt điểm số, giải thưởng, huy chương...

Đến giờ, Hiếu vẫn chưa phải một người hoàn hảo…

3. Dù không giỏi môn địa lý, nhưng trong mỗi người, ắt hẳn ai cũng đều có tấm bản đồ của riêng mình để xác định vị trí và chiều hướng của cuộc sống. Nếu không ngừng hiệu chỉnh, tấm bản đồ ấy có thể sẽ rơi vào tình trạng “quá hạn sử dụng”, khó có thể xác định đúng mình đang ở đâu và nếu quyết định đi đâu, cũng khó biết phải đi thế nào cho thích hợp.

Năm 2012, Hiếu bất chấp sự phản đối của mọi người khi chọn đường về nước sau 10 năm du học, bỏ lại sau lưng lời mời cho vị trí lương cao hàng trăm ngàn USD tại Mỹ... Để rồi, 3 năm sau, vào năm 2015, Hiếu lại một lần nữa chọn rời công việc đang lên “đỉnh” và theo học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Oxford (Anh), dù đã có bằng tiến sĩ kinh tế Đại học Stanford (Mỹ).

Tôi luôn nhắc nhở bản thân bằng câu Steve Jobs từng nói: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng để sống, bạn sẽ làm gì?

Nguyên do, Hiểu kể, anh cảm thấy ngột ngạt trong cuộc sống hiện tại, với quá nhiều mối quan hệ xã hội xã giao, nhưng lại khó tìm một vài người chân thành. Ở tuổi 30, chính Hiếu cũng không biết bản thân muốn làm gì trong sự nghiệp của chính mình.

Ngày đến Đại học Oxford, Hiếu như một bình gốm rất đẹp với học vị tiến sỹ, từng có công việc ổn định, được nhiều người biết đến, nhưng ngày đầu, Hiếu đã tự tay đập vỡ nó thành hàng triệu mảnh.

“Mỗi ngày ở thế giới cổ tích 800 năm tuổi ấy đã giúp tôi biết cách cúi xuống, nhặt lên mảnh vỡ nào phù hợp với bản thân nhất”, Hiếu hồi tưởng rồi ước lượng, đến ngày cuối, khi tốt nghiệp Oxford, trong hàng triệu mảnh gốm đã vỡ vụn, hơn một ngàn mảnh được anh nhặt lại. Đó mới chính là những mảnh ghép thật sự thuộc về và tạo nên một Nguyễn Chí Hiếu - lạc quan hướng đến những điều tích cực, không để tư tưởng xã hội áp đặt lên bản thân mình rồi phải gồng gánh tất cả áp lực ấy.

Quan điểm về hạnh phúc hay thành công của Hiếu hiện giờ rất khác với trước đây hoặc khác với rất nhiều người đang cân định.

Hiếu vẫn hạnh phúc khi thường ăn sáng gói xôi hay ổ bánh mỳ 10.000 đồng mua ở quán gần nhà đang thuê; hạnh phúc khi nhìn thấy những đứa trẻ trong trẻo, không vụ lợi, yêu thích thầy cô và phát triển tốt đẹp mỗi ngày. 

Hiếu cũng hạnh phúc khi được chứng kiến một học trò từ 3 tháng trước còn thiếu kiên nhẫn, nay có thể miệt mài giải toán hay một bạn trẻ năm trước còn suy nghĩ hời hợt thì nay đã bắt đầu hỏi những câu trăn trở về mọi thứ xung quanh.

“Hãy trân trọng sự đổ vỡ trong cuộc sống. Chăm chút cho cuộc sống như một chiếc bình hoàn hảo thì chỉ mãi làm khó cho chính mình”, Hiếu chia sẻ.

Cuộc cách mạng giáo dục "5 không" và thế hệ kỹ sư "6.0" Từ trước đến nay, được làm việc tại các công ty đa quốc gia với một mức lương cao luôn là niềm tự hào và mơ ước của sinh viên. Vì thế, các... #Tổ chức Giáo dục IEG # Nguyễn Chí Hiếu # giáo dục # ngành giáo dục Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư
  • Lương Thị Thu Huyền, Đồng sáng lập, Giám đốc điều hành ECO Solutions: Vì một Việt Nam xanh hơn
  • Ông Lê Hồng Minh quay trở lại làm Chủ tịch VNG
  • Doanh nhân Đoàn Thị Kiều Vân: Làm mỹ phẩm thuần chay BIOQ từ vỏ thanh long
  • Đinh Thanh Phong, Nhà sáng lập Gazano: Bỏ công nghệ để… chăm sóc giày da
  • Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị?
  • Doanh nhân Mã Thanh Danh: Kinh doanh giống như chơi bóng đá
  • Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản
  • Chu Đức Minh, Nhà sáng lập nền tảng Communi: Đưa trí tuệ Việt vào thị trường phần mềm toàn cầu
  • Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới
  • Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam
  • Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản
Đọc nhiều
  • 1 Đấu giá đất Sóc Sơn: Trả tới 30 tỷ đồng/m2, sau đó “sợ quá, xin rút”?
  • 2 Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ
  • 3 Thị trường bất động sản đang bỏ qua một phân khúc rất lớn
  • 4 Bỏ quy định phòng cháy chữa cháy là ngành kinh doanh có điều kiện
  • 5 Bộ Giao thông Vận tải có bộ trưởng mới
Chuyên đề
  • M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
  • 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
  • Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
  • Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
Thông tin doanh nghiệp
  • Coteccons được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất tại CSI 2024
  • Gem Park - Lợi cho người ở, lãi cho người đầu tư
  • Chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh các giọng ca xuất sắc nhất
  • Sơn Hoà Bình tái định vị doanh nghiệp cùng bộ nhận diện thương hiệu mới
  • PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
  • Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam

Từ khóa » Nguyễn Chí Hiếu Ieg