Hành Trình “giải Cứu” Trái Tim Non Bị Lỗi Nhịp - Mega Story

Chiều 26/2, bác sỹ Nguyễn Lý Thịnh Trường, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương cùng các đồng nghiệp chuẩn bị bước vào phòng phẫu thuật. Bé trai Quốc Thiên 4 ngày tuổi đã sẵn sàng cho ca phẫu thuật chuyển gốc động mạch – một trong những bệnh lý bẩm sinh và nguy hiểm của trẻ sơ sinh nếu không cứu chữa kịp thời.

Anh  Đỗ Văn Lượng (35 tuổi, Bắc Giang) bố bé Thiên mặc dù rất buồn nhưng khi biết được tin con trai anh được một trong những bác sỹ đầu ngành về phẫu thuật tim cho cho trẻ em xử lý, anh đã thở phào nhẹ nhõm.

Ca bệnh hiếm gặp

Những ngày đầu năm mới Tân Sửu, các y bác sỹ tại Trung tâm Tim mạch trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương vẫn đang bận rộn xử lý các trường hợp bị mắc bệnh tim bẩm sinh.

Tiến sỹ - Bác sỹ Nguyễn Lý Thịnh Trường, Giám đốc Trung tâm Tim mạch trẻ em đang xem hồ sơ bệnh án của bé Quốc Thiên bị mắc bệnh tim bẩm sinh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tiến sỹ – Bác sỹ Nguyễn Lý Thịnh Trường, Giám đốc Trung tâm Tim mạch trẻ em đang xem hồ sơ bệnh án của bé Quốc Thiên bị mắc bệnh tim bẩm sinh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Lý Thịnh Trường cho biết ông đã tiếp nhận một ca bệnh tim bẩm sinh hiếm gặp là bé Đỗ Đình Quốc Thiên 4 ngày tuổi.

Sau khi tiến hành hội chẩn, xác định bệnh nhi mắc chuyển gốc động mạch, các bác sỹ chuẩn bị phẫu thuật tức thời.

Bác sỹ Trường cho hay các ca bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch cần phải tiến hành phẫu thuật trong khoảng hai tuần đầu sau khi ra đời.

Chuyển gốc động mạch là một khuyết tật nghiêm trọng của quả tim, xuất hiện ngay từ khi mới sinh ra. Chuyển gốc động mạch lớn làm thay đổi đường máu lưu thông khắp cơ thể, gây ra tình trạng thiếu ô-xy trong máu đi từ tim đến các phần còn lại của cơ thể và trẻ sẽ đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong nếu không được điều trị.

“Bệnh lý chuyển gốc động mạch thường được phát hiện trước khi sinh hoặc trong những giờ đầu tiên đến vài tuần sau khi sinh ra. Đây là bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp và khá nặng nề, cần phải tiến hành phẫu thuật ngay trong tháng đầu tiên của trẻ. Nếu không phát hiện kịp, 80-90% cháu sẽ tử vong trong năm đầu. Nếu để quá 2-3 tháng tuổi, có thể sẽ không mổ được nữa,” bác sỹ Trường nói. Đây cũng là ca mổ Chuyển gốc động mạch (TGA) thứ 581 tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Chân dung Tiến sỹ - Bác sỹ Nguyễn Lý Thịnh Trường, Giám đốc Trung tâm Tim mạch trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chân dung Tiến sỹ – Bác sỹ Nguyễn Lý Thịnh Trường, Giám đốc Trung tâm Tim mạch trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Bác sỹ Trường cho hay trường hợp bé Thiên hôm nay rất khó, vị trí động mạch vành quá bất thường. Tuy đã tiếp nhận nhiều ca bệnh nhưng đây có thể là lần thứ hai vị bác sỹ này nhìn thấy tổn thương dạng như vậy.

Theo bác sỹ Trường, kỹ thuật này đặc biệt khó, do đường kính của động mạch vành ở trẻ nhỏ chỉ khoảng 1-1,5mm, không nhìn rõ bằng mắt thường. Các bác sỹ phải dùng kính lúp với độ phóng đại gấp 4-5 lần mới có thể thực hiện được kỹ thuật này, với độ di lệch cho phép từ 0.2-0.5mm. Phần lớn các trẻ bị bệnh chuyển gốc động mạch đơn thuần sẽ phải được tiến hành phẫu thuật trong vòng 1 tháng đầu sau khi sinh.

Nếu phẫu thuật được tiến hành thành công, cháu bé sẽ có khả năng sống và phát triển như người bình thường. Tuy vậy cần đặc biệt theo dõi và tuân thủ khám lại theo định kỳ giống như các bệnh tim bẩm sinh khác, vì có một số ít bệnh nhân sẽ phải mổ lại trong quá trình theo dõi lâu dài sau phẫu thuật.

“Ca bệnh này xử lý rất khó khăn. Chỉ cần sai lệch đi 1/3 – 1/2 mm sẽ ảnh hưởng đến tính mạng cháu bé vì mạch vành làm nhiệm vụ cung cấp gần như toàn bộ máu cho toàn bộ quả tim,” bác sỹ Trường cho biết.

Bác sỹ Trường cùng các đồng nghiệp đã sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bác sỹ Trường cùng các đồng nghiệp đã sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Theo đại diện bệnh viện, tỷ lệ “sửa chữa” thành công cho bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp này hiện nay đã đạt được trên 93%, tức là 100 cháu bé được phẫu thuật thì có ít nhất 93 trường hợp ra viện khỏe mạnh và có khả năng phát triển như người bình thường. Cũng trong năm 2020, các y bác sỹ đã tiến hành phẫu thuật cho 60 bệnh nhân bị mắc bệnh lý này với tỷ lệ thành công lên tới 96,7%.

Trước năm 2010, phần lớn các bệnh nhi nhập viện với bệnh lý này đều tử vong do không có khả năng phẫu thuật hoặc phải ra nước ngoài để được phẫu thuật. Đây là thành công đáng khích lệ của Việt Nam với tỷ lệ sống sót cao nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Malaysia hoặc Thái Lan (90%).

Trong năm 2020, Trung tâm tim mạch trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương đã mổ cho 1.660 bệnh nhân. Trong đó có 1.119 ca mổ tim hở, 541 ca phẫu thuật tim kín. 

Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ trẻ mắc bệnh lý tim mạch tại Việt Nam là 1-1,5%, tức là cứ 100 cháu ra đời thì gần hai cháu mắc bệnh tim. Trong số đó, có 60% cần phải phẫu thuật can thiệp và 80% các cháu sau này có cuộc sống khỏe mạnh. Phẫu thuật là lựa chọn duy nhất có thể điều trị bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp này vì nếu không được can thiệp và phẫu thuật thì nguy cơ tử vong ngay trong tuần đầu sau sinh là 30% và gần như tử vong toàn bộ trong vòng một năm.

4 tiếng 30 phút đồng hồ “giải cứu” trái tim nhỏ

15 giờ chiều, anh Lượng ngồi ôm đứa con trai bé nhỏ. Chỉ vài phút nữa thôi, cả nhà anh sẽ cùng nhau bước vào cuộc chiến “sinh tử” giành lại sự sống cho bé Thiên.

(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Vợ anh vẫn đang nằm ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng đang thầm cầu nguyện cho ca phẫu thuật thành công. Từ lúc sinh hai mẹ con còn chưa kịp nhìn mặt nhau, bé Thiên đã được chuyển ngay sang Viện Nhi Trung ương để điều trị.

Anh Lượng lặng thinh bên cậu con trai bé nhỏ. Anh liên tục động viên và an ủi con mình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Anh Lượng lặng thinh bên cậu con trai bé nhỏ. Anh liên tục động viên và an ủi con mình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Anh Lượng cho biết, ngay từ khi còn trong bụng mẹ bác sỹ đã chẩn đoán bé bị bệnh lý chuyển gốc động mạch. Được tin anh đã chuyển vợ từ Bắc Giang về Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Cùng với đó, anh biết được thông tin bác sỹ Nguyễn Lý Thịnh Trường là chuyên gia trong việc xử lý các ca bệnh hiếm gặp như thế này.

Các y bác sỹ Trung tâm Tim mạch trẻ em - Bệnh viện Nhi Trung ương tận tình chăm sóc bé Quốc Thiên trước khi được đưa vào phòng phẫu thuật. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các y bác sỹ Trung tâm Tim mạch trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương tận tình chăm sóc bé Quốc Thiên trước khi được đưa vào phòng phẫu thuật. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trước khi bé vào phòng mổ, anh Lượng cảm thấy bồn chồn, chẳng nghĩ được gì. Mặc dù tin tưởng các bác sỹ Việt Nam nhưng anh vẫn rất lo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trước khi bé vào phòng mổ, anh Lượng cảm thấy bồn chồn, chẳng nghĩ được gì. Mặc dù tin tưởng các bác sỹ Việt Nam nhưng anh vẫn rất lo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bệnh án của bé Quốc Thiên ghi rõ bệnh lý. Bé Quốc Thiên là một trường hợp trong hàng trăm trường hợp bị bệnh lý chuyển gốc động mạch cần được phẫu thuật. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bệnh án của bé Quốc Thiên ghi rõ bệnh lý. Bé Quốc Thiên là một trường hợp trong hàng trăm trường hợp bị bệnh lý chuyển gốc động mạch cần được phẫu thuật. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Anh Lượng quyến luyến đứng nhìn con trai mình trước phòng phẫu thuật. Chỉ ít phút nữa thôi, bé Quốc Thiên sẽ bước vào cuộc chiến
Anh Lượng quyến luyến đứng nhìn con trai mình trước phòng phẫu thuật. Chỉ ít phút nữa thôi, bé Quốc Thiên sẽ bước vào cuộc chiến “sinh tử” đầu tiên trong cuộc đời mình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một kíp phẫu thuật gồm 10 thành viên bao gồm 5 bác sỹ và 5 điều dưỡng để đảm bảo cho mọi khâu được thông suốt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) 
Một kíp phẫu thuật gồm 10 thành viên bao gồm 5 bác sỹ và 5 điều dưỡng để đảm bảo cho mọi khâu được thông suốt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) 

Quá trình phẫu thuật được chia làm nhiều giai đoạn như gây mê, làm tim ngừng đập, chạy máy tim nhân tạo, phẫu thuật và hồi sức tích cực.

Bác sỹ Trường cho biết giai đoạn làm tim ngừng đập là khó khăn nhất. Khi chỉ một sơ sót nhỏ hậu quả cũng khôn lường.

Để bảo đảm kết quả sau phẫu thuật làm cho tim có thể hoạt động được như quả tim của người bình thường, các bác sĩ sẽ phải chuyển lại vị trí của cả hai động mạch chủ và động mạch phổi của bệnh nhân. Phần phức tạp nhất của phẫu thuật là các bác sĩ sẽ phải chuyển lại vị trí của các động mạch vành với kích thước rất bé (khoảng 0,5mm) với độ chính xác gần như tuyệt đối để bảo đảm tưới máu của tim sau phẫu thuật được bình thường.

Ngoài ra các tổn thương khác của tim phối hợp cũng cần phải xử lý cùng thời điểm phẫu thuật. Một thách thức khác là các bác sỹ gây mê và hồi sức cũng phải rất có kinh nghiệm và hiểu biết cũng như kỹ năng để có thể tiến hành gây mê và hồi sức bảo đảm an toàn cho các bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật và đặc biệt là sau phẫu thuật.

Bác sỹ Trường cho biết, thời điểm hiện tại các trang thiết bị y tế tại Việt Nam đã đầy đủ hơn trước. Thời điểm trước có muốn mổ cũng không mổ được, ông chia sẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bác sỹ Trường cho biết, thời điểm hiện tại các trang thiết bị y tế tại Việt Nam đã đầy đủ hơn trước. Thời điểm trước có muốn mổ cũng không mổ được, ông chia sẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khi bé Quốc Thiên tiến vào trạng thái hôn mê, các bác sỹ bắt đầu tiến hành giai đoạn tiếp theo chuẩn bị cho ca mổ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khi bé Quốc Thiên tiến vào trạng thái hôn mê, các bác sỹ bắt đầu tiến hành giai đoạn tiếp theo chuẩn bị cho ca mổ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mọi quy trình cuộc phẫu thuật được ghi lại kỹ càng, đầy đủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mọi quy trình cuộc phẫu thuật được ghi lại kỹ càng, đầy đủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khoảng chục năm về trước, bệnh lý chuyển gốc động mạch chủ là nỗi sợ hãi với các gia đình không may có con bị tim bẩm sinh. Nhưng đến nay, tại Trung tâm Tim mạch trẻ em, những bệnh lý này đã được xử trí rất hiệu quả nhờ vào kỹ thuật tiên tiến, đôi bàn tay tài năng của các bác sĩ, cũng như nỗ lực và sự tiến bộ về các khâu chẩn đoán, gây mê và đặc biệt là hồi sức sau mổ của Trung tâm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khoảng chục năm về trước, bệnh lý chuyển gốc động mạch chủ là nỗi sợ hãi với các gia đình không may có con bị tim bẩm sinh. Nhưng đến nay, tại Trung tâm Tim mạch trẻ em, những bệnh lý này đã được xử trí rất hiệu quả nhờ vào kỹ thuật tiên tiến, đôi bàn tay tài năng của các bác sĩ, cũng như nỗ lực và sự tiến bộ về các khâu chẩn đoán, gây mê và đặc biệt là hồi sức sau mổ của Trung tâm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Với trường hợp bệnh lý như thế này như ngày trước có thể phẩu thuật từ sáng tới tối, thậm chí có những ca mổ khó kéo dài từ 8 giờ sáng hôm trước tới 13 giờ chiều hôm sau. Nhưng cho đến hiện tại, một ca mổ chỉ kéo dài từ 4 - 4 tiếng rưỡi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Với trường hợp bệnh lý như thế này như ngày trước có thể phẩu thuật từ sáng tới tối, thậm chí có những ca mổ khó kéo dài từ 8 giờ sáng hôm trước tới 13 giờ chiều hôm sau. Nhưng cho đến hiện tại, một ca mổ chỉ kéo dài từ 4 – 4 tiếng rưỡi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mọi tình trạng của bệnh nhân được các bác sỹ theo dõi chặt chẽ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mọi tình trạng của bệnh nhân được các bác sỹ theo dõi chặt chẽ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Máy chạy tim nhân tạo hoạt động liên tục thay thế cho quả tim đang được phẫu thuật của bé Quốc Thiên. Giai đoạn làm tim ngừng đập là khó khăn nhất. Khi chỉ một sơ sót nhỏ hậu quả cũng khôn lường.
Máy chạy tim nhân tạo hoạt động liên tục thay thế cho quả tim đang được phẫu thuật của bé Quốc Thiên. Giai đoạn làm tim ngừng đập là khó khăn nhất. Khi chỉ một sơ sót nhỏ hậu quả cũng khôn lường.
Trong kíp mổ, mỗi người đóng một vai trò riêng. Một ca phẫu thuật giống như cỗ máy đồng hồ, mỗi một người sẽ đóng một vai trò quan trọng như một cái bánh răng để cỗ máy hoạt động trơn tru. Mỗi người làm tốt nhiệm vụ, vai trò vị trí của mình, đảm bảo hoàn thành hết khả năng của mình cần phải có sự kết hợp, thấu hiểu, đồng cảm với nhau. Nhiều khi chỉ cần chậm trễ, phối hợp không ăn ý với nhau là hậu quả không thể tưởng tượng nổi, bác sỹ Trường khẳng định. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong kíp mổ, mỗi người đóng một vai trò riêng. Một ca phẫu thuật giống như cỗ máy đồng hồ, mỗi một người sẽ đóng một vai trò quan trọng như một cái bánh răng để cỗ máy hoạt động trơn tru. Mỗi người làm tốt nhiệm vụ, vai trò vị trí của mình, đảm bảo hoàn thành hết khả năng của mình cần phải có sự kết hợp, thấu hiểu, đồng cảm với nhau. Nhiều khi chỉ cần chậm trễ, phối hợp không ăn ý với nhau là hậu quả không thể tưởng tượng nổi, bác sỹ Trường khẳng định. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bác sỹ Trường chia sẻ, mỗi một cháu bé là một sinh mệnh, trước và trong khi mình làm mình phải cố hết sức. Mỗi lần giành được sự sống về tay mình ông đều cảm thấy hạnh phúc.(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bác sỹ Trường chia sẻ, mỗi một cháu bé là một sinh mệnh, trước và trong khi mình làm mình phải cố hết sức. Mỗi lần giành được sự sống về tay mình ông đều cảm thấy hạnh phúc.(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trái tim bệnh nhi vô cùng non nớt. Suốt quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phải đeo kính hiển vi để xử lý các tổn thương cho cháu bé.(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trái tim bệnh nhi vô cùng non nớt. Suốt quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phải đeo kính hiển vi để xử lý các tổn thương cho cháu bé.(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thành tựu của Trung tâm Tim mạch trẻ em - Bệnh viện Nhi Trung ương có một phần đóng góp của bác sĩ Trường. Ít ai biết rằng, từ năm 2016 khi anh trở thành lãnh đạo Trung tâm, số ca phẫu thuật tim tăng hơn 2 lần, từ khoảng 500 ca mổ/năm lên 1.453 ca năm 2009. Hơn 30% số ca đó, Bác sỹ Nguyễn Lý Thịnh Trường trực tiếp cầm dao mổ. Có ca bệnh anh cùng các y bác sĩ đã thực hiện liền 36 tiếng đồng hồ không ăn không ngủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thành tựu của Trung tâm Tim mạch trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương có một phần đóng góp của bác sĩ Trường. Ít ai biết rằng, từ năm 2016 khi anh trở thành lãnh đạo Trung tâm, số ca phẫu thuật tim tăng hơn 2 lần, từ khoảng 500 ca mổ/năm lên 1.453 ca năm 2009. Hơn 30% số ca đó, Bác sỹ Nguyễn Lý Thịnh Trường trực tiếp cầm dao mổ. Có ca bệnh anh cùng các y bác sĩ đã thực hiện liền 36 tiếng đồng hồ không ăn không ngủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bác sỹ Trường cũng cho biết, đỉnh điểm trong một ngày anh có thể xử lý tới 4 ca bệnh lý tim bẩm sinh. Nhiều ca bệnh khó đến mức anh phải trực tiếp xử lý. Có nhiều thời điểm, khi đặt con dao mổ xuống cũng là nửa đêm.(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) 
Bác sỹ Trường cũng cho biết, đỉnh điểm trong một ngày anh có thể xử lý tới 4 ca bệnh lý tim bẩm sinh. Nhiều ca bệnh khó đến mức anh phải trực tiếp xử lý. Có nhiều thời điểm, khi đặt con dao mổ xuống cũng là nửa đêm.(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) 
Bắt đầu ra trường từ năm 2002, gần 19 năm gắn bó với nghề và công tác tại Bệnh viện Nhi Trung ương, gần 9 năm mổ chính, bác sĩ Nguyễn Lý Thịnh Trường không thể nhớ nổi đã từng cầm dao thực hiện bao nhiêu ca mổ. Rất nhiều ca mổ mất hàng chục tiếng đồng hồ và ca nào cũng có những thách thức riêng của nó. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bắt đầu ra trường từ năm 2002, gần 19 năm gắn bó với nghề và công tác tại Bệnh viện Nhi Trung ương, gần 9 năm mổ chính, bác sĩ Nguyễn Lý Thịnh Trường không thể nhớ nổi đã từng cầm dao thực hiện bao nhiêu ca mổ. Rất nhiều ca mổ mất hàng chục tiếng đồng hồ và ca nào cũng có những thách thức riêng của nó. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau gần 4 tiếng 30 đồng hồ, cuối cùng các bác sỹ đã có thể bỏ con dao mổ xuống. Ca phẫu thuật đã thành công. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau gần 4 tiếng 30 đồng hồ, cuối cùng các bác sỹ đã có thể bỏ con dao mổ xuống. Ca phẫu thuật đã thành công. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lúc bác sỹ Trường mệt mỏi đi ra, anh Lượng đứng tim vì sợ rằng có tin xấu. Thế nhưng khi biết con trai được cứu sống, anh đã rớt nước mắt vì mừng. Có thể nói êkíp của bác sỹ Trường và đồng nghiệp như những người cha, người mẹ đã sinh ra bé một lần nữa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lúc bác sỹ Trường mệt mỏi đi ra, anh Lượng đứng tim vì sợ rằng có tin xấu. Thế nhưng khi biết con trai được cứu sống, anh đã rớt nước mắt vì mừng. Có thể nói êkíp của bác sỹ Trường và đồng nghiệp như những người cha, người mẹ đã sinh ra bé một lần nữa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bé Quốc Thiên được chuyển ngay tới phòng hồi sức tích cực. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bé Quốc Thiên được chuyển ngay tới phòng hồi sức tích cực. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cuộc “giải cứu
Cuộc “giải cứu” trái tim cho bé Quốc Thiên đã đi gần hết hành trình. Bây giờ, anh Lượng cùng vợ mình đã có thể thở phào nhẹ nhõm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
20 giờ 30 tối, cả kíp mổ đã hoàn thành nhiệm vụ. Tuy mệt mỏi nhưng trong thâm tâm tất cả đều hạnh phúc khi nhìn thấy trái tim non nớt của bé Quốc Thiên đã “hồi sinh”. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) 
20 giờ 30 tối, cả kíp mổ đã hoàn thành nhiệm vụ. Tuy mệt mỏi nhưng trong thâm tâm tất cả đều hạnh phúc khi nhìn thấy trái tim non nớt của bé Quốc Thiên đã “hồi sinh”. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) 
Trong những ngày tới, bé Quốc Thiên sẽ được theo dõi chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn trước khi được xuất viện trở về với vòng tay của gia đình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong những ngày tới, bé Quốc Thiên sẽ được theo dõi chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn trước khi được xuất viện trở về với vòng tay của gia đình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Trong tương lai, không chỉ có bé Thiên mà có thể còn hàng trăm, hàng ngàn em bé khác có thể không may mắc bệnh tim bẩm sinh, nhưng chắc chắn rằng cha mẹ của các em có thể an tâm khi nền Y học Việt Nam đã và đang phát triển.

Ca phẫu thuật chuyển gốc động mạch Trung tâm Tim mạch trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương đã khẳng định khả năng của các bác sĩ Việt Nam so với khu vực cũng như trên thế giới đồng thời tạo niềm tin cho người dân là dù bệnh có khó khăn vẫn được điều trị thành công ngay tại trong nước./.

Chia sẻ:

  • Tweet

Có liên quan

Từ khóa » Ts Nguyễn Lý Thịnh Trường