Kỷ Niệm đáng Nhớ Của Bác Sĩ Tim Mạch Hơn 10 Năm Làm Nghề

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Sức khỏe
  • Tin tức
  • Trở lại Sức khỏe

Lãnh đạo Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương từng mổ những ca kéo dài 12 tiếng, phải tham vấn chuyên môn từ các đồng nghiệp nước ngoài.

Bác sĩ Nguyễn Lý Thịnh Trường, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong 10 người nhận giải thưởng "Đặng Thùy Trâm" lần thứ IV, năm 2018. Người "hồi sinh những trái tim lỗi nhịp cho trẻ nhỏ" là biệt danh đồng nghiệp đặt cho anh.

Anh cũng là một trong các bác sĩ gắn bó với "Trái tim cho em" từ những ngày đầu. Có những trường hợp giành lại sự sống cho bệnh nhân trong khoành khắc ngàn cân treo sợi tóc khiến anh không thể nào quên.

- Bệnh tim mọi người nghe thì sợ nhưng thực chất nếu phẫu thuật thành công, các em bé hoàn toàn có cuộc sống bình thường, trừ trường hợp nặng, phức tạp, có thể phải mổ thêm. Trên 90% bệnh nhi có thể chữa được.

Trước thực tế có nhiều trẻ em bị tim bẩm sinh nhưng không được cứu chữa kịp thời vì chi phí cao. Tháng 6/2008, Bệnh viện Nhi Trung ương có chia sẻ khó khăn này với Viettel, đó là lý do "Trái tim cho em" ra đời. Đây là chương trình khám sàng lọc, phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh miễn phí cho trẻ em nghèo dưới 16 tuổi ở Việt Nam.

Năm đầu tiên, chúng tôi thực hiện khoảng 500 ca mổ tim hở tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Những ngày đầu, việc mổ tim khó khăn, thiếu thốn về vật chất, máy móc, phương tiện.

Các trường hợp tim bẩm sinh rất nhiều, với sự hỗ trợ của chương trình, chúng tôi tăng số ca mổ lên, tiến hành tại nhiều bệnh viện khác. Trong năm 2017-2018, hơn 600 ca phẫu thuật tại các cơ sở, gấp 10 lần ban đầu.

Sau 10 năm hoạt động, chương trình đã khám miễn phí, phát hiện sớm cho hơn 100.000 ca bệnh nhi mắc bệnh tim, trực tiếp hỗ trợ phẫu thuật cho gần 5.000 trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em khỏe mạnh để viết tiếp ước mơ.

- Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều ca bệnh khó. Ví như bé Hoàng Xuân Đại (Thanh Hóa) mắc chứng chuyển gốc mạch và hẹp động mạch phổi. Cháu đi khám ở nhiều bệnh viện, khi nghe các bác sĩ chẩn đoán nặng, không đủ tiền chữa trị người thân đưa bé về nhà. Sau này, gia đình nhờ một anh cán bộ công tác tại Viettel liên hệ tới chương trình.

Đây là ca nặng đầu tiên tôi mổ vào năm 2011. 5 tuổi, Đại nặng 6,5kg, móng tay tím đen như hòn than, tay chân không duỗi thẳng. Trường hợp này khó, nếu không mổ thì không có khả năng sống sót, đáng lẽ bé nên phẫu thuật từ lúc 2 tuổi. Phần lớn, những trường hợp mắc bệnh này sẽ tử vong khi lên 5, 7 tuổi.

Việc phải làm đầu tiên là đưa máu lên động mạch chủ nuôi cơ thể. Tôi làm một ống nối cắm trực tiếp tâm thất phải để đưa máu đi trao đổi oxy. Thời điểm đó bệnh viện chưa có ống nối. Nước ngoài họ có vật liệu để nối động mạch chủ và động mạch phổi, nhân tạo hoặc là gắn thêm van bên trong, sẽ tránh tình trạng trào ngược máu về tâm thất phải.

Một năm sau khi mổ, tôi theo dõi và phát hiện xuất hiện tổn thương khác trong tim mà trước đó không đánh giá hết được. Trường hợp này, để đảm bảo sức khỏe thì phải mổ lại.

Lúc phẫu thuật lại, tôi rất áp lực, người ướt sũng vì toát mồ hôi. Bởi lẽ, chúng tôi mổ lại đường cũ, nguy cơ làm thủng quả tim rất cao và không có thiết bị để đánh giá, kiểm tra vị trí nguy hiểm. May mắn, ca mổ thành công, bây giờ bé đã học lớp 9, cao khỏe. Đây là ca bệnh tôi không thể nào quên. Hoàn cảnh gia đình bé đặc biệt, chỉ có mẹ và ông bà ngoại, kinh tế rất khó khăn, mẹ đầu óc không được nhanh nhẹn, chúng tôi không thể cứu bé nếu không có cầu nối là anh cán bộ Viettel.

- Ngoài việc xác định đúng bệnh, bác sĩ phải tính toán khả năng thích ứng với phác đồ điều trị của bệnh nhân, bởi các em còn nhỏ, sức chịu đựng không như người lớn, lại thiếu một số thiết bị y khoa dành riêng cho trẻ.

Tôi nhớ, bé Vũ Văn Hiếu, 5 tuổi (Nam Định) phải mổ 2 lần. Bé có lá van bị khuyết, thiếu dây chằng, có lỗ hổng trước van. Mổ lần một tháng 1/2018, tôi làm vài dây chằng nhân tạo vào chỗ khuyết của van. Sau đó bóp lại.

Sau mổ tôi kiểm tra thì thấy mức độ hở nhẹ. Van hoạt động tương đối tốt. Tuy nhiên, cách đây khoảng 2 tháng, van bắt đầu hở nặng. Có lẽ do cấu trúc van của cháu hở lâu rồi nên làm toàn bộ vòng van biến dạng. Vì vậy, dây chằng phẫu thuật lần một không giữ được.

Với người lớn, khi vòng van bị giãn, bác sĩ đặt vòng nhân tạo để tái tạo. Tuy nhiên, trẻ nhỏ, y học không sản xuất vòng van phù hợp. Người lớn nếu không sửa được thì thay nhưng trẻ con thì cơ thể còn phát triển, nếu như tôi chọn van nhân tạo vừa với tuổi cháu thì chỉ độ 2 năm lại bị hẹp.

Vừa rồi, một người thầy người Mỹ sang Việt Nam, mấy thầy trò ngồi xem và quyết định mổ, thay cho cháu van sinh học cỡ nhỏ nhất của người lớn. Khi mổ chúng tôi thấy quả tim dính với tổ chức xung quanh, van giãn lớn. Tôi mổ bóc dính, tìm cách nhét van vào tim.

Lúc tim đập lại, tôi thử kiểm tra lại thấy hở nhiều, giống như một cánh của van bị đóng cứng lại. Chúng tôi quyết định cố vén van lên, tìm cách cắt phần vướng. Bản thân van nhân tạo làm bằng tim bò, nguy cơ là vén lên bị rách hoặc dao có thể cắt vào lá van. Cuối cùng chúng tôi thành công, em bé khỏe mạnh.

- Mỗi nghề đều có những cái khó riêng, đôi khi người trong cuộc còn không thể lường hết được. Ca mổ nhẹ 3-4 tiếng, nặng thì 6-8 tiếng hoặc 12 tiếng là chuyện bình thường. Thông thường, bác sĩ mổ xong thì mới ra ăn, nghỉ ngơi một chút. Nhưng nếu yêu nghề sẽ vượt qua được hết.

Khó khăn về nghiệp vụ là một chuyện, đôi khi không chỉ tư vấn về chuyên môn, tôi còn là người làm công tác tinh thần. Năm ngoái, tôi khám cho bé gái một tuổi (Phú Thọ), bệnh nặng rồi, bị gián đoạn quai động mạch chủ. Tốt nhất, trường hợp này phải mổ ngay sau 2-3 tuần sau sinh, cũng là hiếm gặp khi bé vẫn sống tại thời điểm đó.

Đưa vào hội chẩn, tôi thông báo gia đình cháu bệnh nặng phải mổ sớm, khi thông báo đóng tiền khoảng 20 triệu đồng tạm ứng ca mổ thì bố mẹ dứt khoát mang về. Lúc đó, tôi nói là gia đình khó khăn thì sẽ hỗ trợ. Nhìn ánh mắt ngây thơ của bé, tôi nghĩ mình phải thuyết phục gia đình để bé phẫu thuật.

Tôi thông báo cho nhân viên làm hồ sơ xin hỗ trợ, còn bản thân làm công tác tư tưởng từ sáng tới chiều. Tôi giải thích rất nhiều, nói về những ca thành công, có cuộc sống tốt, sau đó gia đình mới đồng ý thực hiện. Bệnh viện chủ động tìm nhà các tổ chức từ thiện hỗ trợ cơm, chỗ ở. Sau phẫu thuật 3 ngày, bé rút được nội khí quản. Hiện tại, bé phát triển bình thường, không cần mổ lại chỉ cần khám định kỳ.

- Tôi trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, vui khi cứu được người bệnh, buồn, đau đầu, áp lực khi chưa tìm ra phương án tốt nhất cho bệnh nhân. Bản thân trân trọng quãng thời thời gian gắn bó với "Trái tim cho em" - chương trình đầy tính nhân văn này.

Cũng phải nhìn nhận một cách thực tế là với nhiều ca bệnh hoàn cảnh khó, nếu không có những nhà tài trợ như Viettel thì bệnh viện rất khó thực hiện phẫu thuật. Bởi lẽ bảo hiểm y tế hiện tại chỉ chi trả một phần chi phí trong cuộc mổ.

Trở lại Sức khỏeTrở lại Sức khỏe Copy link thành công Nội dung được tài trợ

Từ khóa » Ts Nguyễn Lý Thịnh Trường