Hành Vi Buôn Bán Cần Sa Bị Xử Phạt Như Thế Nào? - Luật Sư 247
Có thể bạn quan tâm
Hành vi buôn bán cần sa bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 73/2018/NĐ-CP quy định về danh mục chất ma túy và tiền chất
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
- Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Cần sa là gì?
Cần sa là một loại ma túy lấy từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa. Hiện nay trong giới trẻ sử dụng các tên khác nhau cho cùng một loại cần sa xuất phát từ cây Cannabis Sativa; như “bồ đà”, “bu”, “cỏ”, “tài mà”, “pin”; được sử dụng dưới dạng hút, vape, hít, uống hoặc ăn; nhằm mục đích thỏa mãn cá nhân và giải trí. Nhưng cần sa có các hợp chất; làm thay đổi tâm trí ảnh hưởng đến cả não; và cơ thể do đó gây hại cho sức khỏe của người sử dụng.
Thành phần chính, hoạt chất trong cần sa là THC (viết tắt của delta-9-tetrahydrocannabinol); được tìm thấy trong lá và các bộ phận ra hoa của cây cần sa. Do kích thích phần não phản ứng với khoái cảm; như thức ăn và tình dục dẫn đến giải phóng một chất được gọi là dopamine; mang lại cho người sử dụng cảm giác hưng phấn, thư thái.
Nếu sử dụng dưới dạng hút hoặc vape; THC có thể xâm nhập vào máu đủ nhanh để bạn có thể đạt được khoái cảm trong vài giây hoặc vài phút. Mức THC thường đạt cực đại trong khoảng 30 phút và phải mất từ 1-3 giờ mới hết tác dụng. Nếu bạn uống hoặc ăn thì phải mất nhiều giờ hơn để bạn hoàn toàn tỉnh táo.
Hành vi buôn bán cần sa bị xử phạt như thế nào?
Xử phạt hành chính hành vi buôn bán cần sa
Ma túy theo quy định của Nghị định 73/2018/NĐ-CP bao gồm cần sa và các chế phẩm từ cần sa
Xử phạt hành chính theo quy định tại điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
………………
đ) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, tiền chất ma túy”
Trường hợp có hành vi làm trái quy định về mua bán ma túy trong những trường hợp được phép; thì bị xử phạt hành chính theo mức như trên. Đối với hành vi vận chuyển chất ma túy, tàng trữ cần sa trái phép; có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 21 Nghị định 167:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép;“
Xử lý trách nhiệm hình sự hành vi buôn bán cần sa
Tội mua bán trái phép chất ma túy
Cần sa là một loại ma túy theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mua bán cần sa sẽ phải chịu các hình thức xử phạt sau: Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 251 BLHS 2015 về tội mua bán trái phép chất ma túy:
1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
…………….
h) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
………
k) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
……………….
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
…………
c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
…………..
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
………
c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
…………….
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.”.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
Khi phát hiện trong người/nhà… có cần sa trái phép thì có thể bị định tội tàng trữ trái phép chất ma túy tại điều 249 BLHS 2015:
Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;
c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
…………….
Trồng cần sa trái phép bị xử phạt như thế nào?
Mức phạt hành chính hành vi trồng cần sa trái phép
Mức phạt hành chính hành vi trồng cần sa trái phép được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể tại khoản 3 điều 21 như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
Hành vi trồng cần sa, anh túc trái phép nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính từ 2 đến 5 triệu đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi trồng cần sa trái phép
Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy như sau:
1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Tùy từng mức độ tội phạm mà người phạm tội này có thể bị phạt từ 06 tháng đến 07 năm.
Mời bạn xem thêm
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
- Lừa bán cần sa cho người khác có thể bị phạt tù lên đến 20 năm
- Lập trang trại trồng cần sa trong mùa dịch có bị xử lý hình sự không?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi buôn bán cần sa bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật và dịch vụ bên luật sư 247: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ thương hiệu, giải thể công ty, thành lập công ty hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi hút cần sa sẽ bị xử phạt như thế nào?Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi hút cần sa sẽ bị xử phạt hành chính như sau:Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Thế nào là chất ma túy?Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.
Đánh giá bài viếtTừ khóa » Chơi Cần Sa Có Bị Bắt Không
-
Sử Dụng Cần Sa Liệu Có Bị Phạt? Mức Xử Phạt đối Với Việc Sử Dụng ...
-
Sử Dụng Cần Sa Bị Phạt Như Thế Nào? - LuatVietnam
-
Hút Cần Sa Có Bị Bắt Hay Không? - Luật Hình Sự
-
Mua Bán Cần Sa Bị Phạt Như Thế Nào 2022?
-
Mức Hình Phạt Cho Hành Vi Vận Chuyển Buôn Bán Cần Sa ?
-
Sử Dụng Cần Sa Bị Phạt Như Thế Nào Theo QĐ 2022? - Luật Sư X
-
Cần Sa Có Phải Là Ma Túy Không? - Vinmec
-
Cần Sa ảnh Hưởng đến Cơ Thể Như Thế Nào? - Vinmec
-
Cần Sa Có Phải Là Ma Túy?
-
Trồng Cây Cần Sa Trong Nhà Sẽ Bị Xử Phạt Như Thế Nào?
-
Chị Tôi Bị Cơ Quan Chức Năng Phát Hiện Và Lập Biên Bản Về Hành Vi ...
-
Những điều Cần Biết Về Cần Sa
-
Mua Ma Túy Về Sử Dụng Thì Có Bị đi Tù Không?
-
Dưới 18 Tuổi Hút Cần Sa Có Bị Sao Không?