Sử Dụng Cần Sa Bị Phạt Như Thế Nào Theo QĐ 2022? - Luật Sư X

Hiện nay, việc sử dụng cần sa đang rất phổ biến trong một bộ phận giới trẻ. Có rất nhiều trường hợp sau khi sử dụng cần sao sẽ bị ảo giác; trong cơn phê không làm chủ được bản thân; Gây ra những hành vi vi phạm pháp luật; đâm chém người gây thương tích; thậm chí gây án mạng với những người xung quanh. Do đó, pháp luật có những chế tài nghiêm cấm; việc sử dụng cần sa nói riêng và các chất ma túy nói chung. Vậy ” sử dụng cần sa bị phạt như thế nào”; để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Câu hỏi: Thưa luật sư; bạn em bị bắt quả tang khi đang sử dụng cần sa thì có bị phạt không ạ?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015

Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Sử dụng cần sa có bị phạt không?

Theo quy định tại Nghị định số 73/2018/NĐ-CP; của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất đã ghi nhận XLR-11; cần sa và các chế phẩm từ cần sa là chất ma túy. Trong đó, cần sa thuộc danh mục các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng; trong đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học; điều tra tội phạm phải theo quy định đặc biệt của cơ quan của thẩm quyền.

Theo đó, cần sa và các chế phẩm của cần sa; không được phép sử dụng trong đời sống xã hội. Chỉ ngoài trừ một số trường hợp; các cơ sở y tế được cấp giấy phép có thể kê đơn thuốc có các chất ma túy; để phục vụ mục đích chữa bệnh cho bệnh nhân.

Cần sa là chất ma túy được chiết suất từ cây dầu gai. Khi sử dụng người dùng sẽ lâm vào trạng thái “phê thuốc”; và có những ảo giác cũng như không làm chủ được hành vi của mình.

Sử dụng cần sa bị phạt như thế nào?

Sử dụng cần sa bị phạt như thế nào?

Vì là những chất cấm sử dụng trong đời sống; nên nếu sử dụng những chất này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm; người sử dụng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử phạt hành chính

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi; vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.”

Đối với trường hợp người nước ngoài vi phạm có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; sẽ bị áp dụng hình phạt trục xuất ra khỏi Việt Nam.

Như vây, khi hành vi vi phạm được phát giác; sẽ căn cứ vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm; thì người vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền lên tới 2.000.000 đồng.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự

Trong Bộ Luật hình sự hiện hành thì không còn quy định chế tài truy cứu trách nhiệm hình sự; đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Do vậy, hiện nay, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; chỉ bị áp dụng hình thức xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, ăn cứ vào Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; thì tùy theo tính chất của hành vi mà người sử dụng có thể bị truy cứu trách nhiệm về; “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” (Điều 249); hoặc “Tội mua bán trái phép chất ma túy” (Điều 251); “Tội tổ chức sử dụng ma túy” ( Điều 255); cụ thể như sau:

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy: tùy theo tính chất của hành vi; và khối lượng chất ma túy tàng trữ; mức xử phạt nhẹ nhất là 01 năm tù giam và nặng nhất là tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể phải chịu mức xử phạt bổ sung; là phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội mua bán trái phép chất ma túy: tùy theo tính chất của hành vi; và khối lượng chất ma túy được giao dịch; mức xử phạt nhẹ nhất là 02 năm tù giam và nặng nhất là tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền; từ 5 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy: quy định tại Điều 255 Bộ luật Hình sự 2015; với 4 khung hình phạt. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi; mà sẽ bị phạt tù từ 2 năm cho đến tù chung thân.

Ngoài ra, còn có hình phạt bổ sung; Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Sử dụng cần sa bị phạt như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; xin xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

  • Đóng tiền bảo hiểm 3 năm được bao nhiêu tiền
  • Thủ tục cắt chuyển hộ khẩu
  • Những việc nên làm khi điều khiển xe đạp

Câu hỏi thường gặp

Cần sa là gì?

cần sa là một loại ma túy lấy từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa. Trong cần sa có các hợp chất làm thay đổi tâm trí ảnh hưởng đến cả não và cơ thể do đó gây hại cho sức khỏe của người sử dụng.

Cần sa có phải là ma túy không?

Theo quy định tại Nghị định số 73/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất đã ghi nhận XLR-11; cần sa và các chế phẩm từ cần sa là chất ma túy

Sử dụng cần sa có bị phạt hình sự không?

Trong Bộ Luật hình sự hiện hành thì không còn quy định chế tài truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.  Do vậy, hiện nay, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy chỉ bị áp dụng hình thức xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, ăn cứ vào Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì tùy theo tính chất của hành vi mà người sử dụng có thể bị truy cứu trách nhiệm về “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” (Điều 249) hoặc “Tội mua bán trái phép chất ma túy” (Điều 251); “Tội tổ chức sử dụng ma túy” ( Điều 255)

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Chơi Cần Sa Có Bị Bắt Không