Hành Vi Dụ Dỗ, ép Buộc Hoặc Chứa Chấp Người Dưới 18 Tuổi Phạm ...
Có thể bạn quan tâm
- Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội
- Tội phạm là gì?
- Hành vi dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp bị xử phạt như thế nào?
Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc xử lý
1. Đối với người phạm tội:
a) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;
c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;
đ) Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;
e) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;
g) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.
[...]"
Tội phạm là gì?
Căn cứ Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về khái niệm tội phạm như sau:
"Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác."
Hành vi dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp bị xử phạt như thế nào?
Hành vi dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 325 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 123 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp như sau:
“Điều 325. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;
b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;
c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 13 tuổi;
d) Chứa chấp, rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”
Theo quy định nêu trên thì người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện hành vi rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa; Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa; Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy đối với trường hợp con trai chị mới 16 tuổi nhưng bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo, rủ rê về nhà ăn cắp tiền của chị đi đánh bạc, hút cần sa. Nếu kẻ xấu là người đủ 18 tuổi trở lên thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Từ khóa » Tội 325
-
Tội Dụ Dỗ, ép Buộc Hoặc Chứa Chấp Người Dưới 18 Tuổi Phạm Pháp ...
-
Điểm Mới Trong Điều 325 Bộ Luật Hình Sự - Báo Bình Phước
-
Điều 325 Bộ Luật Hình Sự Quy định Tội Dụ Dỗ, ép Buộc Hoặc Chứa ...
-
Phân Tích Dấu Hiệu Pháp Lý Của Tội Dụ Dỗ, ép Buộc Hoặc Chứa Chấp ...
-
Tội Dụ Dỗ, ép Buộc Hoặc Chứa Chấp Người Dưới 18 Tuổi Phạm Pháp
-
Tìm Hiểu Nội Dung Về”Tội Dụ Dỗ, ép Buộc Hoặc Chứa Chấp Người ...
-
Tội Dụ Dỗ, ép Buộc Người Dưới 18 Tuổi Phạm Pháp Theo Bộ Luật Hình ...
-
Tội Dụ Dỗ Người Dưới 18 Tuổi Phạm Pháp - Luật LawKey
-
Tội Chứa Chấp Người Dưới 18 Tuổi Phạm Pháp Theo Bộ Luật Hình Sự ...
-
Tội Dụ Dỗ, ép Buộc Hoặc Chứa Chấp Người Dưới 18 Tuổi Phạm Pháp
-
Phạt 325 Triệu đồng Với Báo Pháp Luật Việt Nam Và "đình Bản" 3 ...
-
Báo Cáo Kết Quả Công Tác Phòng Chống Tội Phạm - Sở Y Tế Bình Định
-
Khoản 1 Điều 325 Bộ Luật Hình Sự 2015
-
Xem Xét Việc Rút Quyết định Truy Tố Hoặc Kết Luận Về Tội Nhẹ Hơn Tại ...