Tội Dụ Dỗ Người Dưới 18 Tuổi Phạm Pháp - Luật LawKey

Thế nào là dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 phạm pháp ? Bị xử lý hình sự như thế nào ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Thế nào là dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp ?

Dụ dỗ người người dưới 18 tuổi phạm pháp theo điều 325 Bộ luật hình sự

– Là hành vi rủ rê, xúi giục, lôi kéo, mua chuộc, thúc đẩy bằng các hình thức khác nhau (như cho ăn, uống, hút thuốc phiện, cho vay, bán chịu, kích thích sự ham muốn vật chất,…để buộc họ phải tìm cách trả nợ bằng việc trộm cắp, gây rối…) để từng bước đưa người chưa thành niên tham gia vào hoạt động phạm tội, sống sa đọa.

Ép buộc người người dưới 18 tuổi phạm pháp theo Điều 325 Bộ luật hình sự

– Là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc bằng các hình thức khác (như dọa nói với bố mẹ, tố cáo chính quyền về sai phạm nào đó của họ…) để buộc người chưa thành niên phải hoạt động phạm tội, sống sa đọa.

Chứa chấp người người dưới 18 tuổi phạm pháp theo Điều 325 Bộ luật hình sự

– Là hành vi cung cấp cho người chưa thành niên nơi ăn, chỗ ở với ý thức tạo điều kiện cho họ thực hiện tội phạm. Người chứa chấp đã biết rõ người chưa thành niên mà mình chứa chấp là người phạm pháp. Hành vi chứa chấp đó có thể được thực hiện độc lập nhưng cũng có thể được thực hiện đồng thời với hành vi dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên hoạt động phạm tội.

Dấu hiệu pháp lý

Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 phạm pháp có những yếu tố cấu thành tội phạm như sau:

Chủ thể

Người từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự

Khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự xã hội, hoạt động phòng, chống tội phạm, đồng thời xâm phạm đến sự phát triển lành mạnh của người chưa thành niên.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý

Mặt khách quan

Có hành vi dụ dỗ, rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, ép buộc, chứa chấp người dưới 18 tuối phạm pháp như sa đọa vào các tệ nạn:  mại dâm, cờ bạc, hút chích ma túy..Hoạt động phạm tội như: cướp tài sản, vận chuyển trái phép chất ma túy…

Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp bị xử lý hình sự như thế nào ?

Tại điều 325 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về “Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp” như sau:

Khung 1

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;

b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;

c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp.

Khung 2

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 13 tuổi;

d) Chứa chấp, rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt bổ sung

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”.

>>Xem thêm: Tội rửa tiền theo quy định của Bộ luật hình sự

Trên đây là quy định của luật hình sự về Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp LawKey gửi đến bạn đọc. Hãy liên hệ với LawKey để được Luật sư hỗ trợ nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn hay cần luật sư bảo vệ quyền lợi.

Từ khóa » Tội 325