Hạt Mè Và 10 Công Dụng Bất Ngờ Với Sức Khỏe Của Bạn Trang chủ » Tác Dụng Của Cây Vừng Trắng » Hạt Mè Và 10 Công Dụng Bất Ngờ Với Sức Khỏe Của Bạn Có thể bạn quan tâm Tác Dụng Của Cây Vuốt Hùm Tác Dụng Của Cây Vuốt Mèo Tác Dụng Của Cây Vuốt Quỷ Tác Dụng Của Cây Vú Sữa đất Tác Dụng Của Cây Xạ đen Đang tải Hạt mè và 10 công dụng bất ngờ với sức khỏe của bạn Gợi ý Nguyen_Ai_Co (Nguyễn Ái Cơ) 16 Tháng Hai 2020 10:54 1 Không chỉ có tác dụng tuyệt vời trong việc làm đẹp, giúp da mịn màng, mè còn mang đến rất nhiều lợi ích khác giúp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe con người được tốt hơn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về công dụng của loại hạt quen thuộc này qua bài viết dưới đây nhé! Hạt mè750×563 225 KB Sơ lược về cây mè Cây mè có tên khoa học là Sesamum indicum L thuộc họ vừng (Pelaliaceae). Hạt được chia thành 2 loại là mè đen và mè trắng. Hạt mè có vị ngọt, tính bình, không độc. Trong hạt mè chứa rất nhiêu thành phần dinh dưỡng nổi bật như protid, lipid, xơ, glucid, vitamin B1, B2, E, PP và các chất khoáng như Ca, P, K, Zn, Se, Cu, Mn, Na, Mg, Fe,… 10 công dụng của hạt mè trong việc chăm sóc sức khỏe 1. Nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ tốt Chất xơ có tác dụng khá quan trọng trong việc hỗ trợ sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Theo nghiên cứu, cứ khoảng 30g hạt mè chưa bóc vỏ (khoảng 3 muỗng canh) sẽ cung cấp cho cơ thể 3,5g chất xơ, chiếm đến 12% lượng chất xơ mà cơ thể cần hằng ngày. 2. Giúp giảm cholesterol và các chất béo trung tính Một nghiên cứu cho thấy thường xuyên ăn hạt mè sẽ giúp giảm cholesterol và lượng chất béo trung tính cao trong cơ thể - một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim. Ngoài ra, trong hạt mè còn chứa 15% chất béo bão hòa, 41% chất béo không bão hòa đa và 39% loại chất béo không bão hòa đơn. Việc ăn nhiều chất béo không bão hòa đa với chất béo không bão hòa đơn sẽ giúp giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhiều hơn so với chất béo bão hòa. Bên cạnh đó, hạt mè chứa hai loại hợp chất thực vật quý là lignans và phytosterol có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu. 3. Cung cấp protein thực vật dồi dào Hạt mè là một nguồn cung cấp protein thực vật khá dồi dào cho cơ thể. Cứ 30g hạt mè được tiêu thụ thì cơ thể sẽ được cung cấp 5g protein. Protein là chất vô cùng cần thiết cho sức khỏe của con người, giúp xây dựng mọi thứ từ cơ bắp đến hormone. Hơn nữa, hàm lượng lysine có trong hạt mè khá thấp. Đây là một loại axit amin thiết yếu được tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Do đó, đối với những người ăn chay thì có thể bù đắp loại axit amin này bằng các loại hạt và mè là một ví dụ điển hình. 4. Hỗ trợ điều trị chứng hạ huyết áp Hạt mè chứa rất nhiều magie, khoáng chất có tác dụng giúp giảm và điều hòa huyết áp. Ngoài ra, các chất khác có trong hạt mè như lignans, vitamin E, các chất chống oxy hóa khác còn giúp ngăn ngừa sự tích tụ các mảng bám hình thành trong động mạch, giúp duy trì huyết áp ổn định hơn. 5. Hỗ trợ hệ xương phát triển khỏe mạnh Dù là còn nguyên hạt hay đã bóc vỏ thì hạt mè đều mang nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe của hệ xương. Với 30g hạt mè mỗi ngày sẽ cung cấp cho cơ thể các khoáng chất giúp hỗ trợ cho sự phát triển của xương. Mè trắng1000×560 373 KB 6. Giúp kiểm soát bệnh tiểu đường Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra magie và các khoáng chất trong hạt mè có tác dụng rất tốt trong việc ngăn chặn và kiểm soát bệnh tiểu đường ở mọi tình trạng khác nhau. Hơn nữa, dầu mè còn mang đến những những tác động tích cực trong việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Dầu mè có khả năng cải thiện và nâng cao các tác động của thuốc điều trị với tình trạng bệnh, góp phần điều hòa lượng insulin và glucose trong cơ thể để kiểm soát tình hình bệnh lý. 7. Cung cấp nguồn vitamin B tốt Hạt mè là nguồn dồi dào các vitamin nhóm B như: thiamine (B1), vitamin B6 tốt và niacin (B3). Những chất này đều rất cần thiết cho chức năng tế bào và chuyển hóa thích hợp. Ngoài ra, vitamin B6 có trong mè còn tham gia vào quá trình tạo ra huyết sắc tố. 8. Hỗ trợ giảm cân Nếu bạn đang ở trong chu trình ăn kiêng thì nhấm nháp hạt mè là một ý tưởng không tồn. Chất ghrelin có trong mè có tác dụng làm giảm mức hormone gây cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, các chất như lignan còn giúp tạo điều kiện cho cơ thể đốt cháy chất béo, từ đó tăng cường quá trình trao đổi chất. 9. Chống viêm nhiễm Đồng có trong hạt mè có rất nhiều tác dụng, điển hình là hỗ trợ giảm đau do viêm xương, khớp và các cơ. Hơn nữa, đồng còn là khoáng chất cần thiết góp phần bảo vệ thành mạch mạch máu, xương và khớp và thúc đẩy quá trình hấp thu hợp chất sắt ở cơ thể. 10. Cung cấp các hợp chất chống oxy hóa Tiêu thụ hạt mè có thể làm tăng tổng lượng hoạt động của hợp chất chống oxy hóa trong máu của bạn. Lignans có trong mè sẽ thực hiện chức năng như chất chống oxy hóa, chống lại tình trạng stress oxy hóa - một phản ứng hóa học có nguy cơ làm hỏng các tế bào và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính. Hạt mè có giá bao nhiêu? Giá của hạt mè sẽ phụ thuộc và 2 yếu tố chính là loại mè (mè trắng/ mè đen) và tình trạng mè (chưa sơ chế/ đã sơ chế). Bạn có thể tham khảo mức giá của hạt mè hiện nay như sau: Mè đen: Từ 100 - 120 nghìn đồng/kg Mè trắng: 90 - 110 nghìn đồng/kg Mua hạt mè ngay tại đây: https://tvms.info/Shopee_Bb Mua hạt mè ở đâu đảm bảo chất lượng? Mè là một loại nông sản vô cùng thông dụng với người Việt Nam, vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm mua hạt mè tại các quầy hàng tạp hóa tại các chợ, các shop nông sản offline lẫn online. Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo giá hạt mè và đặt mua trực tiếp tại các kênh thương mại điện tử như: Lazada: https://tvms.info/Lazada_vX Tiki: https://tvms.info/Tiki_uw Hạt mè1024×682 221 KB Những cách sử dụng hạt mè 1. Rang mè Vừng (mè) sau khi được sơ chế sạch bụi bẩn đem rang với lửa vừa nhỏ, thỉnh thoảng đảo đều. Nên rang trong khoảng từ 2-3 phút hoặc đến khi hạt vừng có màu nâu, bóng và có tiếng nổ lách tách hoặc một vài hạt nảy lên. Hạt vừng sau khi rang xong có thể dùng chế biến được rất nhiều món ăn khác nhau hoặc có thể bảo quản kỹ để dùng dần. 2. Nướng mè Một cách khác cũng làm chín hạt mè bằng nhiệt nữa là làm nóng lò nướng đến 175ºC, sau đó san phẳng hạt mè trên khay nướng không bôi dầu. Để cho đến khi hạt mè có màu nâu nhạt, cứ 1 phút lại lắc nhẹ khay nướng để nhiệt độ tỏa đều hơn. Cách này thường mất từ 8 đến 15 phút tùy vào độ dày của lớp hạt vừng. Bạn cần lưu ý nhiệt độ trong lò nướng để mè không bị cháy nhé. 3. Ép dầu mè Dầu mè là một nguyên liệu có rất nhiều công dụng trong chế biến thực phẩm, chữa bệnh và làm đẹp. Cách làm dầu mè khá đơn giản: Bạn giã nhỏ mè rồi đổ vào miếng lọc vải, túm chặt. Sau đó cho túi vải vào máy ép hoặc ép bằng tay cho đến khi không còn thấy dầu ra thì thôi. Dầu được ép xong cho vào lọ kín bảo quản và sử dụng dần. Một vài món ăn có nguyên liệu là hạt mè 1. Muối mè Muối mè là món ăn dân dã rất quen thuộc tại các gia đình Việt Nam. Muối mè có thể ăn với cơm, chấm rau luộc hay ăn với các loại khoai mì, khoai lang. 2. Chè mè đen Chè mè đen được nấu đặc sánh, ngọt thanh mang theo hương vị thơm béo, bùi bùi hấp dẫn là món ăn yêu thích của nhiều người. Không chỉ có hương vị thơm ngon, chè mè đen còn có nhiều tác dụng tốt đến sức khỏe như bổ máu, làm đẹp da, lợi sữa cho bà bầu. Có hai cách nấu chè mè đen rất được yêu thích là chè mè đen sắn dây và chè mè đen đậu phộng. 3. Dùng làm nguyên liệu phụ cho các món ăn khác Bạn có thể rắc hạt vừng rang lên rất nhiều các món ăn khác nhau như rau nộm, salad, cơm hoặc tráng miệng để tạo thêm độ thơm và bắt mắt cho món ăn. image1000×662 245 KB Tham khảo thêm: Đậu đỏ: Thần dược chữa bệnh ngon, bổ, rẻ Gợi ý Đậu đỏ là một trong 5 loại ngũ cốc vô cùng bổ dưỡng và quen thuộc với chúng ta. Ngoài hương vị thơm ngon, đậu đỏ còn được biết đến là một cây thuốc giúp điều trị bệnh và chăm sóc sắc đẹp. Vậy bạn đã biết đậu đỏ là gì chưa? Đậu đỏ có công dụng gì? Mua đậu đỏ ở đâu? Cahs sử dụng đậu đỏ như thế nào?.. Nếu chưa biết thì cùng Thuvienmuasam.com tìm hiểu sâu hơn về đậu đỏ qua bài viết dưới đây nhé! [image] Sơ lược về cây đậu đỏ Đậu đỏ có nguồn gốc từ Nhật Bản, tại Việt Nam loại ngũ cốc này được trồng… Trên đây là tất cả những thông tin bổ ích về hạt mè mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hạt mè là thực phẩm vô cùng dinh dưỡng và ngon miệng, vì thế hãy bổ sung nó vào thực đơn hàng ngày của gia đình mình nhé! Chúc các bạn mua sắm vui vẻ! 10 công dụng đặc biệt của hạt sen khiến bạn phải bất ngờ Những lưu ý khi mua sắm và sử dụng dầu đậu phộng Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Vừng Trắng Vừng Và 40 Bài Thuốc Trị Bệnh, Bồi Bổ Tốt Cho Cơ Thể Điểm Mặt Các Tác Dụng Của Mè Trắng, ăn Mè Trắng Có Mập Không Hạt Vừng Trắng (Mè Trắng) - 9+ Lợi ích Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe Gia đình Mè Trắng Có Tác Dụng Gì? Vai Trò Của Mè Trắng đối Với Sức Khỏe Mè Trắng Là Gì? Công Dụng Tuyệt Vời Của Mè Trắng Mà Bạn Chưa Biết Vừng Trừ Phong Thấp, ích Trí - Báo Sức Khỏe & Đời Sống Hạt Vừng Có Tác Dụng Gì? Tác Hại Khi ăn Quá Nhiều Mè Trắng 16 Tác Dụng To Lớn Của Hạt Vừng Mà ít Ai Biết Tới Mè đen Và Mè Trắng Loại Nào Tốt Hơn ? Tìm Hiểu Khác Biệt Giữ 2 Loại ... Tất Tần Tật Bài Thuốc Hay Từ Hạt Vừng (mè) Phân Biệt Mè đen Và Mè Trắng? Mè đen Có Tốt Hơn Mè Trắng Không? Cây Mè (vừng) Cây Mè - Vừng - Công Ty Cổ Phần EMI Nhật Bản Công Dụng, Cách Dùng Của Vừng - Tra Cứu Dược Liệu VỪNG QUÊ SIÊU SẠCH_VỪNG TRẮNG - VỪNG VÀNG - VỪNG ĐEN Mè đen Có Công Dụng Gì? Tác Hại Khi Sử Dụng Mè đen Sai Cách Cây Mè đen Chữa đau Lưng, Viêm đại Tràng, Lở Loét, Táo Bón, Nôn Mửa