Hạt Vừng Có Tác Dụng Gì? Tác Hại Khi ăn Quá Nhiều Mè Trắng

Hạt vừng là một loại hạt quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam, nó vừa là nguyên liệu trong bữa ăn vừa mang lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Vậy hạt vừng là gì và ăn hạt vừng thì sẽ có những tác dụng như thế nào? Hãy cùng Kiên Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tác dụng của hạt vừng với sức khỏe là gì?
Tác dụng của hạt vừng với sức khỏe là gì?

1. Những công dụng chữa bệnh của hạt vừng

1.1. Hạt vừng giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Bên trong hạt vừng rất giàu lượng chất béo cùng protein một cách lành mạnh và chứa ít lượng carbohydrate nên nó giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể ở máu đặc biệt là nó rất tốt đối với người bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, hạt vừng còn chứa một hợp chất nhờ vào hoạt động ức chế những hoạt động enzyme của tiêu hóa amylase từ đó hỗ trợ điều chỉnh một lượng đường ở máu.

Hạt vừng giúp cải thiện lượng đường trong máu của người bệnh
Hạt vừng giúp cải thiện lượng đường trong máu của người bệnh

Xem thêm: Cách dùng dây thìa canh trị tiểu đường

1.2. Hạt vừng giúp tăng cường sức khỏe xương khớp

Các khoáng chất thiết yếu chứa một lượng rất lớn trong hạt vừng như là canxi, phospho hay kẽm. Lượng canxi hỗ trợ duy trì độ chắc rắn của xương và cần thiết đối với sự phát triển của xương. Ngoài ra, lượng phospho trong cơ thể giúp tăng cường cho xương khỏe mạnh hơn và giúp làm giảm những tình trạng của xương như là chấn thương xương hay là loãng xương. Vì thế, loại hạt này rất được nhiều người bị vấn đề xương khớp sử dụng nhiều.

1.3. Hạt vừng hỗ trợ những hệ thống miễn dịch

Trong hệ thống miễn dịch của cơ thể thì hạt vừng được cho là một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng như là vitamin B6, E, đồng, selen và sắt, từ đó khi ăn hạt vừng thì bạn sẽ thấy sức đề kháng tự nhiên của bạn sẽ tăng cao hơn nhé. 

Bên cạnh đó, hạt vừng còn chứa một thành phần dinh dưỡng khác là kẽm có tác dụng kích thích sự hoạt động hay phát triển của tế bào lympho T có công dụng chống lại sự xâm hại của những vi khuẩn gây bệnh, là phần quan trọng đối với hệ thống miễn dịch.

Hạt vừng chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch
Hạt vừng chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch

1.4. Hạt vừng giúp tăng cường chức năng tuyến giáp

Hạt vừng chứa một lượng selen dồi dào và nó có thể cung cấp cho cơ thể ở dạng không vỏ và có vỏ. Ngoài ra, hoạt chất này có có công dụng hỗ trợ tái tạo những hormone tuyến giáp rất cần thiết cho cơ thể bởi vì tuyến giáp được biết là nơi mà cơ thể sản sinh ra hàm lượng selen rất cao.

Ngoài ra, trong hạt vừng còn chứa những thành phần dinh dưỡng khác có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe ở tuyến giáp và sản xuất ra những hormon tuyến giáp như là vitamin B6, đồng, sắt và kẽm.

1.5. Hạt vừng rất tốt cho sức khỏe tim mạch

Trong hạt vừng có chứa hai hoạt chất có công dụng làm giảm những nguy cơ có thể mắc các bệnh về tim đồng thời giúp làm giảm thành phần cholesterol có trong máu là chất béo  không bão hòa đa cao và chất béo không bão hòa đơn.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên sử dụng hạt vừng thì góp phần làm giảm những nguy cơ chính gây nên bệnh về tim như là làm giảm nồng độ chất béo và cholesterol. Để giúp làm  giảm lượng cholesterol xấu ở bên trong cơ thể thì trong hạt vừng có hai hoạt chất đấy là phytosterol và lignans.

Hạt vừng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Hạt vừng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

1.6. Hạt vừng giúp làm giảm huyết áp

Trong hạt vừng chứa một lượng magie khá cao nên nó có công dụng làm giảm huyết áp, làm giảm những nguy cơ có thể gây nên bệnh tim cùng nguy cơ gây nên đột quỵ. Hơn nữa, hạt còn chứa những chất có tác dụng chống oxy hóa, vitamin E và lignans từ đó giúp duy trì sự ổn định của huyết áp hơn và ngăn ngừa được những mảng bám tích tụ ở động mạch.    

1.7. Hạt vừng chống bị nhiễm trùng

Bên trong hạt vừng chứa hai hoạt chất chống kháng khuẩn và oxy hóa là sesamolin và sesamin có công dụng hỗ trợ làm chậm đi quá trình tổn thương của những tế bào từ đó giúp làm giảm những bệnh từ cơ thể. Ngoài ra, trong hạt vừng còn chứa những thành phần khác giúp chống lại tình trạng viêm họng hay bị nhiễm trùng do tụ cầu và các bệnh liên quan đến nấm da.

Hạt vừng chống bị nhiễm trùng
Hạt vừng chống bị nhiễm trùng

1.8. Những tác dụng khác của hạt vừng

Bên cạnh những tác dụng của hạt vừng để nêu trên thì dược liệu này còn đem nhiều công dụng đối với sức khỏe khác như sau:

  • Sức khỏe răng miệng được tốt hơn. 

  • Hỗ trợ làm da đẹp hơn cùng với sức khỏe tóc được khỏe mạnh hơn.

  • Ngăn ngừa được những nguy cơ có thể gây nên bệnh ung thư.

  • Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa mạnh khỏe hơn.

  • Hỗ trợ duy trì và tăng cường sức khỏe tinh thần.

Có thể bạn muốn đọc:

  • Uống sữa ông thọ có tốt không? Uống có bị tiểu đường không?
  • Sữa chua nếp cẩm ăn nhiều có tốt không? Bạn cần lưu ý gì

2. Những sự thật thú vị về hạt vừng

2.1. Đặc điểm của hạt vừng

Hình ảnh cây vừng
Hình ảnh cây vừng
  • Cây vừng có tên khoa học là Sesamum indicum, ngoài ra còn có những tên gọi khác là cây mè, thuộc chi Vừng. Đây là loại cây mà các nơi nhiệt đới ở thế giới được trồng với mục đích là lấy hạt và loại cây này có nguồn gốc thuần hóa từ những cây hoang dã.
  • Cây vừng có chiều cao tầm 0,5 đến 1m. Lá cây vừng dạng hình mũi mác, bao gồm lá đơn và lá kép, ngoài ra còn có khoảng 3 lá phụ. Toàn bộ lá cây vừng thường được bao phủ bởi những lớp lông trắng và hơi mờ. Hoa cây vừng có màu tím, trắng, vàng nhạt hay màu xanh lam.
  • Quả cây vừng có dạng hình chữ nhật, là quả nang và chứa nhiều hạt nhỏ bên trong đó. Hạt vừng là loại hạt chứa hàm lượng dầu cao nhất nên đây là loại hạt được biết đến lâu nhất và thường dùng để chế biến làm dầu vừng để quá trình sử dụng được tiện lợi hơn.
Hạt mè trắng, hạt vừng vàng và hạt mè đen
Hạt mè trắng, hạt vừng vàng và hạt mè đen

Trên thị trường ngày nay thì có 3 loại hạt vừng chính được sử dụng phổ biến như là hạt vừng trắng (mè trắng), hạt vừng vànghạt vừng đen (mè đen) trong đó hạt cho giá trị dinh dưỡng tốt nhất đối với sức khỏe con người là hạt vừng đen.

2.2. Những giá trị dinh dưỡng của hạt vừng

Trong 100 gam hạt vừng khô chứa những thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Nguồn năng lượng: khoảng 573 kcal.

  • Lượng nước: 4,7 gram.

  • Các Carbohydrate: chứa khoảng 23,4 gram trong đó là 0,3 gram đường và 11,8 gram chất xơ.

  • Lượng chất béo: chứa khoảng 40,7 gram trong đó lượng chất béo bão hòa khoảng 7 gram, lượng chất béo không bão hòa đơn khoảng 18,8 gram và lượng chất béo không bão hòa đa là 21,8 gram.

  • Lượng chất đạm: khoảng 17,7 gram.

  • Các thiamine (B1): 69%  DV; vitamin B6: 61% DV; Niacin (B3): 30% DV; Folate (B9): 24% DV; Riboflavin (B2): 21% DV; vitamin E: 2% DV;...

  • Các khoáng chất: Sắt: 112% DV; Magie: 99% DV; Canxi: 98% DV; Photpho: 90% DV; Kẽm: 82% DV; Kali: 10% DV;...

Hạt vừng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Hạt vừng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

3. Những lưu ý khi dùng hạt vừng 

Tuy hạt vừng có rất nhiều công dụng chữa bệnh đối với sức khỏe con người nhưng bạn vẫn cần lưu ý những điều sau khi sử dụng hạt vừng:

  • Để tránh những tác dụng phụ sau khi ăn nhiều hạt vừng thì bạn nên dùng 40 - 50 gram hạt vừng mỗi ngày.

  • Những người bị dị ứng với hạt vừng thì khi ăn sẽ gặp nhiều triệu chứng như là chảy nước mũi, viêm mũi, hen suyễn hay đi ngoài,..

  • Do trong hạt vừng chứa lượng chất xơ cao nên nếu bạn ăn quá nhiều và liên tục thì sẽ gây những nguy hiểm cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, sử dụng nhiều còn có thể gây ra những triệu chứng trên da như là nổi mẩn đỏ, phát ban và ngứa.  

  • Những người bị bệnh Wilson và người bị bệnh sỏi thì bạn nên hạn chế thực phẩm này nhé.

Người bệnh sỏi thận không nên ăn nhiều sản phẩm chứa vừng
Người bệnh sỏi thận không nên ăn nhiều sản phẩm chứa vừng

4. Những món ngon làm từ hạt vừng

4.1. Muối vừng

Nguyên liệu: 300 gram hạt vừng và 100 gram muối trắng.

Cách thực hiện

  • Để làm sạch hạt vừng thì bạn đem nhặt các tạp chất cùng với sạn bị lẫn rồi đem bỏ chảo, cho lửa nhỏ và đảo đều tay. Đến khi nào bạn thấy những tiếng nổ lách tách thì bạn cứ tiếp tục đảo đến khi những tiếng đấy nhỏ dần rồi bạn tắt bếp và đổ ra rá.

  • Bạn đem muối bỏ vào chảo rồi rang lên với lửa nhỏ đến khi các hạt muối vàng đều nhé.

  • Sau khi rang muối xong, bạn đem bỏ vào cối rồi giã nhỏ đến khi nào muối gần được thì cho vừng vào giã cùng. Bạn cần lưu ý không dùng máy xay và không giã nát vừng. 

Muối vừng món ăn dân dã mà ngon miệng
Muối vừng món ăn dân dã mà ngon miệng
  • Cuối cùng, hỗn hợp trên bạn đem lên chảo đảo tầm 1 -2 phút rồi để nguội và đem bỏ vào hũ để dùng dần.

4.2. Chè vừng đen

Nguyên liệu: 100 gram vừng đen; 50 gram bột sắn dây; 100 gram đường phèn; 50 gram gạo nếp cùng với 10mL sữa tươi.

Cách thực hiện

  • Bạn nhặt sạch tạp trong vừng đen rồi đem rửa, để ráo và cho lên chảo, rang lên đến khi nổ lách tách thưa dần rồi bạn tắt bếp. Sau khi vừng nguội hẳn, bạn đem đi xay bằng máy xay. 

  • Bạn vo gạo nếp, rang lửa nhỏ đến khi nào gạo chuyển sang màu vàng, đợi gạo nguội thì đem đi xay nhuyễn ra. Bạn cho nước lạnh vào bột sắn dây đến khi bột tan hết.

Chè vừng đen
Chè vừng đen
  • Bạn đem vừng bỏ vào nồi chứa 500 ml nước, đun với lửa nhỏ rồi bạn đem khuấy đều đến khi vừng chuyển sang màu đen. Bạn đổ tiếp phần gạo nếp vào đun cùng, khuấy lên rồi đun đến khi sôi rồi bạn cho bột sắn dây cùng sữa tươi vào khuấy đều.

  • Tiếp đó, bạn đem phần vừng vừa xay được vào nồi 500mL nước rồi đun nóng dưới ngọn lửa nhỏ. Sau đó, bạn khuấy đều tay đến lúc hạt vừng chuyển sang màu đen rồi cho phần gạo nếp đã xay vào đun cùng, khuấy đều lên rồi nấu cho đến khi hỗn hợp trên sôi thì cho sữa tươi và bột sắn dây rồi khuấy đều.

Xem thêm: 

  • Scoby là gì? Scoby có ăn được không? Người tiểu đường uống có tốt không

Tóm lại, bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về đặc điểm, công dụng cũng như các món ăn từ hạt vừng. Bạn hãy chia sẻ bài viết này đến nhiều người nhé nếu cảm thấy thông tin trong bài viết hữu ích nhé.

Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Vừng Trắng