Hát Xẩm Lịch Sử Và Nguồn Gốc

Nội Dung Có Trong Bài Viết

  • 1 Hát Xẩm Lịch Sử và Nguồn Gốc
    • 1.1 Hát Xẩm Lịch Sử và Nguồn Gốc
    • 1.2 Hát Xẩm Có Bao Nhiêu Làn Điệu
    • 1.3 Hát Xẩm Ở Hà Nội
Hát Xẩm Lịch Sử và Nguồn Gốc

Hát Xẩm là một thể loại âm nhạc dân dã. Trước đây được lưu truyền chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Như: Bắc Giang, Hà Nội, Hà Đông, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa… Với những hình thức biểu diễn rất độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa khu vực. Sau này, do những quan niệm sai lầm mà hát Xẩm dần vắng bóng và có nguy cơ thất truyền.

Thăng trầm nghệ thuật hát Xẩm

Hát Xẩm là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo, ra đời đã hơn 700 năm. Bên cạnh giá trị nghệ thuật, hát Xẩm còn là loại hình âm nhạc dân gian mang đậm tính nhân văn, thẩm mỹ và giáo dục về đạo đức, lối sống của mọi tầng lớp trong xã hội.

Chơi Nhạc Cụ Đám Hiếu - Chơi Đàn Nhị Đám Hiếu 03Hát Xẩm Lịch Sử và Nguồn Gốc

Đời nhà Trần, vua cha có hai hoàng tử là Trần Quốc Toán và Trần Quốc Đĩnh. Người em Trần Quốc Đĩnh đã bị anh hãm hại hỏng hai con mắt bỏ lại chốn rừng sâu, hòng cướp công trong một chuyến đi săn giành viên ngọc quý về dâng vua cha. Trong cơn bĩ cực khốn cùng, với cặp mắt mù lòa, hoàng tử Đĩnh lần mò, nhặt được hai mảnh tre khô, gõ vào nhau giả tiếng chim chóc để chúng tha thức ăn đến cho chàng cầm hơi, rồi quờ quạng được sợi dây rừng, buộc vào cây song mây hình cánh cung để làm đàn. Lần mò được mẩu que tre, ôm cây đàn một dây để gẩy lên những cung bậc thăng trầm, chàng bắt đầu ngân nga những khúc nhạc lòng tự sự, ai oán.

Sau đó, những người đi rừng nghe tiếng đàn đã tìm thấy và đưa chàng về. Trần Quốc Đĩnh tiếp tục hát và dạy đàn cho những người nghèo, người khiếm thị. Tiếng đồn về những khúc nhạc của chàng lan đến tận hoàng cung, vua mời chàng vào hát và nhận ra con mình. Trở lại đời sống cung đình nhưng Trần Quốc Đĩnh vẫn tiếp tục mang tiếng đàn, lời ca dạy cho người dân để họ có nghề kiếm sống. Hát xẩm đã ra đời từ đó và Trần Quốc Đĩnh được suy tôn là ông tổ nghề hát xẩm.

Hát Xẩm Có Bao Nhiêu Làn Điệu

Theo tài liệu của ông Trần Việt Ngữ – nhà nghiên cứu dân gian lão thành công bố năm 1964. Hát Xẩm có 8 làn điệu chính: Xẩm chợ; Xẩm xoan (Chênh bong); Huê tình (riềm huê); Xẩm nhà trò (ba bậc); Nữ oán (Phồn huê); Hò bốn mùa; Hát ai; Thập ân. Tuy nhiên, dân gian thường gọi tên các loại Xẩm theo một số tiêu thức khác. Đó là gọi theo tên bài Xẩm nổi tiếng như “Xẩm anh Khóa” (theo tên bài thơ được hát theo điệu Xẩm Tiễn chân anh Khoá xuống tàu của Á Nam Trần Tuấn Khải). Hoặc theo mục đích, nội dung bài Xẩm như “Xẩm dân vận”, là những bài Xẩm được sáng tác để tuyên truyền, vận động quần chúng và gọi theo môi trường biểu diễn như “Xẩm chợ” và “Xẩm cô đầu” (hay còn gọi là Xẩm nhả tơ, Xẩm ba bậc, Xẩm nhà trò, Xẩm huê tình).

Hát Xẩm Ở Hà Nội

Riêng tại Hà Nội, còn có một dòng Xẩm rất đặc trưng mà không đâu có được. Đó là Xẩm tàu điện, vì nó thường được hát trên tàu điện. Khi xưa, các nghệ nhân Xẩm từ chốn thôn quê khi ra Hà Nội biểu diễn. Để làm vừa lòng nhu cầu thẩm mỹ của người dân chốn đô thị có trình độ. Nên các gánh Xẩm đã khéo léo lồng những bài thơ của các thi sỹ như “Anh khóa”, “Cô hàng nước” (của Á Nam Trần Tuấn Khải), “Giăng sáng vườn chè”… Đưa Xẩm đã trở thành loại hình âm nhạc đường phố vô cùng độc đáo. Góp phần tạo nên nét đặc sắc riêng văn hóa phố phường của Thăng Long – Hà Nội.

Hát Xẩm Những Bước Thăng Trầm

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là thời gian thịnh đạt nhất của hát Xẩm. Lúc này, không còn đơn thuần là loại hình giải trí lúc nông nhàn, Xẩm đã phát triển thành một nghề kiếm sống của người nghèo nơi thành thị và được truyền dạy từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Có thể nói, một thời gian dài, hát Xẩm đã là món ăn tinh thần của quần chúng lao động. Nó đề cập đến nhiều vấn đề ở mọi khía cạnh, trong mọi tình huống của cuộc sống. Từ công cha nghĩa mẹ, tình yêu, tình vợ chồng, tình huynh đệ . Hay những vấn đề mang tính thời sự cập nhật. Đả kích và phê phán những thói hư tật xấu của xã hội đương thời… Không chỉ phục vụ cho đám đông ngoài xã hội. Người nghệ sĩ Xẩm còn sẵn sàng phục vụ theo yêu cầu như trong dịp cưới xin, ma chay, giỗ kỵ…

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Từ khóa » Hát Xẩm Là Ai