Hát Xẩm - “Nghệ Thuật Của Cội Nguồn Dân Gian”
Có thể bạn quan tâm
Theo tài liệu của ông Trần Việt Ngữ - nhà nghiên cứu dân gian lão thành công bố năm 1964 thì hát Xẩm có 8 làn điệu chính: Xẩm chợ; Xẩm xoan (Chênh bong); Huê tình (riềm huê); Xẩm nhà trò (ba bậc); Nữ oán (Phồn huê); Hò bốn mùa; Hát ai; Thập ân. Tuy nhiên, dân gian thường gọi tên các loại Xẩm theo một số tiêu thức khác, đó là gọi theo tên bài Xẩm nổi tiếng như “Xẩm anh Khóa” (theo tên bài thơ được hát theo điệu Xẩm Tiễn chân anh Khoá xuống tàu của Á Nam Trần Tuấn Khải), hoặc theo mục đích, nội dung bài Xẩm như “Xẩm dân vận”, là những bài Xẩm được sáng tác để tuyên truyền, vận động quần chúng và gọi theo môi trường biểu diễn như “Xẩm chợ” và “Xẩm cô đầu” (hay còn gọi là Xẩm nhả tơ, Xẩm ba bậc, Xẩm nhà trò, Xẩm huê tình). Riêng tại Hà Nội, còn có một dòng Xẩm rất đặc trưng mà không đâu có được đó là Xẩm tàu điện, vì nó thường được hát trên tàu điện. Khi xưa, các nghệ nhân Xẩm từ chốn thôn quê khi ra Hà Nội biểu diễn, để làm vừa lòng nhu cầu thẩm mỹ của người dân chốn đô thị, vốn am hiểu và có trình độ trong việc thưởng thức văn hóa, nên các gánh Xẩm đã khéo léo lồng những bài thơ của các thi sỹ như “Anh khóa”, “Cô hàng nước” (của Á Nam Trần Tuấn Khải), “Giăng sáng vườn chè”, “Em đi tỉnh về” của Nguyễn Bính… vào các điệu Xẩm, đưa Xẩm đã trở thành loại hình âm nhạc đường phố vô cùng độc đáo, góp phần tạo nên nét đặc sắc riêng văn hóa phố phường của Thăng Long – Hà Nội. Trong hệ thống làn điệu của Xẩm nói trên, có những làn điệu hấp dẫn, đặc sắc nên nhiều bộ môn nghệ thuật khác như Chèo, Ca trù phải “vay mượn”, như các điệu Xẩm huê tình, Xẩm chợ, Xẩm xoan... Bài Xẩm huê tình khi được các đào nương, kép đàn ca trù du nhập vào trong hình thức ca quán, thường gọi là điệu Xẩm cô đầu (hay Xẩm nhà trò). Như vậy cũng đủ thấy các nghệ sĩ giáo phường ca trù rất tôn trọng nghệ thuật Xẩm, họ vẫn giữ chữ “Xẩm” ở làn điệu này nhằm chỉ rõ gốc gác của làn điệu. Cho đến ngày nay, nhiều người vẫn hiểu Xẩm là lối hát của người khiếm thị, ăn xin. Nhưng đúng ra là người khiếm thị đã dùng Xẩm làm phương tiện kiếm sống. Vì thế, hát Xẩm thực sự là một loại hình âm nhạc chuyên nghiệp, chỉ khác ở chỗ, sân khấu của họ chính là đường phố, là gốc đa, bến nước, sân đình... hoặc đơn giản chỉ là một góc chợ quê nghèo. Trước đây Xẩm gắn với hoạt động của nhân dân ta trong những vụ nông nhàn. Thường thì sau vụ mùa bội thu, những gánh hát Xẩm thường được mời về hát tại tư gia những gia đình giàu có quyền quý.
Tiến sỹ Lê Thị Minh Lý, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản (Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch): Là một người làm văn hóa, tôi cũng có những cảm nhận sâu sắc về hát Xẩm, đặc biệt khi nghe nghệ nhân Hà Thị Cầu, người Ninh Bình hát. Tôi thấy nghệ nhân dân gian đã sáng tạo ra những lời ca, giai điệu Xẩm đi vào lòng người, nghe rất xúc động… Tôi cho rằng, hát Xẩm là một nghệ thuật độc đáo, là một di sản cần được bảo vệ khẩn cấp. Tôi cũng đã khuyến nghị tỉnh Ninh Bình, hát Xẩm là di sản quý và cần có sự quan tâm. Trước hết hãy lập hồ sơ khoa học để đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, để Nhà nước có sự hỗ trợ kịp thời.Nghệ sỹ Trần Quốc Chiêm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hà Nội: Nghệ thuật hát Xẩm gắn liền với quần chúng, có tính tuyên truyền cộng đồng rộng rãi và có tính giáo dục cao. Với những giai điệu rất hay, rất đặc biệt của mình. Theo tôi, hát Xẩm cũng cần được bảo tồn, phát huy và gìn giữ. Gần đây, một số nghệ sỹ tâm huyết đã kiến nghị Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ để các nghệ sỹ gìn giữ và phát huy để loại hình nghệ thuật này không bị mai một. PGS Lê Đình Toàn, Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam: Là một hình thức sinh hoạt âm nhạc dân gian, nhưng hát Xẩm đã trở thành một loại hình nghệ thuật có đặc thù riêng, trong đó yếu tố dân dã đã được bồi tụ để mang yếu tố chuyên nghiệp nhiều hơn, vì những người hát Xẩm đã sử dụng loại hình nghệ thuật này để kiếm sống. Tôi cho rằng, nghệ thuật nào chúng ta cũng cần có trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ vì mỗi một thể loại có giá trị riêng, góc đứng riêng… nếu đánh mất đi sẽ là sự thiệt thòi chung của đất nước. Với nghệ thuật hát Xẩm cũng vậy. |
Phương Lan
Từ khóa » Hát Xẩm Là Ai
-
Xẩm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hát Xẩm Lịch Sử Và Nguồn Gốc
-
Hát Xẩm – Hành Trình đến Di Sản: Nghệ Thuật Của Cội Nguồn Dân Gian
-
Bạn Biết Gì Về Hát Xẩm Môn Nghệ Thuật Dân Gian Truyền Thống
-
Hát Xẩm
-
Giới Thiệu Về Hát Xẩm
-
Hát Xẩm - Loại Hình Diễn Xướng Dân Gian độc đáo
-
Hát Xẩm Là Gì
-
Bảo Tồn Nghệ Thuật Hát Xẩm - Loại Hình Diễn Xướng Dân Gian độc đáo
-
Bảo Tồn Và Phát Huy Hát Xẩm Trong Cuộc Sống Hôm Nay
-
Hát Xẩm Cần được Bảo Vệ Khẩn Cấp - Báo Văn Hóa
-
Nghệ Sĩ Tô Minh Cường: "Xin đừng Ví Hát Xẩm Là ăn Xin" | Báo Dân Trí
-
Hát Xẩm Lịch Sử Và Nguồn Gốc |Lgg3 - Đơn Giản Tao đẳng Cấp
-
Bảo Tồn Và Phát Triển Nghệ Thuật Hát Xẩm - UBND Tỉnh Ninh Bình