Hậu COVID-19: Chuỗi Cung ứng Cho Tương Lai - PwC

Skip to content Skip to footer

Menu

Dịch vụ Dịch vụ Kiểm toán Tư vấn Hoạt động Tư vấn Thương vụ Tư vấn Luật Tư vấn Thuế Bảo vệ dữ liệu cá nhân Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân Tư vấn quản lý nguồn nhân lực Tư vấn Quản lý rủi ro Dịch vụ Phát triển bền vững và Ứng phó với biến đổi khí hậu Hỗ trợ doanh nghiệp châu Âu ジャパンビジネスサービス Hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản 한국 비즈니스 서비스 Hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc 大中華區及台灣 業務服務團隊 Hỗ trợ doanh nghiệp Trung Quốc và Đài Loan PwC's Academy

Menu

Dịch vụ Kiểm toán

Menu

Dịch vụ Tư vấn Hoạt động

Menu

Dịch vụ Tư vấn Thương vụ

Menu

Dịch vụ Tư vấn Luật

Menu

Dịch vụ Tư vấn Thuế

Menu

Dịch vụ Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Menu

Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân

Menu

Dịch vụ Tư vấn quản lý nguồn nhân lực

Menu

Dịch vụ Tư vấn Quản lý rủi ro

Menu

Dịch vụ Dịch vụ Phát triển bền vững và Ứng phó với biến đổi khí hậu

Menu

Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp châu Âu

Menu

Dịch vụ ジャパンビジネスサービス Hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản

Menu

Dịch vụ 한국 비즈니스 서비스 Hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc

Menu

Dịch vụ 大中華區及台灣 業務服務團隊 Hỗ trợ doanh nghiệp Trung Quốc và Đài Loan

Menu

Dịch vụ PwC's Academy

Nổi bật

Đọc điểm tin mới nhất về thuế, luật và kế toán

Tìm hiểu các nhóm ngành kinh tế

Menu

Ngành kinh tế Ngành kinh tế Ngân hàng và thị trường vốn Dịch vụ tài chính Kỹ thuật và xây dựng Sản phẩm công nghiệp Năng lượng, tiện ích và tài nguyên Dược phẩm và y tế Bất động sản Bán lẻ và tiêu dùng Công nghệ Viễn thông

Menu

Ngành kinh tế Ngân hàng và thị trường vốn

Menu

Ngành kinh tế Dịch vụ tài chính

Menu

Ngành kinh tế Kỹ thuật và xây dựng

Menu

Ngành kinh tế Sản phẩm công nghiệp

Menu

Ngành kinh tế Năng lượng, tiện ích và tài nguyên

Menu

Ngành kinh tế Dược phẩm và y tế

Menu

Ngành kinh tế Bất động sản

Menu

Ngành kinh tế Bán lẻ và tiêu dùng

Menu

Ngành kinh tế Công nghệ

Menu

Ngành kinh tế Viễn thông

Nổi bật

Tra cứu nhóm ngành kinh tế của doanh nghiệp

Menu

Ấn phẩm & Sự kiện Ấn phẩm & Sự kiện Thế giới mới. Kỹ năng mới. Sự kiện Ấn phẩm chọn lọc Truyền thông

Menu

Ấn phẩm & Sự kiện Thế giới mới. Kỹ năng mới.

Menu

Ấn phẩm & Sự kiện Sự kiện

Menu

Ấn phẩm & Sự kiện Ấn phẩm chọn lọc

Menu

Ấn phẩm & Sự kiện Truyền thông

Nổi bật

Sổ tay thuế Việt Nam 2023

Báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022

Thời khắc của Châu Á Thái Bình Dương

Menu

Tuyển dụng Tuyển dụng Văn hoá doanh nghiệp và phúc lợi Cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên và tân cử nhân Cơ hội nghề nghiệp cho ứng viên có kinh nghiệm

Menu

Tuyển dụng Văn hoá doanh nghiệp và phúc lợi

Menu

Tuyển dụng Cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên và tân cử nhân

Menu

Tuyển dụng Cơ hội nghề nghiệp cho ứng viên có kinh nghiệm

Nổi bật

Thế hệ Z đã sẵn sàng cho kỷ nguyên số?

Menu

Giới thiệu Giới thiệu Chương trình Cựu nhân viên Phát triển Bền vững Doanh nghiệp Uy tín thương hiệu Văn hoá doanh nghiệp Mục tiêu và giá trị Mạng lưới PwC Châu Á - Thái Bình Dương Địa điểm văn phòng Liên hệ Bộ Quy tắc Ứng xử dành cho Bên Thứ Ba Hòa nhập & Đa dạng

Menu

Giới thiệu Chương trình Cựu nhân viên

Menu

Giới thiệu Phát triển Bền vững Doanh nghiệp

Menu

Giới thiệu Uy tín thương hiệu

Menu

Giới thiệu Văn hoá doanh nghiệp

Menu

Giới thiệu Mục tiêu và giá trị

Menu

Giới thiệu Mạng lưới PwC Châu Á - Thái Bình Dương

Menu

Giới thiệu Địa điểm văn phòng

Menu

Giới thiệu Liên hệ

Menu

Giới thiệu Bộ Quy tắc Ứng xử dành cho Bên Thứ Ba

Menu

Giới thiệu Hòa nhập & Đa dạng

Nổi bật

Thời khắc của Châu Á - Thái Bình Dương

Báo cáo tổng kết thường niên toàn cầu

Hướng tới mục tiêu khí nhà kính bằng 0 (Net zero)

Loading Results

No Match Found

View All Results Hậu COVID-19: Chuỗi cung ứng cho tương lai

Ba chiến lược ứng phó với 10 thách thức từ chuỗi cung ứng và bên thứ ba

Tăng cường khả năng ứng phó khủng hoảng cho tương lai

Sự lây lan của COVID-19 đã và đang làm gián đoạn phương pháp vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu khiến doanh nghiệp khó mô hình hóa và đánh giá rủi ro. Rõ ràng, chuỗi cung ứng trên mọi quốc gia, kể cả Việt Nam, và trên mọi ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

So với các nước trong khu vực, Việt Nam đã thực hiện tốt việc ngăn chặn đại dịch và mở cửa lại nền kinh tế. Hiện nay, đất nước đang dần chuyển giao từ giai đoạn ứng phó khủng hoảng sang giai đoạn phục hồi. Câu hỏi quan trọng dành cho doanh nghiệp Việt Nam lúc này là làm thế nào để họ có thể chuẩn bị tốt hơn cho chuỗi cung ứng trước những khủng hoảng trong tương lai.

Chuỗi cung ứng trong tương lai sẽ không chỉ xoay quanh hiệu suất và quản lý chi phí mà sẽ dựa trên mức độ an toàn và khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng đó. Quản điểm này cũng được đồng tình bởi các nhà lãnh đạo trên thế giới, ghi nhận từ kết quả “Khảo sát lãnh đạo tài chính toàn cầu về COVID-19” mới nhất được PwC công bố vào tháng 5 vừa qua. Theo khảo sát, các nhà lãnh đạo đang có kế hoạch thay đổi chiến lược chuỗi cung ứng một cách toàn diện hơn.

Đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận thế giới đang dần thay đổi và hòa nhập vào nhịp điệu "bình thường mới". Vậy, doanh nghiệp của Quý vị đã tập trung vào các lĩnh vực quan trọng chưa?

Hậu COVID-19, Quý vị đang có kế hoạch thay đổi lĩnh vực nào trong chiến lược chuỗi cung ứng? Xin vui lòng chọn ba lĩnh vực cấp bách nhất.

Xác định và phát triển thêm nguồn cung thay thế % Muốn hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và hoạt động của các nhà cung cấp hiện nay và trong tương lai % Thay đổi các điều khoản hợp đồng (Ví dụ: thay đổi điều khoản một cách linh hoạt và bảo vệ doanh nghiệp khỏi các điểm yếu) % Áp dụng tự động hóa để cải thiện tốc độ và độ chính xác của quá trình đưa ra quyết định % Sử dụng công cụ để hiểu rõ hơn yêu cầu của khách hàng (Ví dụ: thay đổi hỗn hợp dịch vụ, hiểu rõ hơn về lý do đặt hàng) % Nâng cao tính minh bạch của hệ thống nhà cung cấp (Ví dụ: cảnh báo rủi ro, phương pháp hoạch định theo kịch bản) % Cải thiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro (Ví dụ: bảo hiểm thiên tai, điều khoản bất khả kháng linh hoạt hơn) % Đa dạng họa địa điểm lắp ráp và / hoặc địa điểm cung cấp dịch vụ (Ví dụ: góp phần tuân thủ với pháp luật, rút ngắn thời gian cung cấp thành phẩm) % Nguồn: Khảo sát lãnh đạo tài chính toàn cầu về COVID-19, 04/05/2020Số người tham dự khảo sát: 867

Các lĩnh vực cần doanh nghiệp tập trung hiện nay

Điều chỉnh lại chuỗi cung ứng và các vấn đề của bên thứ ba để chuẩn bị tốt hơn cho các khủng hoảng trong tương lai

Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã gây gián đoạn liên tiếp trên toàn cầu. Nâng cao tính minh bạch đối với từng thành phần quan trọng trong chuỗi cung ứng, mức độ phụ thuộc lẫn nhau và những dữ liệu liên quan để đánh giá các trở ngại tài chính và hoạt động tiềm tàng đang dần trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Điều này hỗ trợ các tổ chức xây dựng và quản lý các phương án dự phòng tức thời, từ đó, tạo ra chuỗi cung ứng linh hoạt hơn, dài hạn hơn.

Lập sơ đồ và phân tích chuỗi cung ứng

Gia tăng nhu cầu về nâng cao tính minh bạch qua tất cả các cấp của chuỗi cung ứng

Sự thay đổi đột ngột và chưa từng có trong cung và cầu đi kèm với sự lây lan của đại dịch, đang tạo ra những thách thức lớn trong dịch vụ hậu cần và đảm bảo an ninh. Khó khăn hoặc không có khả năng vận chuyển các linh kiện và sản phẩm hoàn chỉnh, thiếu tài xế chuyên trách, chậm trễ trong bảo trì và bảo dưỡng phương tiện vận chuyển, thiếu thiết bị chuyên dụng để giao hàng khi cần thiết, và gia tăng hành vi trộm cắp và / hoặc mất sản phẩm là những hậu quả từ thay đổi đột ngột nói trên. 

Dịch vụ hậu cần và đảm bảo an ninh

Cần phải quản lý hậu cần một cách linh hoạt để đảm bảo phân bổ hợp lý năng suất phân phối toàn mạng lưới

Sự thay đổi chưa từng thấy trong nhu cầu đối với một số sản phẩm và nguyên liệu thô, cũng như tình trạng một số mặt hàng quan trọng đang dần cạn kiệt đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét phương pháp kiểm soát hành vi của bên thứ ba liên quan đến giá cả. Rủi ro về đạo đức, pháp lý và uy tín phát sinh từ việc tăng thêm số lượng cũng như ký thêm hợp đồng với các nhà phân phối cần phải được quản lý.

Nhà phân phối, bên trung gian và đại lý

Giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn từ bên thứ ba, đặc biệt là khi nguồn hàng dần cạn kiệt và nhu cầu tăng cao.

Tác động của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến nguồn lao động và khả năng di chuyển của họ đến một số địa điểm. Các trường hợp liên quan đến kỹ năng chuyên môn sẽ khó giải quyết. Các công ty cần xem xét chiến lược sử dụng nguồn lao động tạm thời cho một số vị trí cũng như cân nhắc tự động hóa hoặc sử dụng công nghệ đối với những vị trí khác.

Nguồn nhân lực trọng yếu

Lên kế hoạch cho tình trạng thiếu hụt lao động do không có sẵn nguồn nhân lực trọng yếu tại chỗ.

Đại dịch COVID-19 đã để lại những thách thức chưa từng có cho hệ sinh thái chuỗi cung ứng, dẫn đến những thiệt hại lớn cho nhiều doanh nghiệp, tiêu biểu như: bỏ lỡ cơ hội bán hàng; chi phí trực tiếp từ nhà cung cấp tăng do nhà cung cấp bỏ qua hoặc tái cung cấp nguồn hàng trong thời gian ngắn; thiệt hại uy tín đến từ việc không đáp ứng được nhu cầu dịch vụ; tăng chi phí chất lượng của việc giao hàng gấp rút/rút ngắn và thời gian quản lý khủng hoảng kéo dài.

Tình hình tài chính của nhà cung cấp

Khó khăn từ các nhà cung cấp có thể gia tăng áp lực hoặc gây gián đoạn trong chuỗi cung ứng.

Doanh nghiệp ngày càng trở nên phụ thuộc vào công nghệ sau khi đại dịch bùng nổ. Bản chất của rủi ro công nghệ đang dần thay đổi khi những kẻ tấn công mạng lợi dụng bất ổn tạm thời và những biến đổi nhanh chóng về công nghệ cũng như vận hành trong doanh nghiệp. Ứng phó với hiểm họa này sẽ có tác dụng lâu dài khi làm việc từ xa và kỹ thuật số sẽ ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. 

Kỹ thuật số và an ninh mạng

Tăng cường rủi ro tấn công mạng phát sinh từ việc gia tăng sử dụng công nghệ

Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi tình hình tuân thủ quy định vốn đang ổn định, với sự xuất hiện của nhiều bên thứ ba trong các hoạt động cung cấp và phân phối cũng như do các hành vi linh hoạt để ứng phó với gia tăng sản lượng và nhu cầu. Những doanh nghiệp không tuân thủ quy định về môi trường, xã hội, quản trị và pháp luật có nguy cơ bị khách hàng tẩy chay, cũng như rủi ro phải đối mặt với quá trình điều tra sau khủng hoảng. 

Tuân thủ luật lệ

Không có bất cứ biện hộ nào cho việc lợi dụng COVID-19 để vi phạm quy định, pháp luật.

Đại dịch COVID-19 gây ra nhiều gián đoạn trong hoạt động của doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải đánh giá lại các điều khoản hợp đồng đã kí với khách hàng, nhà cung cấp hay các đối tác thương mại khác. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có sẵn quyền truy cập vào tất cả các hợp đồng và thỏa thuận thương mại, từ đó, có thể xác định những điều khoản trong hợp đồng mang lại cơ hội hay rủi ro.

Hợp đồng và điều khoản thương mại

Giảm thiểu rò rỉ giá trị và tối ưu hóa ảnh hưởng của các chính sách cắt giảm chi phí

Mặc dù còn nhiều điểm chưa rõ ràng về việc những gián đoạn do đại dịch COVID-19 gây ra đối với hệ sinh thái chuỗi cung ứng và dịch vụ có được tính là trường hợp bất khả kháng hay không, doanh nghiệp cần cân nhắc các cơ chế để khắc phục tổn thất do đại dịch (bao gồm cả khiếu nại). Khi chưa có cơ chế khắc phục cụ thể và rõ ràng, ngay bây giờ, doanh nghiệp có thể thực hiện một số quy trình quan trọng mà có thể hữu ích trong trường hợp có khiếu nại trong tương lai.

Khiếu nại và tổn thất

Đảm bảo cơ chế chặt chẽ để tăng khả năng đạt được kết quả công bằng và thỏa đáng khi khiếu nại xảy ra

Những gián đoạn do COVID-19 gây ra bao gồm việc tăng hoặc giảm nhu cầu của khách hàng, thay đổi chuỗi cung ứng vật lý, hợp tác với nhà cung cấp mới hay sử dụng địa điểm cung cấp mới cũng như những giấy tờ kèm theo cho hợp đồng sẽ dẫn đến một số hệ quả về thuế. Những hệ quả này cần được chủ động đánh giá để giảm thiểu rủi ro. Trường hợp phát sinh thuế gián thu có thể mang lại tác động lớn tới các quyết định về nguồn cung ứng. Phương pháp đưa ra các quyết định này cũng sẽ liên quan đến nguồn lợi nhuận hoặc tổn thất có thể phát sinh thông qua chuỗi cung ứng, và từ đó sẽ phát sinh các nghĩa vụ thuế tương ứng.

Thuế

Cân nhắc những tác động sâu xa về thuế khi đưa ra các quyết định về nguồn cung ứng

< Back < Back [+] Read More

Tải ấn phẩm Chuỗi cung ứng cho tương lai

Tìm hiểu ba chiến lược ứng phó với 10 thách thức từ chuỗi cung ứng và bên thứ ba

Các ấn phẩm liên quan

Hoạt động trong thời ký đầy biến động

Tám lĩnh vực chính doanh nghiệp cần xem xét nhằm hoạt động an toàn cùng COVID

Các biện pháp ứng phó thời hậu COVID-19: Doanh nghiệp cần làm gì khi trở lại hoạt động

PwC đề xuất doanh nghiệp cân nhắc các quyết định về việc trở lại hoạt động dựa trên 4 tiêu chí: Sức khỏe & An toàn, Loại hình công việc (Trình tự), Tài chính...

Bảy chiến lược then chốt doanh nghiệp có thể thực hiện để giảm thiểu tác động của COVID-19

Với nguy cơ khủng hoảng toàn cầu trước mắt, những doanh nghiệp được chuẩn bị kỹ càng có thể bảo vệ lực lượng lao động và lợi nhuận của họ. Tìm hiểu thêm tại...

Ngành kinh tế Ngân hàng và thị trường vốn Dịch vụ tài chính Kỹ thuật và xây dựng Sản phẩm công nghiệp Năng lượng, tiện ích và tài nguyên Dược phẩm và y tế Bất động sản Bán lẻ và tiêu dùng Công nghệ Viễn thông Dịch vụ Kiểm toán Tư vấn quản lý rủi ro Tư vấn hoạt động Tư vấn thương vụ Tư vấn pháp lý Tư vấn thuế Hỗ trợ doanh nghiệp tư ジャパンビジネスサービス 한국 비즈니스 서비스 大中華區及台灣 業務服務團隊 Hỗ trợ doanh nghiệp châu Âu Tư vấn quản lý nguồn nhân lực Ấn phẩm Điểm tin Việt Nam Giới thiệu Chương trình Cựu nhân viên Giải thưởng Phát triển Bền vững Doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp Địa điểm văn phòng Liên hệ Tuyển dụng Văn hóa và phúc lợi Cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên và tân cử nhân Cơ hội nghề nghiệp dành cho ứng viên có kinh nghiệm Truyền thông Thông cáo báo chí Tin bài về PwC Video Sự kiện

© 2017 - 2024 PwC. Bảo lưu mọi quyền. “PwC” là mạng lưới PwC và/hoặc một hay nhiều công ty thành viên, trong đó mỗi công ty thành viên là một pháp nhân độc lập và riêng biệt. Vui lòng truy cập www.pwc.com/structure để biết thêm chi tiết.

  • Quyền riêng tư
  • Thông tin cookies
  • Miễn trừ trách nhiệm pháp lý
  • Đơn vị chủ quản
  • Sơ đồ web

Từ khóa » Chúng Ta Thời Hậu Covid