Hậu Kiểm Là Gì? Khó Khăn Và Giải Pháp Công Tác Hậu Kiểm

Công tác hậu kiểm đang dần được chính phù chuẩn hoá các quy trình để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh dễ dàng trong khuôn khổ pháp luật. Vậy hậu kiểm là gì, xin mời các bạn theo dõi qua bài viết này.

Hậu Kiểm là gì?

Đầu tiên có thể hiểu hậu kiểm chính là hoạt động của các cơ quan nhà nước về việc giám sát kiểm tra các tổ chức, các nhân đang thực hiện hoạt động kinh doanh, để đảm bảo việc kinh doanh tuân thủ đúng pháp luật.

1-hau-kiem-la-gi

Hậu kiểm là gì?

Chuyển đổi từ tiền kiểm sang hậu kiểm

Cơ chế của nhà nước chuyển đổi từ “tiền kiểm sang hậu kiểm” đã đem lại nhiều tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế. Đây là phương thức thay đổi về mối quan hệ giữa hai bên doanh nghiệp và nhà nước, quá trình chuyển đôi này đồng nghĩa với việc chuyển từ quan hệ quản lý, giám sát sang quan hệ hỗ trợ giữa các đối tác để cùng nhau phát triển, là quá trình chuyển từ việc can thiệp vào các doanh nghiệp thông qua hình thức hành chính trực tiếp sang hình thức can thiệp gián tiếp bằng pháp luật và các chính sách cơ chế cụ thể vĩ mô.

Quá trình chuyển đổi này đã bước đầu có nhiều tiến bộ, giúp giảm chi phí hành chính tiết kiệm được số tiền lớn đối với doanh nghiệp khi doanh nghiệp thay đổi quy cách quản lý, tự chịu trách nhiệm và chất lượng sản phẩm. Nếu như trước đây con số hàng hóa phải kiểm tra trước khi thông quan lên đến 24 nhóm, thì hiện nay chỉ còn 1 nhóm phải kiểm tra đó là khí dầu mỏ hoá lỏng và xăng dầu. Thêm vào đó hậu kiểm đã giảm thiểu vấn đề quản lý chồng chéo kéo dài, mất nhiều thời gian.

Các doanh nghiệp sau khi được áp dụng chuyển đối này cũng đưa ra nhiều mong muốn và phản ánh như: Có nhiều đợt kiểm tra dưới nhiều hình thức làm doanh nghiệp lo ngại ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Các doanh nghiệp cũng mong muốn cho phương thức hậu kiểm sẽ mang tính thân thiện, hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật, và có cơ sở cảnh báo nếu doanh nghiệp vi phạm thay vì cơ quan chức năng đến xử phạt bằng hình thức “tìm soát lỗi”. Đồng thời công tác hậu kiểm cũng cần thống nhất và rõ ràng, dự đoán được khả năng tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Để triển khai hậu kiểm hiệu quả đối với doanh nghiệp thì cần hướng dẫn cho doanh nghiệp chuẩn hoá các quy trình, tiêu chuẩn bảo đảm các tổ chức kinh doanh có thể dễ dàng thực hiện, kết hợp nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với pháp luật và nhà nước.

2-hau-kiem-la-gi

Chuyển đổi từ tiền kiểm sang hậu kiểm

Khó khăn trong công tác hậu kiểm

  • Đầu tiên chính là vấn đề từ các cơ quan quản lý trong thực hiện công tác “hậu kiểm” về các phối hợp và sự sẵn sàng. Vẫn còn tồn đọng nhiều cơ quan quản lý chưa nắm được nhận thức cũng như trách nhiệm đối với công tác quản lý các doanh nghiệp, chưa có phương án chủ động trong xây dựng, kế hoạch và cũng chưa có sự phối hợp làm việc hiệu quả.
  • Thứ hai, nhiều doanh nghiệp chưa có ý thức chấp hành quy định pháp luật về kinh doanh và hậu kiểm, dẫn tới gây khó khăn cho cơ quan quản lý.
  • Thứ ba, mỗi năm rát nhiều doanh nghiệp mọc lên như nấm, và rất nhiều doanh nghiệp tăng trưởng về số lượng, cùng với đó các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp cũng gia tăng.

Đâu là giải pháp:

Để làm tốt công tác hiệu quả thì các cơ quan nhà nước phải là người đi đầu trong việc nâng cao trách nhiệm trong hậu kiểm, kết hợp với các bên thuế, công an, cơ quan đăng ký kinh doanh,… để thực hiện tốt. Theo đó các cơ quan quản lý phải có trách nhiệm chỉ dẫn cho tổ chức, cá nhân kinh doanh tuân thủ đúng theo pháp luật trong quá trình kinh doanh, sản xuất, có hình thức xử lý vi phạm rõ ràng để doanh nghiệp nắm được.

Các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương trong việc ban hành và xây dựng cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh. Cùng với đó là kết hợp sự tham gia giám sát của xã hội trong quá trình giám sát, quản lý doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập kinh doanh, đó có thể là: hiệp hội tiêu dùng, hội nghề nghiệp, chủ nợ, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, đối tác,…

Theo nhận định của các chuyên gia mặc dù hậu kiểm vẫn còn tồn đọng những nhược điểm nhất định, nhưng chúng ta cũng phải thử nhận hậu kiểm cũng đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, phù hợp với kinh doanh do tính linh hoạt trong phương thức hoạt động.

3-hau-kiem-la-gi

Hạn chế, thách thức hậu kiểm

Công ty Cổ phần thuế kế toán Luật Minh Châu là một trong những công ty luật hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ hoạt đồng và thành lập doanh nghiệp, với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệp, chuyên môn cao sẽ đem đến những dịch vụ uy tín tốt nhất cho khách hàng

Liên hệ với Luật Minh Châu qua hotline 0937967242 hoặc truy cập website http://luatminhchau.vn/ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất bạn nhé!

>> Xem thêm: Kinh nghiệm thành lập công ty TẠI ĐÂY

>> Xem ngay: Dịch vụ đăng ký kinh doanh tại Đồng Nai (tặng mẫu dấu doanh nghiệp, giám đốc, miễn phí thiết kế)

Từ khóa » Hậu Kiểm Là Gì