Tăng Cường Hậu Kiểm Trong Vấn đề An Toàn Thực Phẩm
Có thể bạn quan tâm
T2 - T5: 7h30 - 12h00 & 13h00 - 17h30, T6: 7h30 - 12h00 & 13h00 - 16h30
Số 36 Đường A4, P. 12, Q. Tân Bình, TP. HCM
info@luatthiendi.com
0981 317 0750868 083 683
- Trang chủ
- Tin tức
Tăng cường hậu kiểm trong vấn đề an toàn thực phẩm
Trước đây, việc lấy mẫu kiểm tra mất khá nhiều thời gian thì nay việc lấy mẫu và công bố kết quả được thực hiện nhanh chóng, giảm tối đa chi phí. Vì vậy, vấn đề mấu chốt là tăng cường công tác hậu kiểm để xử lý vi phạm nếu có – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, việc cắt giảm nhiều thủ tục đăng ký, công bố thực phẩm, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm không chỉ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, mà đây cũng là giải pháp giảm áp lực cho cơ quan quản lý.
Giảm tiền kiểm, tập trung hậu kiểm trong quản lý an toàn thực phẩm
Nhiều thuận lợi
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh, sản xuất nhưng không buông lỏng quản lý an toàn thực phẩm, ngày 2/2/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn thực phẩm (thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP), quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Theo đó, Nghị định số 15 đã cắt giảm nhiều thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong cho biết, nhiều doanh nghiệp ghi nhận những điểm mới trong Nghị định đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp được tự công bố sản phẩm, chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm, thay vì gửi bản hồ sơ công bố tới các cơ quan nhà nước để xác nhận như trước đây.
Riêng một số sản phẩm phải công bố tại Bộ Y tế và Sở Y tế như thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới sẽ đăng ký bản công bố tại Cục An toàn thực phẩm; sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi phải đăng ký bản công bố tại sở y tế địa phương; các sản phẩm còn lại doanh nghiệp tự công bố theo hướng dẫn.
Sau đó, căn cứ công bố của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tăng cường hậu kiểm, kiểm tra, xử phạt nếu phát hiện sai phạm; mở rộng phạm vi, nâng cao mức xử phạt theo quy định pháp luật; đặc biệt, có một số mặt hàng sẽ được miễn công bố.
Nhiều ý kiến cho rằng, thực hiện quy định mới, doanh nghiệp có nhiều thuận lợi, trong đó có việc mở rộng diện các doanh nghiệp không cần phải có giấy xác nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cũng như mở rộng đối tượng, các cơ sở được miễn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Theo đó, các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, các cơ sở sơ chế sản phẩm ban đầu, các nhà hàng, cửa hàng ăn uống… sẽ không phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà được quyền tự công bố và chịu trách nhiệm.
Với quy định này, theo tính toán của Viện nghiên cứu Kinh tế Trung ương, có khoảng hơn 95% sản phẩm thực phẩm không cần phải tiến hành các thủ tục về mặt hành chính. Nếu làm được theo đúng tinh thần này thì có thể tiết kiệm được 1,8 triệu ngày công và hơn 600 tỷ đồng.
Xem thêm công bố chất lượng thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh
Xem thêm: Những lưu ý vệ sinh an toàn thực phẩm doanh nghiệp cần tránh
Thực hiện nghiêm quy định
Thực hiện Nghiêm các vấn đề kiểm tra an toàn thực phẩm
Tuy nhiên, trên thực tế các đơn vị vẫn gặp một số vướng mắc, phát sinh sau một thời gian thực hiện quy định mới. Cụ thể, theo Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong, do hiện nay một số địa phương, UBND tỉnh, thành phố chưa có văn bản yêu cầu các cơ quan chuyên môn tiếp nhận hồ sơ tự công bố của doanh nghiệp.
Đơn cử như một số địa phương, việc tiếp nhận hồ sơ tự công bố của doanh nhiệp vẫn do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiến hành, song nhiệm vụ này vẫn chưa chính thức, sau này nếu UBND tỉnh lại giao cho cơ quan khác tiếp nhận sẽ gây khó cho doanh nghiệp. Đồng thời, qua thời gian triển khai, nhiều doanh nghiệp thắc mắc khi nộp hồ sơ tự công bố đến cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước có cần phải có xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp hay không?
Ngoài ra, để ngăn chặn kẽ hở trong công tác kiểm soát an toàn thực phẩm do việc chuyển phương thức từ tiền kiểm cùng với hậu kiểm như trước sang chỉ tập trung vào hậu kiểm, ông Phong cho biết, Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch kiểm tra sản phẩm nhập khẩu được bán ra thị trường.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế kiến nghị việc nâng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm để tạo tính răn đe, bảo đảm tính tuân thủ pháp luật. Ngoài ra, Bộ cũng kiến nghị các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, để tránh tối đa việc kinh doanh thực phẩm không bảo đảm chất lượng, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Hiện nay, để kiểm tra an toàn thực phẩm, cơ quan hải quan có thể lấy ngẫu nhiên bất kỳ hồ sơ nào của doanh nghiệp nhưng tỷ lệ không vượt quá 5% tùy theo điều kiện. Các chuyên gia cho rằng, việc chỉ kiểm tra không quá 5% hồ sơ của doanh nghiệp là tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp; điều đó cũng đồng nghĩa là cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải chấp nhận một tỷ lệ rủi ro nhất định.
Trước đây, việc lấy mẫu kiểm tra mất khá nhiều thời gian thì nay việc lấy mẫu và công bố kết quả được thực hiện nhanh chóng, giảm tối đa chi phí. Vì vậy, vấn đề mấu chốt là tăng cường công tác hậu kiểm để xử lý vi phạm nếu có – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh.
Xem thêm: Những lưu ý khi xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số dịch vụ của Thiên Di như:
– Xin Giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư:
– giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
– Dịch vụ Công bố thực phẩm:
– Dịch vụ Công bố mỹ phẩm:
– Công bố thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ hải sản:
– Tư vấn đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả
– Tư vấn hồ sơ thủ tục công bố các chế phẩm, đồ dùng gia đình (bột giặt, nước rửa chén, nước lau sàn,…)
– Tư vấn và xin Mã số mã vạch
– Hỗ trợ đăng ký mã số mã vạch cho các sản phẩm.
– Tư vấn và tiến hành xin Giấy phép quảng cáo
– Tư vấn và xin Chứng nhận lưu hành tự do – Certificate of Free Sale (CFS)
– Tư vấn xin cấp giấy chứng nhận sức khoẻ
Tìm hiểu thêm: Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu
Lý do nên lựa chọn dịch vụ của Thiên Di:
”Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.”
- Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.
- Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.
- Có khả năng chịu áp lực công việc cao.
- Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.
- Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
Đội ngũ nhân sự
Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, Thiên Di luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Thiên Di cung cấp dịch vụ công bố mỹ phẩm, đăng ký bảo hộ logo, công bố mỹ phẩm nhập khẩu, công bố lưu hành mỹ phẩm,...tại Việt Nam, Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.
Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí. Chi tiết liên hệ: 0982020789 – Email: info@luatthiendi.com
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI
Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0982020789
Điện thoại: 028.6293 9377
Email: info@luatthiendi.com
Website: luatthiendi.com
Bài viết khác
Công bố chất lượng mỹ phẩm và 7 thông tin bắt buộc phải biết
17 Tháng Mười Hai, 2024
Không chỉ Thực phẩm chức năng mà Mỹ phẩm cũng phải tiến hành công bố. Theo quy định tại Điều 68 Nghị định 117/NĐ-CP ...
Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại được quy định như thế nào?
13 Tháng Mười Hai, 2024
Tên thương mại là tên gọi được sử dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh. Mặc dù được pháp luật bảo vệ nhưng việc đăng ...
Đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu quốc tế mới nhất hiện nay
11 Tháng Mười Hai, 2024
Đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu quốc tế là một bước đi quan trọng để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của bạn được bảo ...
Doanh nghiệp có phải bắt buộc đăng ký mã số mã vạch sản phẩm không?
02 Tháng Mười Hai, 2024
Tại Việt Nam, hiện nay không có quy định nào bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký mã số mã vạch sản phẩm. Do đó, tùy theo ...
Thông tin quy định công bố mỹ phẩm chi tiết
29 Tháng Mười Một, 2024
Quy định công bố mỹ phẩm yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký sản phẩm tại Cục Quản lý Dược hoặc Sở Y tế trước khi lưu ...
Làm sao để công bố mỹ phẩm nhập khẩu nhanh chóng và hiệu quả
29 Tháng Mười Một, 2024
Công bố mỹ phẩm nhập khẩu là bước không thể thiếu để các sản phẩm nước ngoài hợp pháp hóa và lưu hành tại Việt Nam. Nắm ...
Công bố mỹ phẩm nội địa và nhập khẩu: Khác nhau ở điểm nào?
29 Tháng Mười Một, 2024
Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, việc công bố sản phẩm là bước quan trọng để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người ...
Quy định mới về đăng ký sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản cần biết
25 Tháng Mười Một, 2024
Theo quy định của Luật Thuỷ sản và các văn bản hướng dẫn thi hành (có hiệu lực từ ngày 1/1/2019), các tổ chức, cá nhân ...
Liên hệ với chúng tôi
Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất
Gửi cho chúng tôiThông tin Liên hệ
0981317075
Số 36 Đường A4, Phường 12, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
T2 - T5: 7h30 - 12h00 & 13h00 - 17h30, T6: 7h30 - 12h00 & 13h00 - 16h30
info@luatthiendi.com
Chính sách
Chính sách vận chuyển
Chính sách đổi trả
Chính sách và quy định
Dịch vụ nổi bật
-
An toàn vệ sinh thực phẩm
-
Giấy phép KD, giấy phép đầu tư
-
Sở hữu trí tuệ
-
Công bố thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ hải sản
Thiên Di luôn nỗ lực để cung cấp cho khách hàng dịch vụ với chất lượng tốt nhất. Với phương châm "chất lượng là sức mạnh, uy tín là thương hiệu".
Mọi thông tin trên website đều là nội dung bản quyền, chia sẻ vui lòng để lại nguồn bài viết. Xin cảm ơn!
Bản quyền © 2020 Công ty TNHH TM DV Thiên Di - Design by mangxuyenviet.vn
Từ khóa » Hậu Kiểm Là Gì
-
Hậu Kiểm Là Gì? Khó Khăn Và Giải Pháp Công Tác Hậu Kiểm
-
Hậu Kiểm Là Gì? Giải Thích Từ Ngữ Văn Bản Pháp Luật - Từ điển Số
-
Doanh Nghiệp Sợ… Hậu Kiểm
-
Hậu Kiểm Là Gì
-
Hậu Kiểm Nghĩa Là Gì?
-
Làm Rõ Cơ Chế Hậu Kiểm | VIBOnline
-
Doanh Nghiệp Tiết Kiệm 600 Tỷ đồng Mỗi Năm Nhờ Cơ Chế Hậu Kiểm
-
Hậu Kiểm Không đơn Thuần Là Kiểm Tra Doanh Nghiệp - VnExpress
-
Tiền Kiểm Và Hậu Kiểm - Báo Thanh Niên
-
Cần đẩy Mạnh Công Tác “hậu Kiểm” Sau đăng Ký Kinh Doanh
-
Trước Giờ Bấm Nút: Tiền Kiểm Hay Hậu Kiểm? - Truyền Hình Quốc Hội
-
“Tiền Phòng, Hậu Kiểm” Trong Chống Thất Thu Thuế Chuyển Nhượng ...
-
Áp Dụng Các Giải Pháp “tiền Phòng, Hậu Kiểm”, Tạo Mọi điều Kiện để ...
-
Áp Dụng “tiền Phòng - Hậu Kiểm” Chặt Chẽ Với Thị Trường Chứng Khoán