Hậu Quả Khi Mất Răng Sữa Sớm - Báo Sức Khỏe & Đời Sống

Đến 11-12 tuổi, răng sữa được thay thế hoàn toàn bởi răng vĩnh viễn. Sự khỏe mạnh của hàm răng sữa có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất chung của trẻ, đặc biệt là sự phát triển của hàm răng vĩnh viễn.

Vai trò của hàm răng sữa

Hàm răng sữa giữ một chức năng rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn cho trẻ bằng cơ chế cắt, nhai, nghiền nát thức ăn. Bên cạnh đó, một chức năng quan trọng của hệ răng sữa thường bị bỏ qua, đó là vai trò của răng sữa trong phát âm. Sự mất sớm các răng phía trước có thể gây khó khăn cho việc phát âm một số âm như “ph”, “v”, “s”. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, khi các răng cửa vĩnh viễn đã mọc lên hoàn chỉnh, sẽ có sự tự sửa chữa trong phát âm. Sự phát âm của trẻ còn có thể bị ảnh hưởng một cách gián tiếp vì khi tự nhận ra bộ răng xấu xí của mình, trẻ sẽ không mở miệng đủ to khi nói chuyện. Hệ răng sữa cũng mang lại thẩm mỹ cho khuôn mặt trẻ, giúp trẻ tự tin khi giao tiếp.

Ngoài chức năng tương tự như hàm răng vĩnh viễn, hàm răng sữa còn có thêm 2 chức năng quan trọng là giữ khoảng trên cung hàm cho răng vĩnh viễn tương ứng mọc lên; kích thích sự phát triển của xương hàm: nhờ vào cử động nhai, nhất là trong sự phát triển chiều cao của răng.

Nếu trẻ không được quan tâm chăm sóc răng sữa tốt sẽ dẫn đến bị mắc bệnh sâu răng là nguyên nhân chính gây mất răng sữa, răng hàm sữa.Răng vĩnh viễn mọc lên, răng sữa chưa rụng.

Răng vĩnh viễn mọc lên, răng sữa chưa rụng.

Răng vĩnh viễn mọc lên, răng sữa chưa rụng.

Hậu quả của mất răng sữa sớm

Sự mất răng sữa sớm được chia ra: mất răng phía trước (răng cửa và răng nanh) và mất răng sau (các răng hàm). Mất răng phía trước chủ yếu là do chấn thương (thường gặp ở trẻ tập bò, đi và chạy) hoặc do sâu răng dạng sâu răng bú bình và sâu răng lan nhanh.

Sâu răng có thể gây đau, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, vui chơi của trẻ... Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm khuẩn tại chỗ, nguy cơ lưu giữ vi khuẩn, gây sưng đau, có nguy cơ dẫn đến các bệnh toàn thân như: viêm phổi, viêm khớp... và những biến chứng nguy hiểm khác. Sâu răng nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến mất răng. Mất răng sữa sớm trước tuổi thay răng ở trẻ làm cho khả năng ăn nhai của trẻ giảm đi. Trẻ mất răng cửa sữa sớm, ngay trước khi bắt đầu phát âm, sẽ làm sự phát âm chậm lại hoặc bị thay đổi, nhất là đối với một số âm phát cần có sự tiếp xúc giữa lưỡi và mặt trong răng cửa trên (âm “s”, “v”). Các răng bên cạnh sẽ nghiêng vào khoảng trống mất răng, răng hàm vĩnh viễn tương ứng mọc lên thay thế sẽ thiếu chỗ, dẫn đến mọc khấp khểnh, mọc lệch hoặc mọc kẹt.

Lời khuyên của bác sĩ

Các bậc cha mẹ nói chung còn chưa có sự quan tâm đầy đủ đến hàm răng sữa khi cho rằng hàm răng sữa chỉ là tạm thời, sẽ được thay thế bởi hàm răng vĩnh viễn. Do đó, các bậc cha mẹ thường không chú ý đến việc cho trẻ đi khám và kiểm tra định kỳ bệnh răng miệng trước khi trẻ có vấn đề về răng. Thường khi trẻ có biểu hiện như đau răng, nhiễm khuẩn răng, răng mọc khấp khểnh... mới đưa con đi khám, khi đó mọi điều trị để bảo tồn răng thường không có kết quả mà thường phải chỉ định nhổ răng.

Để cho con bạn có hàm răng sữa khỏe mạnh cho đến tuổi thay răng, các bậc cha mẹ nên cho con đi khám răng định kỳ 3-6 tháng 1 lần đến khi trẻ mọc đầy đủ các răng sữa (30-36 tháng). Thăm khám định kỳ nhằm phát hiện sớm các tổn thương răng và điều trị kịp thời, trám bít hố rãnh các răng hàm sữa để phòng sâu răng. Cần vệ sinh răng miệng đúng cách và thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, tốt cho răng.

Từ khóa » Hệ Răng Sữa