Hậu Sản Là Gì? Quy Tắc 4 Nên 3 Tránh Sau Hậu Sản Giúp Mẹ Tránh Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Hậu sản tuy nghe rất quen thuộc, tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng hiểu rõ về nào. Hậu sản là gì, những căn bệnh thường gặp sau sinh và cách phòng tránh bệnh hậu sản là những thông tin hữu ích mà tất cả các thai phụ nên biết. Hậu sản là gì? Cũng giống như giai đoạn tiền sản, tất cả thai phụ đều phải trải qua hậu sản. Thông thường khoảng thời gian hậu sản là 3 tháng sau khi sinh con hoặc 6 tuần (tương đương 42 ngày) sau sinh. Vì đây là khoảng thời gian mà các cơ quan sinh dục hồi phục bình thường như trước khi sinh. Trong giai đoạn hậu sản, cơ thể người mẹ còn rất yếu, do đó vấn đề chăm sóc phụ nữ sau sinh cần được đặc biệt lưu ý vì cơ thể mẹ rất dễ mắc các bệnh lý hay gọi là bệnh hậu sản. Đây là nhóm các bệnh có thể ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần của người mẹ. Những căn bệnh hậu sản có thể gặp phải Sinh con là niềm hạnh phúc thiêng liêng của người phụ nữ, nhưng cúng chính từ đó mà người mẹ phải đối mặt với nhiều biến chứng, căn bệnh nguy hiểm về thể chất và tinh thần nếu không được chăm sóc tốt. Dưới đây là những căn bệnh hậu sản thường gặp nhất. 1. Tinh thần bị suy sụp Đây là chứng bệnh hậu sản về tâm lý mà hầu hết các mẹ đều phải trải qua. Tình trạng này cũng có nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào cách đối mặt của từng mẹ. Người mẹ thường có các biểu hiện như cáu kỉnh, khó chịu, tâm trạng rất dễ bị thay đổi, đây là biểu hiện của mức độ nhẹ. Có nhiều mẹ bầu thường có dấu hiệu suy sụp "nặng" về tinh thần và kéo dài rất lâu, còn gọi là chứng trầm cảm sau sinh (tỷ lệ chiếm khoảng 7 - 17%). Người mẹ luôn cảm thấy không thoải mái trong cuộc sống, tâm lý lo lắng, sợ hãi, bất an. Chứng bệnh này cần được điều trị sớm nếu không ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ. Một biểu hiện nặng hơn của việc tinh thần bị suy sụp là rối loạn tâm thần, đây là dạng nặng hơn so với trầm cảm sau sinh, tỷ lệ chỉ chiếm khoảng 0,2%. Thông thường xảy ra nhiều nhất ở phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc tâm thần. Bên cạnh vấn đề tâm lý, người mẹ sau sinh cũng thường phải đối mặt với một số căn bệnh như sau 2. Băng huyết sau sinh Băng huyết sau sinh là tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm và rất thường gặp trong 24 giờ sau sinh. Nếu không được chữa trị kịp thể có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân do tử cung yếu hoặc người mẹ bị u xơ tử cung, cung bị dị dạng. Các biểu hiện: máu ra nhiều, không cầm được máu làm người mẹ mất máu quá nhiều dẫn đến choáng váng, hạ huyết áp, da xanh, đổ mồ hôi, tay chân lạnh,... 3. Các bệnh nhiễm khuẩn hậu sản Trong quá trình "vượt cạn" của mẹ, các vi khuẩn từ dụng cụ sinh nở sẽ dễ dàng lây nhiễm qua bộ phận sinh nhục, đi theo ngõ âm đạo, cổ tử cung và xâm nhập vào trong cơ thể của mẹ. Tổn thương trong lúc sinh nở cũng là nguyên nhân gây các bệnh nhiễm khuẩn sau sinh. Các dạng bệnh nhiễm khuẩn hậu sản: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch, viêm phần phụ và dây chằng. Người mẹ sẽ có biểu hiện là mệt mỏi, sốt nhẹ, mưng mủ chỗ viêm, chán ăn, nặng hơn là sốt cao, hạ huyết áp,... 4. Sản giật sau sinh Nếu tiền sản giật là biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ thì sản giật sau sinh cũng là mối nguy hiểm đối với người mẹ. Biểu hiện là đau đầu, co giật, buồn nôn, phù nề, ù tai,...Mẹ phải đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trên để có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời. Quy tắc 3 đừng 4 nên giúp mẹ phòng tránh bệnh hậu sản Sau sinh, người mẹ phải đối mặt với nhiều bệnh hậu sản có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc tốt trong thời gian ở cữ sẽ giúp mẹ phòng tránh bệnh hậu sản sau sinh hiệu quả nhất. 1. Cho con bú ngay sau sinh Cho trẻ bú ngay sau sinh sẽ giúp kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn, đồng thời trẻ cũng nhận được dinh dưỡng từ nguồn sữa non quý giá, bên cạnh đó còn giúp tử cung được hồi phục nhanh chóng. Cho trẻ bú sau sinh sẽ giúp tử cung hồi phục nhanh hơn vì tử cung sẽ co bóp đẩy dịch sản ra ngoài 2. Massage vùng bụng Sau sinh, mẹ vẫn thường có cảm giác đau tức phần tử cung, đôi khi là co thắt mạnh. Đây là phản ứng bình thường do tử cung đang co bóp để đẩy sản dịch ra bên ngoài để hồi phục trở lại như trước khi sinh. Khi này, mẹ bầu có thể nhờ ai đó massage nhẹ nhàng vùng bụng, nơi gò để giảm đau và giúp cho các mạch máu vùng bụng được lưu thông. 3. Dùng nước muối ấm vệ sinh vùng kín Để tránh lây nhiễm vi khuẩn vùng kín, hằng ngày mẹ phải chăm sóc vùng kín sạch sẽ bằng nước muối ấm. Mẹ nên rửa đều đặn bằng nước muối ấm trong tháng đầu tiên sau sinh. Ngoài ra, mẹ có thể dùng dung dịch vệ sinh để rửa sạch vùng kín. Mẹ nên chọn quần lót có chất liệu mềm, thông thoáng. Bên cạnh phòng tránh nhiễm trùng, giữ gìn vệ sinh vùng kín còn giúp vùng kín mau lành. 4. Nên ngủ nhiều sau khi sinh Trong những tháng ở cữ, mẹ bầu thường được khuyên nên ngủ nhiều sau sinh để lấy lại sức. Nghỉ ngơi đầy đủ, chăm sóc giấc ngủ là việc cần thiết giúp mẹ có sức để chăm con, hạn chế trầm cảm sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy được thư giãn, từ đó nhanh chóng hồi phục. Những việc mẹ cần tránh 1.Nhịn tiểu sau sinh Nhịn tiểu sau sinh là điều vô cùng nguy hiểm với mẹ bầu cũng như làm chậm thời gian hồi phục sau sinh. Bởi vì điều này có thể gây nhiễm trùng, gây đau tức, mất phản xạ đi tiểu tự nhiên. Với các mẹ sinh thường, sau sinh khoảng 30 phút nếu mẹ buồn tiểu phải đi tiểu ngay. Mẹ sinh mổ có thể tiểu ngay khi bỏ ống thông tiểu. 2. Vận động mạnh Nhiều mẹ thường có thói quen làm việc nhà hoặc vận động quá mạnh sau sinh. Tuy nhiên điều này là vô cùng nguy hiểm vì có thể dẫn đến tai biến, sa tử cung. Mẹ cần được nghi ngơi hợp lý và tránh làm việc nặng. Tuy nhiên, một số bài tập vận động nhẹ nhàng thực sự rất cần thiết để giúp mẹ nhanh chóng hồi phục vì có tác dụng lưu thông khí huyết, thư giãn gân cốt. 4.Kiêng nước quá lâu Nhiều mẹ cho rằng, kiêng nước là cách kiêng cữ sau sinh khoa học và tốt nhất. Tuy nhiên, nếu kiêng nước quá lâu thì không tốt chút nào. Mẹ cần tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày để phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn hoặc sản. Tắm gội sạch sẽ giúp làm sạch da, loại bỏ các tế bào chết, bụi bẩn bám trên da, máu lưu thông tốt hơn và điều này còn đem lại hiệu quả thư giãn. Nhưng mẹ cần tránh không ngâm trong nước quá lâu và phải tắm nơi kín gió. Một số thông tin trên đây hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ bệnh hậu sản và cách phòng ngừa hậu sản sau sinh hiệu quả. Có thể hiểu đơn giản là các căn bệnh trong 3 tháng đầu sau sinh. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng nặng nề về thể chất và tinh thần. Mẹ nên lưu ý những điều nên làm và cần tránh trên đây để phòng bệnh thật tốt nhất nhé! Cảnh báo nguy cơ ‘đẻ mổ’ với mẹ và bé http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/06/Ji4czTQWgP-480x360.jpg
Từ khóa » Hậu Sản Sau Sinh Webtretho
-
Hậu Sản - Webtretho
-
Hậu Sản Sau Sinh - Webtretho
-
Ai Có Cách Chữa Bệnh Hậu Sản Mòn Giúp Mình Với - Webtretho
-
Những Sai Lầm Khiến Mẹ Sau Sinh Mắc Bệnh Hậu Sản, Ngày Càng ...
-
Kinh Nghiệm Chống Hậu Sản Sau Khi Sinh! - Webtretho
-
Hậu Sản Là Gì? - Webtretho
-
Cách Chữa Hậu Sản Sau Sinh - Webtretho
-
Nhận Biết Dấu Hiệu 4 Bệnh Hậu Sản Chết Người, Cứu Sống Hàng Trăm ...
-
Ai Có Cách Chữa Bệnh Hậu Sản Mòn Giúp Mình Với Part 1 - Webtretho
-
Y Học Thường Thức - Giúp Chị Em Phòng Hậu Sản Sau Sinh
-
Sinh Mổ Bao Lâu Thì Quan Hệ được để đảm Bảo Sức Khỏe Cho Mẹ?
-
Bệnh Hậu Sản Là Gì? 5 Vấn đề Thường Gặp ở Phụ Nữ Sau Sinh
-
[Webtretho] Sinh Mổ Bao Lâu Thì Quan Hệ được? Có ảnh Hưởng Gì ...
-
Vết Khâu Sau Sinh Bị Hở Có đáng Ngại? | Vinmec