Nhận Biết Dấu Hiệu 4 Bệnh Hậu Sản Chết Người, Cứu Sống Hàng Trăm ...
Có thể bạn quan tâm
Sau sinh, bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải trải qua thời kỳ hậu sản. Việc chăm sóc sức khỏe cho người mẹ trong thời gian này rất quan trọng để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. Tất tần tật những vấn đề về hậu sản sẽ được giải đáp trong bài viết này. Thiên chức lớn lao của người phụ nữ là được làm mẹ. Dẫu chịu nhiều đau đớn, vất vả nhưng vẫn không thể sánh được niềm hạnh phúc được ôm trọn đứa con thơ vào lòng. Kiêng cữ trăm bề thời kỳ mang thai, vắt kiệt sức trong ca vượt cạn. Nhưng tất cả đâu chỉ có thế! Sau sinh là khoảng thời gian có sự biến động lớn về cả thể chất và tâm lý của người mẹ. Một trong những nỗi lo phải đối mặt là hậu sản. Vậy, hậu sản là gì? Hậu sản - nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết Hậu sản là khoảng thời gian 4 - 6 tuần đầu sau khi sinh em bé. Các căn bệnh xuất hiện trong khoảng thời gian này được gọi là bệnh hậu sản. Tỷ lệ phụ nữ sau sinh mắc hậu sản khoảng 15 - 20%. Nếu người mẹ chăm sóc sức khỏe không tốt dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn. Thể trạng và tâm lý của người mẹ không tốt là các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến các bệnh hậu sản. Sự xuất hiện của một thành viên mới dù được báo trước nhưng các mẹ vẫn không sao đối mặt được sự thay đổi lớn trong cuộc đời mình. Và thật khủng khiếp hơn, nếu người phụ nữ phải tự mình chăm con. Tất cả các vấn đề nảy sinh trong giai đoạn này khiến người phụ nữ thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, mất ngủ. Tình trạng kéo dài gây suy nhược về thể chất và tinh thần. Người mẹ thường xuyên lo lắng, buồn phiền, dễ cáu gắt, xúc động,...là những dấu hiệu cảnh báo mẹ bị hậu sản: - Thường xuyên căng thẳng, áp lực, chán nản trong cuộc sống; - Dễ xúc động, mau nước mắt; - Cảm thấy gần như bị kiệt sức; - Tâm trạng lo âu, sợ hãi; - Chỉ muốn ở nhà một mình, không muốn gặp ai; - Ăn không ngon hoặc chẳng muốn ăn gì. Nhận biết các căn bệnh hậu sản thường gặp 1. Băng huyết sau sinh Băng huyết sau sinh là một trong các tai biến sản khoa nguy hiểm nhất và cũng là nỗi ám ảnh lớn nhất của phụ nữ. Thông thường, biến chứng này xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Hậu quả nghiêm trọng nhất là gây tử vong nếu sản phụ không được cấp cứu kịp thời. Dấu hiệu nhận biết băng huyết sau sinh: máu ra nhiều, khó cầm máu, da xanh nhợt nhạt, huyết áp giảm nhanh, choáng váng, tay chân lạnh, mồ hôi đổ nhiều. Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh: tử cung yếu do sinh đẻ nhiều lần, nhiễm khuẩn ối, chuyển dạ kéo dài, đẻ nhanh, sản phụ bị u xơ tử cung, tử cung dị dạng, sản phụ bị thiếu máu, suy nhược, cao huyết áp, nhiễm độc thai nghén, sót rau trong cổ tử cung, 2. Nhiễm khuẩn hậu sản Nhiễm khuẩn hậu sản do viêm nhiễm vùng kín và xâm nhập vào cơ thể mẹ thông qua đường âm đạo, cổ tử cung hoặc các tổn thương vùng kín do lây nhiễm từ dụng cụ sinh đẻ. Bệnh nhiễm khuẩn hậu sản có các dạng: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, nhiễm khuẩn khuyết,viêm phần phụ, dây chằng rộng, viêm tĩnh mạch. Nhiễm khuẩn hậu sản có thể nhận biết qua các triệu chứng: sốt nhẹ, sưng chỗ viêm, dịch tiết có mùi hôi, ăn ít, mệt mỏi. Triệu chứng nặng hơn, mẹ có thể bị sốt cao, hạ huyết áp, rét run,... 3. Sản giật sau sinh Sản giật sau sinh là một biến chứng nguy hiểm mà bà đẻ có nguy cơ gặp phải trong những ngày đầu sau sinh. Các dấu hiệu nhận biết ban đầu là buồn nôn, đau đầu, co giật, phù nề, ù tế. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng, mẹ phải đến viện kiểm tra ngay để phòng biến chứng nguy hiểm. 4. Bế sản dịch sau sinh Sản dịch là phần dịch chảy ra ngoài từ đường tử cung và đường sinh dục trong những ngay đầu tiên sau sinh. 3 ngày đầu, sản dịch có màu đỏ sẫm bao gồm máu loãng và máu cục nhỏ. Ngày 4 - 8 sau sinh, sản dịch loãng hơn có màu lờ lờ, do lúc này chủ yếu là chất nhầy lẫn với một ít máu. Từ ngày 9, sản dịch chỉ là một dịch có màu trắng, không còn máu. Sản dịch thời kỳ hậu sản là hiện tượng bình thường, kéo dài 2 - 3 tuần. Tuy nhiên, sản dịch kéo dài đến tận 30 - 45 ngày, đây có thể dấu hiệu cảnh báo bệnh bế sản dịch sau sinh hoặc các bệnh liên quan đến tử cung. Các dấu hiệu nhận biết: sau 6 tuần, sản dịch vẫn còn kèm theo mùi hôi, mẹ có triệu chứng đau bụng, sốt,... Cách phòng tránhcác bệnh hậu sản Sau sinh, thể trạng của phụ nữ rất yếu. Các cơ quan trong cơ thể cũng phải làm việc để hồi phục lại sức khỏe sau một hành trình vượt cạn gần như kiệt sức. Việc chăm sóc tinh thần và sức khỏe của người phụ nữ sau sinh cần đặc biệt chú ý để phòng tránh các bệnh hậu sản. - Trong những giờ đầu sau sinh, mẹ cần theo dõi tình trạng cơ thể để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường; - Trong 3 ngày đầu tiên, người mẹ cần được theo dõi các vấn đề sức khỏe như huyết áp, sốc, lượng nước tiểu, sự co tử cung, màu, mùi, lượng sản dịch; - Chế độ dinh dưỡng đủ chất, đa dạng các nguồn thực phẩm để giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe và đảm bảo đủ lượng sữa cho con bú; - Trong thời gian ở cữ, mẹ cần kiêng nước lạnh, dùng nước nóng để tắm và gội đầu; - Trong thời kỳ hậu sản, mẹ tránh quan hệ để ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh vấn đề chăm sóc sức khỏe, người mẹ cần giữ tinh thần tốt. Người mẹ nên chủ động chia sẻ những khó khăn, áp lực mà mình trải qua để giải toán tâm lý. Vấn đề chăm sóc tinh thần cho phụ nữ sau sinh không chỉ ở bản thân người mẹ, người thân trong gia đình cũng có một phần trách nhiệm. Chồng nên san sẽ trách nhiệm chăm con, phụ vợ công việc nhà, thường xuyên quan tâm, chia sẻ cảm xúc cùng vợ,....
Từ khóa » Hậu Sản Sau Sinh Webtretho
-
Hậu Sản - Webtretho
-
Hậu Sản Sau Sinh - Webtretho
-
Ai Có Cách Chữa Bệnh Hậu Sản Mòn Giúp Mình Với - Webtretho
-
Hậu Sản Là Gì? Quy Tắc 4 Nên 3 Tránh Sau Hậu Sản Giúp Mẹ Tránh Bệnh
-
Những Sai Lầm Khiến Mẹ Sau Sinh Mắc Bệnh Hậu Sản, Ngày Càng ...
-
Kinh Nghiệm Chống Hậu Sản Sau Khi Sinh! - Webtretho
-
Hậu Sản Là Gì? - Webtretho
-
Cách Chữa Hậu Sản Sau Sinh - Webtretho
-
Ai Có Cách Chữa Bệnh Hậu Sản Mòn Giúp Mình Với Part 1 - Webtretho
-
Y Học Thường Thức - Giúp Chị Em Phòng Hậu Sản Sau Sinh
-
Sinh Mổ Bao Lâu Thì Quan Hệ được để đảm Bảo Sức Khỏe Cho Mẹ?
-
Bệnh Hậu Sản Là Gì? 5 Vấn đề Thường Gặp ở Phụ Nữ Sau Sinh
-
[Webtretho] Sinh Mổ Bao Lâu Thì Quan Hệ được? Có ảnh Hưởng Gì ...
-
Vết Khâu Sau Sinh Bị Hở Có đáng Ngại? | Vinmec